Xe siêu sang ‘hồi hương’ nhiều chóng mặt
Số lượng xe ô tô hạng sang và siêu sang nhập khẩu trong năm 2011 – 2012 theo con đường cùng Việt kiều trở về nước định cư đã tăng lên nhanh chóng.
Xe ô tô sang và siêu sang vẫn đổ bộ vào Việt Nam trong 3 năm qua với tư cách là tài sản mang theo của Việt kiều trở về nước định cư, và đang tăng mạnh theo cấp số nhân. Có những địa phương, trong năm 2011 chỉ đón 1-2 xe sang theo diện này, thì tới năm 2012 đã đón gần trăm xe hạng sang và không thiếu những siêu xe đình đám.
Thành phố Đà Nẵng, chỉ trong năm 2011 – 2012 đã đón tới 3 chiếc Bentley Continental Flying Spur và 2 chiếc Rolls-Royce Ghost sản xuất năm 2011 nhập khẩu theo đường Việt kiều trở về nước định cư. Đến tỉnh cao nguyên như Kon Tum cũng là bến về của một chiếc Rolls-Royce Phantom Drophead sản xuất năm 2010. Cũng về thủ đô Hà Nội theo cách này có Bentley Continential Flying Spur 4D sản xuất năm 2010, Rolls-Royce Phatom sản xuất năm 2011 lẫn Jaguar sản xuất năm 2010…
Mới có một xe Rolls-Royce được nhập khẩu theo đường chính hãng.
Đại diện BMW Euro Auto, nơi được Rolls-Royce ủy quyền bảo dưỡng, bảo hành các xe Rolls-Royce ở Việt Nam vào đầu năm 2013 đã cho hay, hiện ở Việt Nam có khoảng 70 xe Rolls-Royce, nhưng chỉ có một chiếc là nhập khẩu theo đường đặt hàng chính hãng.
Bản thân người viết cũng được lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần tự hào khoe về cách trở thành chủ nhân của siêu xe thông qua người bạn là Việt kiều trở về nước định cư làm ăn, sinh sống. Để “nhờ” bạn làm thủ tục mang xe vào, đại gia này phải chi ra một khoản tiền không dưới 15.000 USD. Tuy nhiên, con số này “vẫn còn rẻ chán, bởi bớt được khá nhiều tiền thuế các loại nếu nhập khẩu theo đường chính ngạch”, đại gia này cho biết.
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành, mỗi Việt kiều khi hồi hương về Việt Nam định cư được phép mang theo một xe ô tô là tài sản đang sử dụng tại nước ngoài và được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu, chỉ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 45-60% theo dung tích động cơ) và thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, tới 90% xe ô tô được nhập khẩu theo diện Việt kiều trở về nước định cư là xe hạng sang và siêu sang như nói trên hoặc các nhãn hiệu Lexus, Land Rover hay Porsche, Mercedes-Benz, BMW, Audi… Điểm đặc biệt nữa là đa số các xe này còn rất mới, được sản xuất ngay năm tiến hành nhập khẩu hoặc có số km đã chạy thấp.
Đơn cử, một chiếc xe Lexus GX570, dung tích 5.7L, sản xuất 2011, chạy được hơn 1.000 km, nhập khẩu theo diện này được khai báo giá trị nhập khẩu nhỉnh hơn 60.000 USD. Như vậy nếu chịu thuế và các chi phí chỉ lên tới khoảng 140.000 USD. Trong khi đó, tại các showroom, một chiếc xe Lexus GX570 có đời tương tự được rao là “mới, nhập khẩu nguyên chiếc” có giá không dưới 240.000 USD.
Với thực tế xe nhập khẩu theo đường Việt kiều hồi hương tăng đột biến gần đây, chuyện lợi dụng chính sách ưu đãi để nhập khẩu xe sang và siêu sang qua đường này để không phải chịu điều chỉnh của các chính sách hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ, đồng thời gây thất thu thuế cho nhà nước đã không còn dừng lại ở sự nghi vấn.
Theo Zing
Siêu xe 'hồi hương' nhiều chóng mặt
Số lượng xe ô tô hạng sang và siêu sang nhập khẩu trong năm 2011 - 2012 theo con đường cùng Việt kiều trở về nước định cư đã tăng lên nhanh chóng.
Xe ô tô sang và siêu sang vẫn đổ bộ vào Việt Nam trong 3 năm qua với tư cách là tài sản mang theo của Việt kiều trở về nước định cư, và đang tăng mạnh theo cấp số nhân. Có những địa phương, trong năm 2011 chỉ đón 1-2 xe sang theo diện này, thì tới năm 2012 đã đón gần trăm xe hạng sang và không thiếu những siêu xe đình đám.
Thành phố Đà Nẵng, chỉ trong năm 2011 - 2012 đã đón tới 3 chiếc Bentley Continental Flying Spur và 2 chiếc Rolls-Royce Ghost sản xuất năm 2011 nhập khẩu theo đường Việt kiều trở về nước định cư. Đến tỉnh cao nguyên như Kon Tum cũng là bến về của một chiếc Rolls-Royce Phantom Drophead sản xuất năm 2010. Cũng về thủ đô Hà Nội theo cách này có Bentley Continential Flying Spur 4D sản xuất năm 2010, Rolls-Royce Phatom sản xuất năm 2011 lẫn Jaguar sản xuất năm 2010...
Mới có một xe Rolls-Royce được nhập khẩu theo đường chính hãng.
Đại diện BMW Euro Auto, nơi được Rolls-Royce ủy quyền bảo dưỡng, bảo hành các xe Rolls-Royce ở Việt Nam vào đầu năm 2013 đã cho hay, hiện ở Việt Nam có khoảng 70 xe Rolls-Royce, nhưng chỉ có một chiếc là nhập khẩu theo đường đặt hàng chính hãng.
Bản thân người viết cũng được lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần tự hào khoe về cách trở thành chủ nhân của siêu xe thông qua người bạn là Việt kiều trở về nước định cư làm ăn, sinh sống. Để "nhờ" bạn làm thủ tục mang xe vào, đại gia này phải chi ra một khoản tiền không dưới 15.000 USD. Tuy nhiên, con số này "vẫn còn rẻ chán, bởi bớt được khá nhiều tiền thuế các loại nếu nhập khẩu theo đường chính ngạch", đại gia này cho biết.
Theo quy định hiện hành, mỗi Việt kiều khi hồi hương về Việt Nam định cư được phép mang theo một xe ô tô là tài sản đang sử dụng tại nước ngoài và được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu, chỉ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 45-60% theo dung tích động cơ) và thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, tới 90% xe ô tô được nhập khẩu theo diện Việt kiều trở về nước định cư là xe hạng sang và siêu sang như nói trên hoặc các nhãn hiệu Lexus, Land Rover hay Porsche, Mercedes-Benz, BMW, Audi... Điểm đặc biệt nữa là đa số các xe này còn rất mới, được sản xuất ngay năm tiến hành nhập khẩu hoặc có số km đã chạy thấp.
Đơn cử, một chiếc xe Lexus GX570, dung tích 5.7L, sản xuất 2011, chạy được hơn 1.000 km, nhập khẩu theo diện này được khai báo giá trị nhập khẩu nhỉnh hơn 60.000 USD. Như vậy nếu chịu thuế và các chi phí chỉ lên tới khoảng 140.000 USD. Trong khi đó, tại các showroom, một chiếc xe Lexus GX570 có đời tương tự được rao là "mới, nhập khẩu nguyên chiếc" có giá không dưới 240.000 USD.
Với thực tế xe nhập khẩu theo đường Việt kiều hồi hương tăng đột biến gần đây, chuyện lợi dụng chính sách ưu đãi để nhập khẩu xe sang và siêu sang qua đường này để không phải chịu điều chỉnh của các chính sách hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ, đồng thời gây thất thu thuế cho nhà nước đã không còn dừng lại ở sự nghi vấn.
Theo Đầu Tư
Siêu xe nằm cảng, người nhập thiệt hại nửa tỷ đồng trước bạ Do chiếc xe hạng siêu sang Bentley Continental Flying Spur đời 2011 không kịp rời cảng trong năm 2011 nên một cá nhân tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phải chịu nhiều thiệt hại. Trong đó, riêng số tiền chênh lệch từ việc lệ phí trước bạ tăng lên mức 20% đã vượt quá nửa tỷ đồng. Để đưa chiếc xe này...