Xe tải hạng nặng “cày nát” dải phân cách, lốp rụng tơi tả
Chiếc xe tải hạng nặng bất ngờ mất lái tông thẳng vào dải phân cách, hất tung tấm bê tông nặng hàng tạ văng sang đường khiến 1 chiếc xe container chạy ngược chiều gặp nạn.
Chiếc xe tải cày nát dải phân cách trên Quốc lộ 1A qua Thanh Hóa
Vụ tai nạn nghiêm trọng trên xảy ra khoảng 1 giờ sáng ngày 20-4, trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Thạch Tiến, xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Thông tin ban đầu cho biết vào khoảng thời gian trên chiếc xe tải loại lớn mang BKS 29C – 449.82 chở bánh kẹo lưu thông theo hướng Thanh Hóa – Nghệ An, khi đến khúc cua thuộc địa điểm trên thì tài xế mất lái và tông thẳng vào dải phân cách.
Phần đầu và thân chiếc xe nát bét, nằm ăn vạ trên dải phân cách
Cú đâm mạnh khiến chiếc xe chồm lên dải phân cách, cày nát nhiều tấm bảng chống chói và húc văng 1 tấm bê tông nặng hàng tạ sang phía đường ngược chiều. Cùng lúc đó, chiếc xe container mang BKS 43S – 3639 lưu thông hướng ngược lại đã tông thẳng vào khối bê tông, khiến chiếc xe bị hư hỏng nặng phần đầu.
Tại hiện trường, chiếc xe tải nằm gọn lên dải phân cách hư hỏng nặng, gương, kính và phần gầm dưới của xe tải bị vỡ vụn, méo mó, nhiều lốp xe văng ra khỏi trục… Còn chiếc xe container bị hư hỏng, méo mó phần đầu, một bánh xe đang chồm lên khối bê tông.
Tấm bê tông bị xe tải húc văng ra khiến xe container đi ngược chiều gặp nạn
Video đang HOT
Một số người dân sống 2 bên đường cho biết sự việc xảy ra vào đêm khuya nên ít người qua lại, nếu xảy ra vào sáng sớm thì hậu quả khôn lường.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng CSGT đã có mặt tại hiện trường để điều tiết giao thông, đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
Theo_Người lao động
Thủy điện phá rừng:Ủng hộ "tối hậu thư" của Bộ trưởng Phát
Từ trước tới nay chế tài để áp với các chủ đầu tư thủy điện chưa có nên lần này Bộ trưởng cương quyết thì chắc chắn sẽ có thay đổi lớn.
Ông Lê Văn Minh, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã chia sẻ với Đất Việt về việc Bộ trưởng Cao Đức Phát ra "tối hậu thư" với các dự án thủy điện. Tuy nhiên ông cũng lo ngại với các chủ đầu tư dự án thủy điện: "Nếu nói mà không làm được thì cũng rất khó cho địa phương vì không có chế tài nào để các chủ đầu tư nộp tiền".
PV: - Thưa ông, Bộ trưởng Cao Đức Phát trong cuộc họp gần đây đã cương quyết cho rằng sẽ rút giấy phép đối với các dự án thủy điện chây ì trồng rừng hoặc chậm nộp tiền trồng lại rừng thay thế... Chủ trương này đã được bàn và thống nhất với Bộ Công thương. Ông bình luận như thế nào về sự cương quyết này của liên Bộ?
Ông Lê Văn Minh: - Đề xuất này đã được địa phương đưa ra nên chắc chắn là ủng hộ Bộ trưởng cao nhất.
Thực tế này xuất phát từ chính những khó khăn của địa phương khi các chủ dự án dựa vào lý do kinh tế khó khăn mà không muốn làm ngay mà muốn trồng theo lộ trình.
Cái khó hơn là có đơn vị cố chây ì, đùn đẩy trách nhiệm. Chính vì thế lần này Bộ trưởng cương quyết như vậy chắc chắn sẽ giúp các địa phương thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này.
Dù thủy điện phá đi rất nhiều diện tích rừng nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế
PV: - Theo báo cáo của Tổng cục lâm nghiệp, từ năm 2006 đến 2014, tại 55 tỉnh và thành phố trong cả nước đã có 2.320 dự án đầu tư có chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác với tổng diện tích rừng cần phải trồng lại hơn 76.040ha nhưng hiện mới chỉ trồng được 2.540ha. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã báo cáo không còn đất để trồng bù rừng cho thủy điện. Điều này có đồng nghĩa, nếu chỉ đạo trên được thực hiện nghiêm túc, sẽ chỉ có một số tiền cho ngân sách hay không? Ông bình luận như thế nào về kết quả này,đặc biệt trong bối cảnh nhiều nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam không còn nhiều tiềm năng thủy điện?
Ông Lê Văn Minh: - Điều này là là đúng bởi nếu như thu được tiền từ các dự án thủy điện trồng bù rừng thì sẽ có nguồn lớn cho ngân sách. Từ đó các hoạt động chi trả cho bảo vệ và phát triển rừng cũng được thực hiện đầy đủ, ngân sách sẽ bớt đi gánh nặng.
PV: - Nhiều người đã bình luận, cách ứng xử với các nhà đầu tư thủy điện theo kiểu "thả gà ra đuổi", nên mới có chuyện phá rừng mà không làm tròn trách nhiệm với nhà nước như vậy. Điều này phải được hiểu ra sao khi số rừng bị mất sau mỗi dự án thủy điện được đánh giá là hơn con số trên giấy tờ rất nhiều? Nguyên nhân của thực trạng này là do đâu, trách nhiệm của địa phương nơi có dự án triển khai trong việc này ra sao và liệu chỉ xử lý trách nhiệm với chủ đầu tư thủy điện liệu đã đủ?
Ông Lê Văn Minh: - Tôi cho rằng không phải dự án nào cũng làm quá số diện tích đã được phê duyệt. Trên giấy phép chủ đầu tư chỉ được cấp trên đúng phần diện tích còn việc thực hiện thì có cơ quan giám sát nên không thể có chuyện làm quá.
Còn đương nhiên hệ lụy từ các dự án thủy điện thì đã rõ ràng. Điều này đã được các nhà khoa học chỉ ra ảnh hưởng về môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán...
Trong khi đó từ trước tới nay các chế tài để áp với các chủ đầu tư chưa có. Chính vì vậy lần này nếu Bộ trưởng cương quyết thì mọi việc chắc chắn sẽ có thay đổi lớn.
Tuy nhiên nếu nói mà không làm được thì cũng rất khó cho địa phương vì không có chế tài nào để các chủ đầu tư nộp tiền.
Do vậy cần ra yêu cầu hết năm 2015 nếu chủ đầu tư nào không thực hiện nghiêm túc, địa phương đề xuất lên thì sẽ không mua điện nữa thì chắc chắn không có chuyện chây ì.
Đã đến lúc không thể nào nương tay với các chủ đầu tư thủy điện nữa.
PV: - Bản thân các dự án thủy điện nhỏ hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do không bán được điện cho EVN. Theo ông, liệu có khả năng xấu là họ chấp nhận bỏ dự án chứ không nộp tiền hay không? Nếu như vậy, ai là người gánh phần thiệt nhiều nhất từ các dự án thủy điện này?
Ông Lê Văn Minh: - Về việc mua bán điện tôi không có ý kiến bình luận vì đây là lĩnh vực thuộc Bộ Công thương. Còn đương nhiên với các dự án bỏ dở thì người đầu tiên chịu thiệt là chủ đầu tư vì bỏ tiền ra mà không được thu về.
Hệ lụy sau đó thì cả xã hội phải gánh chịu, môi trường bị tàn phá.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng: Bộ trưởng quyết tâm cao là đúng rồi!
Chủ trương cho phép nộp tiền để thay thế nghĩa vụ trồng rừng đã được đưa ra cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án thủy điện. Đúng ra chủ trương này phải được thực hiện nghiêm nhưng họ vẫn cố tình chây ì ra và không làm.
Chính vì thế Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết tâm như vậy là quá đúng rồi. Dù Đà Nẵng không có thủy điện nhưng ủng hộ cao sự quyết tâm này và tin rằng các địa khác cũng vậy vì nếu làm được thì chắc chắn một lượng lớn diện tích rừng sẽ sớm được trồng bù lại.
Theo NTD
Chủ tịch nước: Khi đất nước bị đe doạ, cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên "Chủ quyền biển đảo là vấn đề thời sự của đất nước. Dân tộc này, khi đất nước bị lăm le, đe doạ thì nhất loạt đứng lên. Người Việt khắp quả địa cầu cùng nhịp đập con tim. Đây là truyền thống 4.000 năm của Việt Nam", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói. Cần xác định rõ: bạn hay thù? Chiều...