Xe tăng thần tốc
Ngày 30-4-1975, chiếc xe tăng T54 số hiệu 843 thuộc Đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 đã trở thành chiếc xe đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Lượn tránh chướng ngại vật, đang tốc độ cao nên xe 843 hơi lệch sang trái so với cổng chính, chưa kịp lấy lại hướng thật chính xác thì đã húc vào cổng dinh, băng xích bên phải thúc vào làm một cánh cổng đổ nghiêng xuống, cánh cổng bên kia cũng mở ra, băng xích bên trái đâm vào trụ cổng, chiếc xe khựng lại… Đúng lúc ấy xe 390 đã đến trước cổng dinh và húc đổ cổng chính lao vào trong dinh.
Cố Đại tá Bùi Quang Thận trong bức ảnh lịch sử đang cầm lá cờ từ xe 843 tiến vào Dinh Độc Lập
Video đang HOT
Lúc này Đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã tháo được lá cờ trên xe 843 và nhảy xuống chạy thẳng vào trong dinh, băng qua thảm cỏ, cạnh xe 390 về phía cửa chính, thấp thoáng một vài phóng viên nước ngoài đang tác nghiệp ở phía trước… Cho tới lúc này xe 843 mới lao vào và cho xe chạy song song với xe 390. Cả hai xe lao sát đến tiền sảnh dinh thì dừng lại. Đại đội trưởng Thận cầm lá cờ chạy lên bậc tam cấp và khuất dạng sau cánh cửa.
Chính trị viên Toàn trên xe 390 cũng nhanh chóng ra khỏi vị trí trưởng xe và chạy theo Đại đội trưởng Thận. Trong quá trình chiến đấu, xe tăng T54 số hiệu 843 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc và quyết thắng”. Từ ngày 26 đến 29-4-1975, xe tăng 843 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Nước Trong. Ngày 30-4-1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh xe tăng 843 luôn dẫn đầu đội hình binh đoàn, phá vỡ các tuyến phòng thủ của địch góp phần cùng quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cũng như xe tăng T59 số hiệu 390, xe tăng T54 số hiệu 843 đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh. Hiện xe đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Theo ANTD
Xe tăng 390 được công nhận là bảo vật quốc gia
Sáng 9-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Tăng thiết giáp tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xe tăng 390 tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975là bảo vật quốc gia.
Đúng10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, xe tăng 390 thuộc đại đội 4- Lữ đoàn 203, quân đoàn 2 đã húc đổ cổng dinh Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn tạo nên biểu tượng chiến thắng của cuộc kháng chiến giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Xe tăng 390 vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15-5-1975 tại Sài Gòn, rồi tiếp tục tham gia làm nhiệm vụ tại Huế, Đà Nẵng.
Chiếc xe tăng 390 biểu tượng chiến thắng của Bộ đội Cụ Hồ và lực lượng tăng- thiết giáp
Năm 1978. Sau đó, xe tăng 390 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia. Xe tăng 390 trở thành biểu tượng chiến thắng của Bộ đội Cụ Hồ và lực lượng tăng-thiết giáp.
Ngày 1-10-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận xe tăng 390 là bảo vật quốc gia.
Cùng với xe tăng 390, Quân đội nhân dân Việt Nam có thêm 4 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia là: Pháo phòng không 37mm, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên phủ, chiếc máy bay MIG-21 số hiệu 5121, đã từng tham gia chiến dịch "Điện Biên phủ trên không" năm 1972, xe tăng T-54B số hiệu 843 và cuốn sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh".
Theo ANTD
Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo...