Xe sang “khóc ròng” vì thiếu cơ sở bảo dưỡng chính hãng đạt chuẩn
Nhiều thương hiệu xe sang chỉ có một hoặc hai cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận đã ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.
Land Rover không có trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa được chứng nhận tại các tỉnh miền Trung
Đi hàng nghìn cây số để bảo dưỡng xe
Anh Trần Minh Đức (Đà Nẵng), hiện đang sử dụng chiếc Range Rover Evoque Convertible đời 2017 thuộc dạng hàng hiếm tại Việt Nam. Anh rất muốn sử dụng dịch vụ tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng nhưng tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung không có.
Anh Đức cho biết, khi đưa xe ra garage ngoài sửa chữa phải đợi đồ thay thế khá lâu. Hơn nữa các loại phụ tùng ở đây thường không phải hàng chuẩn. Nếu là cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng được cấp giấy chứng nhận sẽ có phần mềm chẩn đoán lỗi, trong khi các garage ngoài thì không.
“Đà Nẵng có lượng xe Range Rover khá nhiều nhưng mỗi lần bảo dưỡng thay thế rất cực. Mình có anh bạn hay đi công tác Sài Gòn thường phải đi cùng để vào đó bảo dưỡng chính hãng. Vì thế xét về độ bền thì xe anh ấy hơn rất nhiều. Biết vậy nhưng cũng đành chịu không thể chạy xe hàng nghìn cây số để vào đó bảo dưỡng”.
Theo anh Đức, để khách hàng dễ tiếp cận với dịch vụ, bảo hành bảo dưỡng đạt chuẩn và được cấp giấy chứng nhận, mỗi hãng xe cần có ít nhất 3 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ở khu vực Bắc, Trung và Nam. Như vậy, khách hàng mới yên tâm sử dụng xe.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, những thương hiệu xe càng có nhiều trung tâm bảo hành, bảo dưỡng chính hãng càng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.
“Thật bất ngờ khi những hãng xe sang như: Jaguar, Land Rover, Ferrari… ở miền Trung lại không có trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa chính hãng mà phải đi vào tận Sài Gòn thì quả là bất lợi cho khách hàng. Bởi không chỉ bảo dưỡng định kỳ mà sẽ có những lúc xe bị hư hỏng dọc đường, cần sửa chữa gấp nhưng không có trung tâm bảo dưỡng ở gần, khách hàng sẽ phải mất công chờ hãng đưa thợ hoặc xe cứu hộ ra đưa về xưởng”, ông Đồng nói.
Tuy nhiên khi trao đổi với PV, đại diện của một số hãng xe sang cho biết, theo quy định, mỗi doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chỉ phải có một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận.
Đảm bảo quyền lợi người mua xe cách nào?
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới – VAQ (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
Với sản phẩm ô tô, Nghị định 116 đã quy định rõ thời hạn bảo hành tối thiểu đối với từng loại ô tô và quy định doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô phải công bố thông tin về điều kiện bảo hành; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có đủ năng lực theo quy định.
Nghị định này cũng quy định nhà sản xuất ô tô phải cam kết hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ tùng phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra, đánh giá và cấp hơn 430 Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đạt yêu cầu trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là của các nhà sản xuất như: Toyota, Honda, Ford, TC Motor…
Vẫn còn nhiều nhà sản xuất lớn khác hoặc những thương hiệu xe hạng sang nhập khẩu có số lượng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được chứng nhận còn khá khiêm tốn.
Video đang HOT
Cá biệt có những thương hiệu xe chỉ có một hoặc hai cơ sở đã được chứng nhận. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người sử dụng ô tô, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho khách hàng mua xe.
Trước thực trạng đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khẩn trương yêu cầu hệ thống đại lý bán hàng, dịch vụ tuân thủ quy định về chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định hiện hành.
“Trong thời gian tới, nếu không có chuyển biến tích cực, chúng tôi có thể kiến nghị các biện pháp xử lý mạnh hơn nhằm đảm bảo quyền lợi người sử dụng ô tô cũng như tạo môi trường công bằng giữa các doanh nghiệp”, ông Phương nhấn mạnh.
Trước câu hỏi vì sao chưa thể xử lý các doanh nghiệp có quá ít cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận, ông Phương cho biết, để làm việc này cần phải bổ sung hành lang pháp lý để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nghị định 116 chỉ quy định doanh nghiệp muốn sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng quy định của Nghị định này nhưng không quy định rõ về số lượng và phân bố như thế nào.
Cũng chưa quy định rõ việc bảo hành, bảo dưỡng xe do doanh nghiệp bán ra phải thực hiện tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn.
Với quy định như vậy, một số doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc hai cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận là đã có thể có giấy phép nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp.
Đồng thời trong công bố thông tin cho khách hàng, họ cũng mập mờ giữa cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn theo Nghị định 116 và các cơ sở khác chưa đủ điều kiện.
Theo ông Phương, cần thiết có quy định rõ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu xe phải có đủ các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn đảm bảo năng lực thực hiện bảo hành, bảo dưỡng cho tất cả các xe do họ cung cấp ra thị trường. Các cơ sở này cũng cần phải phân bố một cách hợp lý để người sử dụng không phải di chuyển quá xa.
“Trong lúc chưa bổ sung được hành lang pháp lý, chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe thể hiện đầy đủ trách nhiệm đối với người sử dụng. Đây cũng là việc làm cần thiết để giữ gìn thương hiệu, uy tín”, ông Phương nói.
Mua xe sang cũ: Cẩn thận "một tiền gà ba tiền thóc"
Với vài trăm triệu đồng, người dùng có thể sở hữu những chiếc xe sang trên dưới 10 năm tuổi, tuy nhiên chi phí bảo dưỡng, vận hành những mẫu ô tô này không hề rẻ.
Chỉ phải bỏ ra số tiền bằng khoảng 30% giá trị ban đầu, khách hàng đã có cơ hội sở hữu những mẫu xe sang cũ, từng được bán với giá lên tới vài tỉ đồng. Tuy nhiên, để đổi lấy "chất sang" ấy, trong một số trường hợp chi phí bảo dưỡng, chăm sóc xe lại hơn cả tiền mua xe.
Thị trường xe sang cũ sôi động
Lướt một vòng thị trường xe sang cũ tại Hà Nội, không khó để bắt gặp những mẫu có giá vài tỷ đồng một thời, nay được rao bán chỉ khoảng vài trăm triệu. Tùy vào dòng xe, chất lượng, quãng đường lăn bánh, số năm sử dụng... mà giá trị của mỗi chiếc xe ở thời điểm hiện tại bằng khoảng 30-50% so với xe lúc mới.
Mercedes-Benz GLK 250 4Matic đời 2014 được rao giá dưới 1 tỷ đồng
Để đập hộp và lăn bánh chiếc Mercedes-Benz GLK 250 4Matic vào năm 2014, khách hàng phải ra số tiền ngót 2 tỷ đồng. Sau 6 năm, mẫu xe này đang được rao bán qua showroom tư nhân với mức giá chỉ khoảng hơn 900 triệu đồng, chưa tới 50% giá trị ban đầu.
Với số tiền này, người dùng có thể lựa chọn những mẫu SUV - crossover tầm trung khác như Mazda CX-5, Honda CR-V... mới tinh.
Lexus RX 450h - mẫu xe sang từ Nhật Bản nổi tiếng với khả năng giữ giá. Bước sang tuổi 11, xe được rao bán mức 1,35 tỷ đồng, bằng khoảng 30% giá trị thời điểm mua mới. Cùng tầm tiền, khách đã có thể thoải mái lăn bánh Hyundai SantaFe phiên bản dầu cao cấp đời 2020.
Công nghệ xe sang cũ đi trước nhiều năm
Động cơ, trang bị, công nghệ... trên những mẫu xe sang dù cách đây 5 - 10 năm vẫn là niềm mơ ước của nhiều người sở hữu xe tầm trung ở thời điểm hiện tại.
Điển hình như mẫu GLK 250 4Matic 2014 sử dụng khối động cơ 2.0L tăng, kết hợp cùng hộp số tự động 7 cấp và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian 4Matic cho công suất 211 mã lực tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 350 Nm.
Xe sang dù đã ra được 5-7 vẫn sở hữu nhiều tính năng, công nghệ
Ở thế hệ này, Mercedes-Benz GLK 250 đã được trang bị hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, phanh thích ứng, cảnh báo áp suất lốp, kiểm soát hành trình chủ động, camera lùi, camera sườn và 6 túi khí, hệ thống dẫn động hai cầu chủ động toàn thời gian...
Cùng tầm tiền hơn 900 triệu đồng, khách mua xe mới có thể chọn Mazda CX-5 bản 2.5 dẫn động cầu trước, động cơ 2.5L công suất tối đa 188 mã lực, mô-men cực đại 251 Nm và một số trang bị tiêu biểu như gói an toàn I-Activsense, hỗ trợ khởi hành ngang dốc...
Rõ ràng, nếu chỉ đặt lên bàn cân thông số động cơ, danh sách trang bị thì thậm chí, một số ô tô tầm trung mới như Mazda CX-5 hay CR-V vẫn còn đi sau Mercedes-Benz GLK 250 dù xuất xưởng sau tới 6 năm.
Chưa nói tới giá trị thương hiệu, rõ ràng Mercedes-Benz ở chiếu trên, "đẳng cấp" hơn hẳn.
Mua xe sang cũ: Cẩn thận 1 tiền gà, 3 tiền thóc
Mê xe Đức nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép để sở hữu xe mới, anh Nguyễn Văn Đức ở Linh Đàm, Hà Nội quyết định mua Mercedes-Benz C200 2012 từ cách đây ba năm thay vì Mazda 3 hay Toyota Corolla Altis "đập hộp".
Xe sang cũ là lựa chọn không tồi nhưng người mua cần nhiều tâm huyết, xác định về kinh tế và "chơi xe"
"Thời điểm tôi mua, xe vẫn còn rất mới dù đã lăn bánh 70.000km, thấy chất lượng xe đảm bảo nên quyết định xuống tiền", anh Đức kể lại. "Nhiều người khuyên không nên mua vì cho rằng đã bỏ ra tới cả tỷ đồng thì việc gì phải đi xe "già" như vậy..
Vì quá hâm mộ xe Đức nên anh đã quyết định mua. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm sử dụng, chiếc ô tô này đã phát sinh không ít phiền phức.
Anh Đức cho hay, tính từ đầu năm, anh liên tục cho xe nằm garage với chi phí sửa mỗi lần cả chục triệu đồng. Lúc thì bị lỗi cảm biến, lúc thì lỗi rotuyn lái. Nghiêm trọng hơn, có lần xe bị bỏ máy, chi phí cũng lên tới khoảng 20 triệu đồng.
Cũng sở hữu một mẫu xe sang cũ, thậm chí đã 10 năm tuổi, anh Lê Văn Dũng ở Long Biên (Hà Nội) lại cho rằng, thực tế, không phải xe sang cũ nào cũng dễ hỏng. Quan trọng là phải biết lựa chọn dòng nào "lành", biết kiểm tra kỹ xe trước khi mua để tránh những xe đã bị lỗi nặng.
Bảo dưỡng, sửa chữa xe sang chiếm một khoản không nhỏ
"Chi phí vận hành, bảo dưỡng tuy có cao hơn xe Nhật, Hàn một chút nhưng vẫn ở mức dễ thở, quan trọng hơn là với cùng tầm tiền, mình được trải nghiệm cảm giác lái rất khác biệt của xe Đức", anh Dũng nói.
Theo anh Phan Ngọc Tú, kỹ sư tại một xưởng xe cũ ở Mỹ Đình (Hà Nội): "Mua xe cũ, đặc biệt là xe sang cũ, khách hàng phải chấp nhận chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thậm chí là rủi ro hỏng hóc cao hơn bình thường, nếu không hiểu biết nhiều về xe, chi phí cho một lần sửa chữa có thể lên tới cả trăm triệu đồng".
Tuy nhiên, cũng theo anh Tú, xe sang dù cũ vẫn mang tới những giá trị khác biệt so với xe đời mới cùng tầm tiền. "Tiền nào thì của nấy thôi, khách hàng am hiểu về xe, có thời gian chăm sóc, bảo dưỡng xe, có gara quen nữa thì chi phí để đi xe sang vẫn ở mức chấp nhận được".
Dòng xe Mercedes-Benz chỉ là một ví dụ. Trên các diễn đàn về xe, hàng ngày không hiếm hình ảnh người dùng chia sẻ những hóa đơn sửa chữa dòng xe sang khác như BMW, Porsche... Trong đó xưởng sửa chữa chỉ kê "linh tinh" vài hạng mục, con số tổng đã lên tới vài chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Dù là xe cũ có giá bán chỉ vài trăm triệu (như dòng BMW X5), nhưng những chiếc xe này cũng cần được bảo dưỡng chăm sóc như các xe bạc tỉ.
Không thể phủ nhận, xe sang dù cũ vẫn có những giá trị mà xe đời mới cùng tầm tiền không có được. Đó có thể là giá trị thương hiệu, danh sách trang bị... và đặc biệt là cảm giác lái, khả năng vận hành khác biệt.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cân nhắc kĩ về chất lượng xe, chi phí bảo dưỡng ở mức chấp nhận được, độ am hiểu và thời gian của dành cho việc "chơi" xe... để tránh rơi vào hoàn cảnh "một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc".
Xe Nhật tiếp tục dẫn đầu về sự trung thành của khách hàng Lexus và Subaru đứng đầu thống kê về mức độ trung thành của khách hàng mua xe ở 2 nhóm ôtô hạng sang và ôtô phổ thông, xếp trên các hãng xe đến từ châu Âu và Mỹ. Công ty nghiên cứu thị trường J.D. Power vừa công bố kết quả nghiên cứu về mức độ trung thành của khách hàng tại thị...