Xe siêu trường chở 51 toa tàu Metro Số 1 về depot
51 toa tàu Metro Số 1 mỗi toa dài 21 m, rộng 3 m, cao 4 m, nặng 37 tấn, khi về TP HCM sẽ được vận chuyển tới depot bằng tổ hợp xe siêu trường.
Theo kế hoạch, 51 toa tàu kèm đầu máy thuộc Metro Số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên) rời cảng Kasado ( Nhật Bản) hôm 30/9, về TP HCM tại cảng Khánh Hội, quận 4, ngày 8/10. Các toa tàu sau đó được vận chuyển quãng đường dài 26 km, theo các tuyến: Nguyễn Tất Thành – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Cơ Thạch – Mai Chí Thọ – xa lộ Hà Nội – quốc lộ 1 – đường số 400 – Hoàng Hữu Nam – đường số 11 – depot Long Bình (nơi sửa, bảo trì tàu) quận 9 ngày 10/10.
Toa tàu Metro Số 1 rời cảng Kasado (Nhật Bản) hôm 30/9. Ảnh: MAUR.
Ông Đỗ Văn Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gemadept – nhà thầu phụ tuyến Metro Số 1 phụ trách vận chuyển khi tàu về TP HCM cho biết, để chở 51 toa theo hành trình nói trên cần một tổ hợp gồm ôtô đầu kéo và cụm rơ-moóc thủy lực chuyên dụng 12 trục nối với nhau, có hệ thống đèn tín hiệu, dây hơi phanh kết nối giữa các trục rơ-moóc.
“Đây là kết cấu tổ hợp phương tiện chở những toa tàu này an toàn qua các đoạn đường đô thị thuộc TP HCM và quốc lộ 1 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý”, lãnh đạo Gemadept nói và cho biết tổ hợp này chỉ chạy một chiều, không chở toa tàu ngược lại về cảng Khánh Hội.
Để đảm bảo an toàn cầu đường suốt hành trình vận chuyển, Gemadept đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ cho áp dụng mô hình tổ hợp phương tiện gồm các rơmoóc kiểu module, có thể ghép nối chở các toa tàu. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn khảo sát, lập phương án vận chuyển. Dự kiến ngày 6/10, Tổng cục Đường bộ sẽ cấp giấy phép vận chuyển các toa tàu siêu trường, siêu trọng của Metro Số 1.
Tàu Metro Số 1 được đưa xuống cảng ở Nhật Bản để vận chuyển về TP HCM. Ảnh: MAUR.
Tuyến Metro Số 1 có 17 đoàn tàu hoạt động, trong đó giai đoạn đầu là tàu loại 3 toa và sau này loại 6 toa, đều sản xuất tại Nhật Bản. Tàu 3 toa dài 61,5 m, chở được 930 khách (147 khách ngồi và 783 khách đứng). Tốc độ tối đa tàu là 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm).
Trước đó kế hoạch đưa những đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam từ đầu tháng 4 phải hoãn do Covid-19 khiến các chuyên gia lắp đặt người Nhật Bản không thể nhập cảnh. Ở lần nhập tàu này, 6 chuyên gia Nhật đã vào TP HCM hôm 18/9, cách ly đủ 14 ngày, để chuẩn bị công tác lắp ráp, vận hành tàu.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR), thi công gói thầu đoạn trên cao và depot đã đạt khoảng 86%. Tại depot Long Bình, các hạng mục như trung tâm điều khiển, nơi bảo dưỡng, vị trí tàu dừng… dần hoàn thiện, đảm bảo cho tàu metro chạy thử đoạn trên cao từ Bình Thái đến depot này.
Metro Số 1 dài gần 20 km, từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Công trình có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Thành phố đặt mục tiêu hết năm nay, dự án đạt 85% khối lượng và đưa vào khai thác cuối năm 2021. Hiện toàn tuyến đạt gần 76% khối lượng.
Hoàn thành tầng B1 ga Nhà hát TP.HCM, tuyến metro số 1
Ga Nhà hát TP.HCM thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 190 m, rộng 26 m, sâu hơn 30 m đã hoàn thiện 100% tầng B1.
Ngày 15/6, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết tầng B1 của ga Nhà hát TP.HCM đã chính thức hoàn thành.
Ga Nhà hát TP.HCM cùng với ga Ba Son và ga Bến Thành là 3 ga ngầm thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Công trình này pha lẫn kiến trúc cổ điển từ 3 công trình lịch sử như Nhà hát TP.HCM, UBND TP.HCM và khách sạn Rex.
Tầng 1 ga Nhà hát TP.HCM - nơi phục vụ hành khách tra cứu thông tin, thu phí tàu điện ngầm đã hoàn thành. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tầng 1 nhà ga gồm sảnh chờ, máy bán vé, cổng thu phí tự động, phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga - nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.
Tầng 3 gồm trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi, trang thiết bị cho nhân viên ga và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí; hệ thống thông gió của nhà ga, phòng cơ điện. Tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón, trả khách.
Ga ngầm Nhà hát TP.HCM có 5 lối lên xuống. Lối số 1 tại Công viên Lam Sơn trước Nhà hát TP.HCM (quận 1), lối số 2 được nối trực tiếp vào tầng hầm của Union Square Tower (quận 1), 3 lối còn lại có vị trí giáp mặt đường Pasteur (quận 1, quận 3).
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vẫn đang hoàn thiện hệ thống đường ray trên cao. Ảnh: Chí Hùng.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên với chiều dài 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km trên cao, 14 nhà ga được khởi công xây dựng từ tháng 8/2012, với 4 gói thầu chính.
Trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát TP, Ba Son và 11 nhà ga trên cao là Tân Cảng, Thảo Điền, Văn Thánh, Bình Thái, Thủ Đức, Công nghệ cao, Suối Tiên, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Đại học Quốc gia.
Khối lượng tổng thể của tuyến metro số 1 đạt 73%. Hiện, gói thầu CP1a đạt 69,40%; gói thầu CP1b đạt 83,50%; gói thầu CP2 đạt 84,30% và gói thầu CP3 đạt 56,60%.
Công trình vẫn đang tăng tốc thi công, lắp đặt đối với các hạng mục hệ thống đường ray, cơ điện, thông tin tín hiệu... trên toàn tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn thiện các nhà ga còn lại.
Mục tiêu sẽ hoàn thành 85% khối lượng toàn tuyến trong năm 2020, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2021. Sau khi vận hành, metro số 1 có lộ trình đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương).
Đoàn tàu đầu tiên tuyến metro số 1 sắp về Việt Nam
Ngay sau khi đoàn tàu metro số 1 được nhập về nước, ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ cho chạy kiểm tra kỹ thuật tại đoạn trên cao từ Bình Thái về Deport Long Bình quận 9.
Tháng 6, đoàn tàu đầu tiên sẽ chạy thử trên tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên? Để sớm đưa tuyến đường sắt Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đảm bảo hoàn thành 85% khối lượng dự án trong năm 2020, hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa dự án vào vận hành động và tiến tới vận hành khai thác cuối năm 2021, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị sẽ tiếp tục phối hợp...