Xe tải hạng nặng sắp bị tăng thuế nhập khẩu
Việc tăng thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xe tải nặng nhập khẩu hiện đang hưởng thuế suất 0%, sắp tới có thể bị đánh thuế lên mức 10%
Mới đây, trong văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội về một số nội dung sửa đổi tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Bộ Tài chính nêu quan điểm: “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có thể sản xuất lắp ráp được dòng xe tải nặng. Nhưng trong năm 2018, sản lượng lắp ráp xe tải đã sụt giảm khá lớn, mức thuế suất trung bình của bộ linh kiện nhập khẩu để lắp ráp xe tải trên 20 tấn đang được quy định là 5-7% trong khi thuế suất MFN của xe nguyên chiếc trên 45 tấn là 0%, nên doanh nghiệp lắp ráp xe tải trong nước khó cạnh tranh được với xe nhập khẩu”.
Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xe tải nguyên chiếc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên 10% – bằng với mức thuế suất cam kết WTO của chủng loại xe tải tự đổ trên 45 tấn.
Video đang HOT
Hiện nay, thị trường Việt Nam chỉ có 3 đơn vị có đủ điều kiện sản xuất lắp ráp nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn là THACO, HINO và TMT. Công suất lắp ráp của 3 doanh nghiệp trên đối với dòng nhóm xe tải nặng trên 45 tấn có thể đạt 2.000 xe/năm.
Số liệu thống kê của hải quan, năm 2018 mặt hàng xe tải hạng nặng (có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn) nhập khẩu nguyên chiếc đạt 117 chiếc, trị giá đạt 19 triệu USD. Lượng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 265 chiếc, trị giá 43,8 triệu USD – gấp 2 lần so với 2018, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn là dòng xe có công năng, cấu hình đơn giản hơn dòng xe trên 24 tấn mà đa số các doanh nghiệp trong nước đang lắp ráp.
Nhu cầu thực tế tại Việt Nam hiện đạt khoảng 500 – 700 xe/năm, chủ yếu là xe nhập khẩu với các thương hiệu (HOWO, BELAZ, VOLVO…) đến từ Trung Quốc, Thụy Điển, các nước Đông Âu.
Nguyên nhân khiến dòng xe này được nhập khẩu gần như 100% là do được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% (được quy định trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017), trong khi đó các doanh nghiệp trong nước nhập linh kiện về sản xuất lắp ráp với mức thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện bình quân 5,85%, điều này khiến xe sản xuất trong nước không thể cạnh tranh.
Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng đề xuất tăng thuế nhập khẩu của nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên tối thiểu 50%.
Theo Giaothong
Tập đoàn Tan Chong bắt tay SAIC Motor (Trung Quốc) để sản xuất và phân phối ô tô tại Việt Nam
Tan Chong Motor Holdings vừa ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất ôtô Trung Quốc là SAIC Motor về việc lắp ráp, nhập khẩu và phân phối xe cơ giới tại Việt Nam.
Tan Chong Motor Holdings vừa ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất ôtô Trung Quốc là SAIC Motor về việc lắp ráp, nhập khẩu và phân phối xe cơ giới tại Việt Nam. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ chưa tiết lộ thương hiệu nào của SAIC sẽ tham gia vào thương vụ này. Được biết, hiện tại, SAIC Motor đang sở hữu các thương hiệu gồm: Maxus, MG và Roewe và một vài nhãn hàng khác.
Tan Chong Motor cho biết, dự án này sẽ mở ra cơ hội cho tập đoàn SAIC Motor đóng góp vào ngành công nghiệp ôtô đang phát triển tại Việt Nam. Tan Chong Motor hiện đang sở hữu các nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam và Myanmar, đồng thời phân phối xe chở khách và xe thương mại tại Lào và Campuchia. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, Nissan Motor (Nhật Bản) đã thông báo về việc kết thúc hợp tác liên doanh với tập đoàn Tan Chong - nhà phân phối ôtô Nissan tại Việt Nam. Việc chấm dứt hợp tác liên doanh giữa Nissan Motor và Tan Chong sẽ bắt đầu từ tháng 9/2019.
Tan Chong là một tập đoàn đa ngành nghề ở Malaysia với các hoạt động liên quan đến lắp ráp, nhập khẩu và phân phối ôtô. Trong khi đó, SAIC Motor là một công ty thiết kế và sản xuất ôtô được thành lập năm 1955 với trụ sở chính tại Thượng Hải. Năm 2018, SAIC Motor đạt tổng doanh số hơn 7,05 triệu xe, tăng trưởng 1,75% so với năm trước.
Theo Xedoisong
Lận đận số phận ô tô Nga tại thị trường Việt Nam Dù được ưu đãi thuế nhưng các thương hiệu ô tô của Nga sắp phải khởi động lại quá trình thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đầu năm 2018, showroom của nhà phân phối xe Nga là AutoK luôn tấp nập khách đến tham khảo thông tin nhưng nay showroom đã đóng cửa 3 năm ưu đãi thuế vẫn không thoát ế...