Xe tăng Israel ‘rút kinh nghiệm’ từ cuộc xung đột ở Ukraine
Các xe tăng mà Israel đang triển khai dọc biên giới Gaza để sẵn sàng cho chiến dịch trên bộ đã được áp dụng những bài học từ những kinh nghiệm rút ra trong xung đột Nga – Ukraine.
Hình ảnh xe tăng Israel được trang bị “mái vòm” trên nóc được lan truyền khi hàng nghìn binh sĩ nước này tập trung tại biên giới với Gaza. Ảnh: Anadolu Agency
Theo tờ Telegraph (Anh) mới đây, xe tăng của Israel đã được lắp đặt thêm “vòm sắt” để bảo vệ trước các cuộc tấn công của máy bay không người lái thả đạn cối nhỏ theo chiến thuật được sử dụng ở Ukraine.
Những chiếc “vòm kim loại” giống như lớp áo giáp gắn trên nóc xe tăng được lực lượng Nga và Ukraine sử dụng để chặn đạn cối thường được thả bởi các máy bay không người lái nhằm vào nắp mở hoặc vào các điểm yếu của xe tăng.
Lực lượng Hamas đã triển khai chiến thuật sử dụng máy bay không người lái tương tự như chiến thuật được áp dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine khi vô hiệu hóa các tháp quan sát trong cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10.
Cả Nga và Ukraine thường sử dụng máy bay không người lái để thả đạn cối hoặc lựu đạn vào thân xe tăng đối phương nhằm tiêu diệt chúng.
Những chiếc “vòm sắt” đã xuất hiện trên xe tăng Challenger 2 do Anh viện trợ cho Kiev, một dấu hiệu cho thấy ngay cả những phương tiện bọc thép hạng nặng, hiện đại và uy lực nhất cũng cần được bảo vệ thêm.
Video đang HOT
Hình ảnh xe tăng Israel được trang bị lớp lưới sắt gắn trên nóc xe được lan truyền khi hàng nghìn binh sĩ nước này tập trung tại biên giới với Gaza trước một chiến dịch trên bộ tiềm tàng.
Israel đã huy động khoảng 360.000 quân trước cuộc tấn công trên bộ dự kiến nhằm tiêu diệt các tay súng Hamas người Palestine trú ấn ở Dải Gaza.
Tháng trước Israel đã trình làng xe tăng Merkava Mk4 Barak mà Bộ Quốc phòng nước này cho biết là một trong những loại xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Các chuyên gia quân sự cho rằng những chiếc xe tăng này nằm trong số những phương tiện được tập trung ở biên giới với Gaza, được trang bị cái gọi là “vòm sắt”.
Anh tăng tốc chương trình xe tăng Challenger 3 để đưa vào phục vụ
Anh đang đẩy nhanh đưa xe tăng Challenger 3 vào sử dụng trong bối cảnh xuất hiện thông tin Nga phá hủy xe tăng Challenger 2 đầu tiên mà nước này viện trợ cho Ukraine.
Xe tăng Challenger 3 của Anh. Ảnh: RBSL
Theo Trung tâm Quân sự Ukraine (mil.in.ua), xe tăng Challenger 3 sẽ được Anh đưa vào sử dụng vào năm 2025, thay vì dự kiến ban đầu là năm 2027. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của đội Anh.
Hiện tại, lô thân xe tăng Challenger 2 đầu tiên đang được nâng cấp lên cấp độ Challenger 3, sau đó một tháp pháo mới với pháo L55A1 120 mm của Đức sẽ được lắp trên thân xe tăng.
Việc sản xuất các tháp pháo mới, vốn được bắt đầu với việc ra mắt chính thức chương trình Challenger 3 nâng cấp vào ngày 24/3/2022, diễn ra tại Armstrong Works ở Newcastle.
Trung đoàn xe tăng Hoàng gia Anh dự kiến sẽ nhận chiếc Challenger 3 đầu tiên vào đầu năm 2025. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch nâng cấp 147 xe tăng.
Việc nâng cấp sẽ diễn ra tại cơ sở mới của Rheinmetall BAE Systems Land (RBSL) ở Telford, nơi chuyên sản xuất xe chiến đấu bọc thép Boxer, xe tăng Challenger 3 và các loại xe bọc thép khác. Nhà máy hiện đang sản xuất xe chiến đấu bọc thép Boxer. Chiếc đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Anh vào ngày 12/7/2023.
Chi phí của chương trình Challenger 3 ước tính khoảng 1,2 tỷ USD và chi phí cho một chiếc xe tăng là 5 triệu USD.
Xe tăng Challenger 3 sẽ sử dụng thân của xe tăng Challenger 2 và sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa chuyên sâu, đặc biệt là vỏ sẽ được nâng cấp từ lớp giáp Chobham/Dorchester sang lớp giáp Epsom/Farnham mới, cải thiện khả năng phòng thủ trên chiến trường.
Như đã đề cập ở trên, việc sản xuất tháp pháo mới được tiến hành tại Armstrong Works. Tháp pháo sẽ có một số thay đổi về cấu trúc, chẳng hạn như phần phía sau mở rộng để chứa đạn từ khoang chiến đấu của xe tăng.
Giống như thân xe, tháp pháo được trang bị lớp giáp EPSON mới. Challenger 3 được trang bị pháo nòng trơn L55A1 120mm của Đức, cho phép xe tăng có thể sử dụng loại đạn tiên tiến toàn cầu, từ đó tăng cường hỏa lực.
Chỉ huy xe tăng Challenger 3 sẽ được sử dụng một loại ống ngắm mới giúp nâng cao khả năng nhắm mục tiêu trong cả hoạt động ban ngày và ban đêm.
Ngoài ra, Challenger 3 còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động (APS), giúp xe tăng phát hiện và vô hiệu hóa các mối đe dọa ngay trước khi có nguy cơ bị tấn công.
Hơn nữa, tính linh hoạt của Challenger 3 còn mở rộng đến tháp pháo, có thể dễ dàng lắp vào xe tăng của lực lượng đồng minh và các đối tác toàn cầu. Khả năng cơ động của xe tăng sẽ được tăng cường đáng kể thông qua động cơ nâng cấp và hệ thống mới.
Một chiếc xe tăng Challenger 2 của Anh viện trợ cho Ukraine đã bị các lực lượng Nga phá hủy. Ảnh: mil.in.ua
Trước đó ngày 5/9 vừa qua, Anh xác nhận rằng lực lượng Nga đã phá hủy thành công một trong 14 xe tăng Challenger 2 do London viện trợ cho Kiev. Vụ việc xảy ra gần Robotyne ở Zaporizhzhia.
Challenger 2 bị tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet (ATGM) của Nga tiêu diệt. Tên lửa Kornet có tầm bắn đáng kể, với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 5,5 km và được thiết kế để xuyên thủng lớp giáp xe tăng hiện đại, gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực như Leopard (Đức), Challenger (Anh) và M1A1 Abrams của Mỹ.
Challenger 2, được đưa vào phục vụ trong quân đội Anh năm 1998, hiện đang trải qua chương trình kéo dài tuổi thọ để kéo dài thời gian phục vụ cho đến năm 2035. Nhờ hiệu quả trong chiến đấu, xe tăng này đã đóng vai trò trong nhiều cuộc xung đột khác nhau, bao gồm cả các hoạt động ở Iraq.
Ukraine chịu áp lực từ phương Tây về các điều kiện viện trợ vũ khí Để tiếp tục nhận viện trợ quân sự từ các nước phương Tây, Kiev phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do những nước ủng hộ Ukraine đặt ra. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko thảo luận với đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc về về hỗ trợ tài chính cho Kiev. Ảnh: ukrinform.net Theo bình luận của tờ báo...