Xe tải Trung Quốc kém chất lượng ồ ạt vào Việt Nam
Xe tải giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng đột biến và tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, qua kiểm định, chất lượng của nhiều lô hàng đều có vấn đề. Thậm chí có không ít doanh nghiệp đã bị tái xuất phương tiện.
Kiểm tra chất lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc tại một doanh nghiệp ở Hà Nội (Ảnh: Huy Lộc)
Việc doanh nghiệp đặt hàng từ Trung Quốc sản xuất xe tải theo mẫu riêng vừa gây tốn kém chi phí tái xuất, thử nghiệm lại chất lượng, vừa khiến người mua tốn kém đủ đường do phải sửa đi chữa lại nhiều lần mới đủ tiêu chuẩn chất lượng đăng kiểm định kỳ.
Tăng vọt xe nhập khẩu từ Trung Quốc
Thời gian qua, xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường nội địa gồm đủ các chủng loại, từ xe tải có thùng, xe sát xi (không thùng), đến xe đầu kéo.
Theo số liệu của cơ quan quản lý nhập khẩu, chỉ tính riêng xe tải thùng, nếu như cùng thời gian này năm trước, mỗi tháng chỉ có khoảng hơn 20 xe được nhập khẩu thì nay đã tăng vọt lên 200 – 300 xe/tháng. Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng số xe nhập khẩu từ Trung Quốc đã lên tới hơn 2.000 chiếc, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Một trong những lý do xe tải Trung Quốc ngày càng tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa là giá thành rẻ, thời gian khấu hao nhanh hơn so với xe của Hàn Quốc, Nhật Bản. Mẫu mã xe Trung Quốc không thua kém nhiều so với xe của các nước này. Đơn cử, cùng là xe đầu kéo, loại xe nhập khẩu từ Trung Quốc có giá bán 1,1 – 1,2 tỷ đồng/chiếc, trong khi xe của Hàn Quốc có giá lên tới 1,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong 4 tháng đầu năm 2014, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với năm ngoái
Không đạt yêu cầu kiểm định ngay từ đầu
Tuy nhiên, về chất lượng, xe nhập khẩu từ Trung Quốc còn nhiều điều đáng bàn. Ghi nhận của PV Báo Giao thông qua đợt thực tế cùng Cục Đăng kiểm VN kiểm định xe cơ giới nhập khẩu cho thấy hàng chục xe không đạt yêu cầu kiểm định ngay từ đầu. Đơn cử lô xe đầu kéo khoảng hơn 10 chiếc mang nhãn hiệu C., do doanh nghiệp H. ở Hà Nội nhập khẩu, khi cân ngẫu nhiên một xe mẫu có số khung là LZ 42.., đăng kiểm viên cho biết, tải trọng trục có sai số lớn hơn nhiều so với thông số trên hồ sơ và thông số được nhà sản xuất Trung Quốc công bố trên trang mạng chính thức.
Tiếp tục kiểm tra một xe khác, cũng cho thấy tải trọng sai khác với cả hồ sơ khai báo nhập khẩu và chiếc xe vừa kiểm tra. Thậm chí, đến chiếc thứ 3 cũng cho ra kết quả khác. Đáng nói hơn, đối chiếu giữa kết quả kiểm tra thực tế và các thông số ghi trên hồ sơ do nhà nhập khẩu cung cấp, sai khác càng lớn.
Tương tự, khi kiểm định lô xe đầu kéo nhãn hiệu S. gồm 5 chiếc của công ty N., dù xe mới vận hành từ cửa khẩu Lạng Sơn về Hà Nội, nhưng trong lần thử đầu tiên, có tới hai chiếc có kiểu loại động cơ khác với ba chiếc còn lại. Với lô xe này, cơ quan đăng kiểm phải đối chiếu lại các dữ liệu hồ sơ trước khi đưa ra kết luận.
Không ai dám ký bảo đảm chất lượng
Ông Từ Việt Dũng- Đăng kiểm viên xe cơ giới nhập khẩu (Cục Đăng kiểm VN) cho biết, nguyên nhân hiện tượng thông số kỹ thuật của xe khác với hồ sơ có thể do từ nhà sản xuất Trung Quốc. Cũng không loại trừ nguyên nhân doanh nghiệp trong nước đặt hàng theo yêu cầu với giá thành rẻ, dẫn đến xe không đảm bảo chất lượng.
“Để đáp ứng yêu cầu khách hàng, các doanh nghiệp nhập khẩu đặt hàng đã đưa ra yêu cầu riêng nên dẫn đến thông số kỹ thuật không giống nhau giữa các lô xe. Điều này dẫn đến thùng hàng hoặc động cơ khác nhau. Một số trường hợp xe nhập khẩu có kết cấu động cơ không thỏa mãn với báo cáo thử nghiệm khí thải của loại động cơ đó”. Ông Đào Xuân Hải Phó trưởng Phòng Chất lượng xe cơ giới
(Cục Đăng kiểm VN)
Số liệu cung cấp của Phòng Chất lượng xe cơ giới nhập khẩu (Cục Đăng kiểm VN) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2014 có 8 doanh nghiệp bị thông báo không đạt yêu cầu kiểm định xe nhập khẩu. Cục đã yêu cầu 3 công ty là Thịnh Cường, Khánh Vy và Hoàn Cầu Granite tái xuất phương tiện.
“Có trường hợp khi chúng tôi kiểm định phát hiện động cơ xe không đạt đã yêu cầu đại diện công ty ký xác nhận vào biên bản kiểm nghiệm, nhưng do sợ trách nhiệm nên không ai ký. Tổ công tác lại phải lập biên bản về việc họ không ký nhận”- ông Dũng nói.
Còn ông Tạ Hữu Diễn – Giám đốc Công ty CP Thu Ngân cho biết, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu xe Trung Quốc, với đủ các loại. Nguyên nhân của tình trạng cùng một lô xe nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau có thể do doanh nghiệp đặt hàng theo tiêu chí nào đó để đáp ứng yêu cầu của người mua.
Theo Huy Lộc
Giao thông vận tải
Hàng loạt vi phạm trên xe khách giường nằm
Chỉ trong vòng nửa tháng cao điểm thanh tra việc chấp hành quy chuẩn xe khách giường nằm trên toàn quốc, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm như thiếu thiết bị an toàn, tự ý hoán cải, lắp đặt thêm giường không đúng quy định...
Trọng tâm của xe khách giường nằm khi hoán cải có đảm bảo?
Hoán cải xe khách giường nằm
Trong nửa tháng (từ 10 đến 25-3), lực lượng thanh tra GTVT đã thực hiện 445 cuộc thanh tra tại 57 tỉnh, thành trên cả nước, kiểm tra hơn 2.800 xe khách giường nằm. Kết quả cho thấy, trong số 2.800 phương tiện đã phát hiện trên 1.200 lỗi vi phạm, chủ yếu như thiếu dây an toàn, thiếu búa thoát hiểm, lắp thêm ghế, giường nằm, tháo bỏ ghế, giường để chở hàng.... Nhận xét về đợt kiểm tra này, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, nhìn chung các doanh nghiệp vận tải đã ý thức và nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vận tải cố tình vi phạm. Trong số các tỉnh có xe vi phạm thì số xe khách gường nằm của TP.HCM và Thanh Hóa là nhiều hơn cả.
Cụ thể, kiểm tra 414 xe khách giường nằm tại TP.HCM, đoàn thanh tra phát hiện tới 320 lỗi như, 94 trường hợp thiếu dây an toàn, 20 trường hợp tháo bỏ ghế ngồi để chở hàng, 18 trường hợp lắp thêm giường nằm, 47 trường hợp không có bình cứu hỏa, 66 trường hợp thiếu búa thoát hiểm...
Qua kết quả thanh kiểm tra, Thanh tra Bộ đề đạt Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ cần sớm bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động của xe khách như không có dây an toàn cho hành khách hoặc có nhưng không hoạt động theo quy định; tháo ghế ngồi để cải tạo giường nằm; có trang bị bình cứu hỏa nhưng không hoạt động hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; không có hoặc thiếu búa phá cửa khi gặp sự cố. "Các xe khách cần bổ sung túi cứu thương phòng trường hợp khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt, các bến xe bắt buộc kiểm tra việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện chở khách trước khi xuất bến", ông Nguyễn Văn Huyện kiến nghị.
Ngoài ra, Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm yêu cầu các đơn vị đăng kiểm chỉ tiến hành đăng kiểm phương tiện khi các xe đã khắc phục những thay đổi về kết cấu không đúng quy định. Trong trường hợp có hiện tượng tự ý thay đổi cấu tạo của khung giường như cắt, khoan, hàn hay bắt vít để lắp đặt thêm giường nằm không đúng quy đinh thì đơn vị đăng kiểm phải yêu cầu chủ xe, lái xe thay thế khung giường đã thay đổi cấu tạo, không cho phép khắc phục tạm thời như cắt, mài, hàn lại để tránh tình trạng tái phạm khi ra khỏi trạm Đăng kiểm.
Nghi ngờ trọng tâm xe giường nằm hoán cải
Ông Nguyễn Minh Cương, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhìn nhận, qua kiểm tra tại hơn 30 Trung tâm đăng kiểm thời gian qua cho thấy, rất nhiều phương tiện khi vào khám xe vẫn để các cọc chờ để lắp thêm giường, ghế. "Qua kiểm tra tại các trung tâm đăng kiểm, không có trường hợp nào lắp thêm giường, ghế. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế ngoài hiện trường lại phát hiện vi phạm này. Tình trạng lắp thêm giường, ghế ở các xe khách giữa hai kỳ đăng kiểm đã và đang tồn tại. Lái xe đã tháo bỏ ghế, giường khi vào đăng kiểm và khi lưu thông lại lắp vào để chở thêm khách", ông Nguyễn Minh Cương phản ánh. Bởi vậy, để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho rằng, cần sự phối hợp, xử lý của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thanh, kiểm tra trên đường. Bên cạnh đó, với những phương tiện vẫn để cọc chờ lắp thêm giường, ghế, ông Nguyễn Minh Cương khẳng định, sẽ đề nghị các Trung tâm đăng kiểm buộc chủ xe phải tự tháo bỏ mới cho khám xe.
Liên quan đến tình trạng hoán cải xe khách giường nằm đã và đang diễn ra bấy lâu, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, với xe giường nằm, trừ xe của hãng Hoàng Long có thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, còn lại phần lớn là lắp ráp, hoán cải từ xe ghế ngồi thành giường nằm. Do đó, các tiêu chuẩn của loại phương tiện cũng bị cải biên nên nhiều nhà xe cố "gọt chân cho vừa giày" và không ít trường hợp vẫn "lọt" qua cửa đăng kiểm. "Tôi rất thiếu tin tưởng vào trọng tâm của các loại xe giường nằm được hoán cải khi vào cua hoặc chạy đường đồi núi, đèo cao. Nếu lái xe tay nghề không vững lại thêm yếu tố lạ đường thì rất nguy hiểm," ông Bùi Danh Liên bày tỏ.
Để đảm bảo an toàn cho loại xe giường nằm, các nước trên thế giới đã đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ về: quản lý lái xe, thời gian lái xe, yêu cầu hành khách sử dụng dây đai an toàn khi đi xe... Ngoài ra, còn có khuyến nghị hạn chế việc vận hành xe vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2-5h sáng để hạn chế khả năng bị buồn ngủ hoặc phản ứng chậm, không tỉnh táo của người lái; sử dụng lái xe có kinh nghiệm và quen đường để lái xe khách trên các tuyến đường dài.
Theo ANTD
Thanh tra các trạm cân, trung tâm đăng kiểm "Kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của lực lượng liên ngành tại các trạm cân và công tác kiểm soát tải trọng xe. Kiểm tra hiện trường trên các tuyến đường bộ và tại các đơn vị vận tải, xếp hàng, xe có dấu hiệu vi phạm tải trọng, hoán cải..." Đây là kế hoạch thanh tra vừa được Bộ GTVT...