Xe tải sụp ‘hố tử thần’ ngay chân cầu
Chiếc xe tải khi cua vào chân cầu Thị Nghè thì bất ngờ bánh sau bị sụp xuống hố và nghiêng hẳn xuống đường.
Khoảng 14h30, ngày 28/11 một chiếc xe tải nhẹ trong lúc đang lưu thông rẽ vào đầu cầu Thị Nghè để ra đường Trường Sa, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM bất ngờ bị sụp “hố tử thần” và phải nhờ sự trợ giúp của xe cẩu.
Sau đó ít lâu, một chiếc taxi khi lưu thông qua khu vực này cũng khiến 1 vị trí cách hố sụp trên 3m bị lõm xuống và có khả năng tạo thành hố sụp mới.
Video đang HOT
“Hố tử thần” xuất hiện ngay chân câu Thị Nghè
Được biết, tại khu vực xảy ra sự cố, những ngày nay, các công nhân của Công ty Thoát nước đô thị thành phố đang tiến hành vét, thông cống.
Nguyên nhân xe tải và taxi sụp hố là do hở mối nối đường ống thoát nước
Tại hiện trường, hố sụp có đường kính khoảng 0,8m, sâu gần 1m. Bên dưới nhiều công trình ngầm. “Hố tử thần” còn tạo thành hàm ếch khoét rộng ra hai bên với diện tích gần 5m. Phía đấy hố có nhiều nước chảy thành vũng.
Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được xác định là hở mối nối đường ống thoát nước bên dưới đường, làm rò gỉ nước làm trôi cát và khi gặp áp lực mạnh của xe cộ ở phía trên gây ra sụt hố.
Mai Vũ
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những điểm đen trên một chiếc cầu
Với chiều dài chỉ vài trăm mét, nhưng lâu nay cầu Thị Nghè (nối liền quận Bình Thạnh với quận 1) đã trở thành một trong những địa điểm phức tạp của thành phố. Cứ chiều đến, dọc hai bên thành cầu bị biến thành nơi mưu sinh của những người bán hoa tươi. Đồng thời, cây cầu này cũng là "bến đậu" của những cô gái ăn sương khi màn đêm buông xuống.
BÁM TRỤ ĐỂ MƯU SINH
Cách đây vài năm, cầu Thị Nghè đã trở thành một chợ hoa tươi di động, hoạt động rất nhộn nhịp. Vào các ngày rằm, mồng một đến các dịp lễ đặc biệt như lễ tình nhân, ngày quốc tế phụ nữ... nơi đây tập trung đông đúc khách mua hoa vì tiện lợi, không phải nhọc nhằn gửi xe vào chợ. Trước sự lộn xộn gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến trật tự giao thông trên tuyến đường, cơ quan chức năng đã vào cuộc. Những tấm biển "cấm tụ tập trên cầu" được dựng lên. Trước tình hình đó, một số người bán hoa phải trôi dạt đi nơi khác làm ăn. Tuy nhiên, vẫn còn vài người tiếp tục bám trụ để kiếm kế sinh nhai.
Chị Mỹ - một người bán hoa tươi ở khu vực này chia sẻ: "Dẫu biết rằng buôn bán trên cầu là sai, nhưng nhà tôi đã có ba đời sống bằng nghề này rồi, bỏ đi cũng không đặng. Không vốn liếng để thuê mướn mặt bằng nên tôi cũng chỉ còn cách ngồi bán ở ngoài đường, kiếm vài chục nghìn sống qua ngày". Gạt vội những giọt mồ hôi, chị liến thoắng mời chào khách đi đường mua hoa. Sau một hồi lựa tới lựa lui, người khách đi chiếc SH sang trọng bĩu môi: hoa không tươi, rồi rồ ga chạy thẳng. Nhìn theo khách, chị Mỹ buồn bã lẩm bẩm: "Cả ngày phơi nắng như tôi đây còn không tươi nổi, huống gì là hoa?". Chúng tôi nhìn chị với ánh mắt cảm thông và chia sẻ khi chị lôi từ trong bịch ni-lông cũ kĩ những đồng tiền nhàu nát thu được từ việc bán hoa. Nhờ số tiền đó, chị đã nuôi được hai đứa con gái vào đại học.
Rời tấm bạt bán hoa của chị Mỹ, chúng tôi đến một gánh hoa khác của Thanh - sinh viên ĐH Kinh tế TPHCM. Cô nữ sinh hớn hở khoe: "Ngày phụ nữ Việt Nam (20-10) vừa rồi, hoa tiêu thụ được, kiếm được kha khá". Khi nhận được tin trúng tuyển đại học, từ vùng quê nghèo Đức Phổ (Quảng Ngãi), Thanh vào TPHCM, thuê một căn phòng nhỏ xíu trong một con hẻm gần siêu thị điện máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh để ở cùng các bạn. Đi học về, không kịp nghỉ ngơi, Thanh lại đạp xe ra tận đầu mối hoa ở đường Hồ Thị Kỷ (Q10) hoặc Lãnh Binh Thăng (Q11) để mua về và tỉa tót, cắm hoa cho đẹp để bán. Theo lời kể của Thanh thì không phải đêm nào cũng bán được hàng. Nhiều đêm ế quá, Thanh đành mang cả giỏ hoa tươi về nhà, lòng nặng trĩu.
SAU ÁNH ĐÈN ĐÊM
Suốt nhiều năm qua, dọc hai bên thành cầu còn là nơi kiếm sống của nhiều cô gái ăn sương. Đa phần họ đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng đều có hoàn cảnh giống nhau: cái nghèo đeo bám. Ở đây có cả những thiếu nữ sớm ăn chơi đua đòi, cuối cùng phải bán thân để kiếm tiền đánh bạc, chơi đề và hút chích. Ông B. - một người chạy xe ôm trước Thảo cầm viên Sài Gòn nhận định: "Những cave đứng ở thành cầu phần lớn là gái già, trẻ hơn thì thuê xe tay ga chạy qua chạy lại để bắt khách".
Khi dân phòng chốt chặn ngay trên thành cầu, các cô gái "ăn sương" chuyển sang hình thức thuê xe máy chạy trên đường để dễ bề hoạt động, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, và cũng để dễ dàng gạ gẫm và mồi chài khách. Thấy công an, họ bỏ chạy tán loạn.
Dưới ánh đèn đường vàng vọt, chúng tôi trông thấy một số khách đi đường chếnh choáng hơi men, điều khiển xe từ từ theo các cô gái và trả giá. Nhiều cô gái trong số này từng có thâm niên ra, vào trường giáo dục nhân phẩm Thủ Đức. Dù trời đêm, nhưng khuôn mặt các cô vẫn lộ rõ dưới lớp phấn trắng bệch. Nếu đồng ý giá cả, gái bán dâm sẽ theo khách đến những phòng trọ giá rẻ gần đó.
Quanh khu vực này còn có các cô gái bán dâm "nhí" với trang phục mát mẻ vờn qua vờn lại ở hai đầu cầu, tìm khách từ tối cho đến rạng sáng. Được biết, đã có rất nhiều khách làng chơi đã phải "ôm cục tức" vì bị các cô gái này lừa phỉnh lấy hết bóp, ví tiền, thậm chí là cả xe máy, vì một phút "lên mây". Nhưng các quý ông không trình báo vì sợ... xấu hổ. Dù vậy, vẫn có nhiều khách làng chơi "đâm đầu" vào các cô gái "ăn sương" mà không hề bận tâm đến việc trong một phút bất cẩn, họ có thể bị lây, nhiễm bệnh HIV/AIDS.
Một cây cầu có đến hai đời hoa. Ai cũng có những lý giải cho số phận cuộc đời mình. Nhưng giữa hai phận đời là sự khác biệt rất lớn. Một bên kiếm sống bằng nghề lương thiện, còn bên kia lại trở thành gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm sao để trả lại vẻ mỹ quan, trật tự cho khu vực này? Câu hỏi rất cần được cơ quan chức năng sớm giải đáp.
Theo CATP
Thâm nhập phố "bán hoa" Mặc dù bị các cơ quan chức năng thường xuyên tém dẹp nhưng khi màn đêm buông xuống, một số tuyến đường của TPHCM đã trở thành nơi mua bán dâm, gây bức xúc trong dư luận. Trong vai khách làng chơi, phóng viên Báo CATP đã có mặt tại những tuyến đường ngập ngụa phấn son. NHỮNG CHIẾC BÓNG BÊN ĐƯỜNG Đồng...