“Xé rào” trồng lúa, trắng tay vì hạn mặn, đau lòng cắt bỏ cho bò ăn
LTS: Đến thời điểm này, diện tích lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 29.700ha, chỉ bằng 7,3% so với tổng thiệt hại mùa khô năm 2015-2016. Vụ lúa đông xuân vẫn được mùa, giá lúa tăng nhẹ.
Mặc dù con số thiệt hại thấp, nhưng điều đáng nói là phần lớn diện tích này do người dân tự ý “xé rào” xuống giống, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng địa phương.
Bài 1: Những chuyện buồn bên cánh đồng khô cháy
Những ngày cuối tháng 2/2020, về vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), phóng viên NTNN tận mắt chứng kiến nhiều ruộng lúa bị bỏ hoang, cây lúa chuyển màu lá và chết dần. Chia sẻ với phóng viên, nông dân ai cũng lắc đầu ngao ngán vì mùa vụ mất trắng.
Đau lòng cắt lúa non cho bò ăn
Tại ấp 3, xã Bình Thành, huyện GiồngTrôm, nhìn thấy chị Đoàn Thị Kim Thoa ngồi ngay trên ruộng cắt lúa, phóng viên lại gần hỏi thì mới biết, chị cắt để đem về cho 7 con bò ở nhà ăn.
“Vụ đông xuân này, nhà tôi có 1.300m2 đất trồng lúa. Do nước mặn xâm nhập nên không thể lấy nước vào ruộng, khiến đất khô cạn, nứt nẻ, cây lúa không thể lớn được. Vì vậy, tôi quyết định cắt về cho bò ăn dần, đỡ phí. Mùa này bò ăn nhiều, nếu hạn mặn kéo dài e rằng bò cũng không có nhiều thức ăn nữa” – chị Thoa nhìn về những cây lúa đang chết dần, buồn rầu nói.
Chị Thoa gieo sạ “xé rào” và bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Huỳnh Xây
Theo chị Thoa, ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo không xuống giống để né mặn, nhưng chị cảm thấy mùa này cây lúa có thể vượt qua như những năm trước nên đã mạnh tay “xé rào” trồng. Nhiều hộ dân khác cũng “xé rào” trồng lúa cũng vì suy nghĩ như chị. Kết cục là bị thiệt hại.
Tại xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng có rất nhiều ruộng lúa bị thiệt hại hoàn toàn do nước bị nhiễm mặn. Ruộng lúa của ông Nguyễn Tấn Tài dù đã làm đòng song vẫn không thể ra bông.
“Tôi có hơn 3 công (3.000m2) đất lúa. Thấy vụ đông xuân năm trước làm trúng, không bị mặn xâm nhập, tôi đã gieo sạ. Không ngờ, nước mặn lên nhanh, đi vào ruộng làm toàn bộ diện tích bị mất trắng vì không ra nổi bông” – ông Tài chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Tài cũng thật lòng cho biết, trước khi xuống giống, chính quyền địa phương đã khuyến cáo không được gieo sạ nhưng vì đây là vụ chính – vụ lúa mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong năm – nên ông vẫn làm liều. Lúa bị thất mùa, ông Tài giờ đi chở nước ngọt thuê để kiếm sống qua ngày.
Tương tự, tại một số địa phương ở huyện Sóc Trăng cũng có tình trạng người dân “xé rào” trồng lúa đông xuân. Đi qua những cánh đồng dưới trời nắng gắt, phóng viên nhận thấy nhiều diện tích lúa nơi đây đã khô cháy. Thiệt hại nặng nhất có thể kể đến hộ anh Lê Công Minh (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng, huyện Long Phú) bị mất trắng tới 40ha.
Anh Minh buồn rầu kể, bản thân anh không muốn gieo sạ vụ này vì ngành chức năng đã khuyến cáo nước mặn sẽ đến sớm. Nhưng vì thấy nhiều bà con ở gần đã gieo sạ hết, lại sẵn có lúa giống để trong nhà nên anh cũng xuống giống.
“Thật không may, từ tháng 1 đến nay, nước mặn xâm nhập, ngành chức năng đóng cống không cho nước vào kênh nội đồng nên lúa chết khô. 40ha này, tôi thiệt hại gần 20 triệu đồng, vụ sau kiếm đâu ra tiền để gieo sạ đây?” – anh Minh thở dài nói.
Qua trò chuyện, phóng viên biết được anh Minh bị bệnh gout nên không thể ngồi được bình thường và cũng không thể lên TP.HCM hay Bình Dương làm thuê như nhiều thanh niên khác ở địa phương. Quá buồn vì mùa màng thất bát nên gia đình anh thường đóng cửa, không muốn gặp gỡ, trò chuyện với ai.
Cứu lúa trong vô vọng
Nhìn 2 công lúa đang bị chết khô vì thiếu nước, ông Thạch Hiền ở ấp Khoan Tang, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng) cho hay, khi vừa gieo sạ xong lúa vụ 3 thì nước mặn xâm nhập, đến nay lúa đã hơn 30 ngày tuổi và không có nước cứu, coi như mất trắng.
Theo ông Hiền, trước đó, chính quyền địa phương và các kênh truyền thông đã nhiều lần thông báo về tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ xảy ra sớm và gay gắt, nhưng vì đông xuân muộn là vụ là trúng mùa, trúng giá nhất trong năm nên ông và một số nông dân đã quyết định “xé rào” xuống giống.
Đứng trên ruộng lúa bị mất trắng, ông Hiền nói: “Tôi làm lúa chỉ trông chờ vào vụ 3 này. Giờ lúa chết, chi phí công sức bỏ ra không lấy lại được nữa. Những năm trước, vụ này tôi thu được 48 bao lúa, bây giờ thì không còn bao nào rồi”.
Có rất nhiều diện tích đất “xé rào” trồng lúa ở ấp Tân Lịch, xã Tân Hưng, huyện Long Phú bị thiệt hại 100%, nhưng do ở gần sông nên ông Lê Văn Chúng cố gắng bơm nước đã nhiễm mặn vào ruộng nhà mình để cứu lúa, dù biết là vô vọng.
Dẫn phóng viên ra cánh đồng 4ha của mình, ông Chúng nhổ cây lúa lên xem và lắc đầu nói: “Tôi bơm nước mặn vào ruộng là để lúa trổ được bông bao nhiêu đỡ bấy nhiêu. Mùa khô 2015-2016, nơi đây cũng thiệt hại do mặn, nhưng những năm sau đó trúng mùa lắm, 1 công (1.000m2) có thể lời tới 5 triệu đồng sau 3 tháng trồng. Còn năm nay chắc không có nổi triệu nào rồi”.
Về việc ngành chức năng khuyến cáo chuyển đổi sang cây trồng khác, ông Chúng cho rằng, chuyển đổi gì thì nước mặn đều làm chết hết, nơi này không thể trồng cây gì khác ngoài cây lúa.
Cùng quan điểm, ông Sơn Thai (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng) cũng quyết định bơm nước mặn từ con sông gần như kiệt nước để cứu lúa. “14 công (1,4ha) lúa của tôi chuẩn bị trổ đòng thì nước nhiễm mặn. Không nỡ bỏ, tôi bơm nước mặn nhẹ này vào coi có cứu được không. Đằng nào cũng bị thua lỗ rồi, cứ thử bơm xem thế nào” – ông Sơn Thai chia sẻ.
Theo Bộ NNPTNT, đến nay vùng ĐBSCL có trên 1.510.000ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700ha (lúa mùa 16.000ha, lúa đông xuân 13.700ha). Con số thiệt hại chỉ bằng 7,3% so tổng thiệt hại năm 2015-2016 (405.000ha). Riêng về cây an qua chua bi thiẹt hai do anh huơng cua xâm nhập mặn.
Theo Danviet
Vụ lúa đông xuân 2019-2020: Nguy cơ thương lái tháo chạy
Tại tỉnh Long An, qua các mùa lúa gần đây cho thấy, số lượng doanh nghiệp ký liên kết thu mua lúa cho nông dân ngày càng thưa thớt. Và dự báo vụ lúa đông xuân 2019-2020, tình hình mua bán lúa sẽ rất khó khăn cho nông dân.
Đến nay, toàn tỉnh Long An gieo sạ hơn 203.000ha lúa đông xuân 2019 - 2020, đạt 89,7% kế hoạch (227.260ha). Hiện, một số địa phương đã bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm.
Thương lái thu mua lúa cho bà con nông dân ở Đồng Tháp Mười.
Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 12/2019, mới chỉ có 5 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã tham gia cánh đồng lớn với kế hoạch đăng ký thu mua lúa cho nông dân hơn 1.770ha.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Long An, vụ đông xuân 2018 - 2019, trên địa bàn tỉnh có 27 doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết xây dựng 115 lượt cánh đồng lớn với 3.605 hộ tham gia; diện tích thu hoạch hơn 10.900ha.
Tuy nhiên, khi nông dân thu hoạch lúa, đã có một nửa số doanh nghiệp này "bỏ của chạy lấy người". Diện tích thu mua theo hợp đồng liên kết chỉ hơn 7.800ha.
Vụ hè thu năm 2019, có 26 doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết xây dựng cánh đồng lớn với 94 lượt cánh đồng, đăng ký diện tích hơn 7.900ha với 2.703 hộ tham gia. Đến nay, đã thu hoạch 7.770ha, các doanh nghiệp mới thu mua diện tích hơn 5.100ha. Diện tích lúa thu hoạch còn lại nông dân buộc phải bán ra ngoài.
Nguyên nhân, một số nông dân tự ý lấy cọc bên ngoài khi chưa tới thời điểm chốt giá thu mua theo hợp đồng. Một số trường hợp nông dân sau khi ký biên bản chốt giá thu mua với công ty nhưng khi thương lái vào trả giá cao hơn đã bán cho bên ngoài.
Song song đó, một số doanh nghiệp khi thấy giá lúa bất ổn đã tháo chạy, "lật kèo" nhà nông, không mua hết sản lượng lúa theo hợp đồng.
Tại Long An vụ lúa đông xuân này đang khá thưa thớt thương lái đăng ký mua lúa cho bà con nông dân.
Hiện, trên địa bàn huyện Tân Hưng, một số diện tích vụ đông xuân 2019 - 2020 (trong số 37.000ha được gieo sạ) đang thu hoạch.
Tuy nhiên, vì tranh thủ gieo sạ sớm nên gặp điều kiện thời tiết bất lợi, số diện tích đang thu hoạch đã cho năng suất và lợi nhuận không cao.
Được biết, phần lớn số diện tích đã cho thu hoạch đều là giống nếp và được thương lái bao tiêu với giá từ 5.450 - 5.500 đồng/kg, năng suất đạt từ 5,5 - 6 tấn/ha. Trừ chi phí, nông dân thu lợi nhuận không cao, chỉ từ 8 - 12 triệu đồng/ha.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng - Tô Văn Chảnh cho biết, vụ đông - xuân 2018-2019, trên địa bàn có 13 đơn vị doanh nghiệp tham gia thu mua lúa với diện tích liên kết 2.764,9ha.
Đến vụ hè thu 2019, chỉ còn 5 đơn vị doanh nghiệp tham gia thu lúa với diện tích liên kết hơn 2.090ha.
"Việc liên kết đã gặp khó khăn và khó nhân rộng vì thay đổi quy định về doanh nghiệp xuất khẩu lúa, gạo không bị ràng buộc về nguồn gốc sản phẩm, vùng nguyên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp đã quay lại phương thức thu mua truyền thống qua "cò" và thương lái", ông Chảnh chia sẻ.
Dự báo thêm một vụ lúa khó khăn cho bà con nông dân.
Tổng kết đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Long An cho thấy, 9 tháng đầu năm 2019, tình hình tiêu thụ nông sản còn khó khăn, chưa ổn định, giá các nông sản, trong đó có lúa, thấp hơn so với cùng kỳ. Một số mô hình cánh đồng lớn còn tình trạng không tuân thủ hợp đồng liên kết.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An Nguyễn Chí Thiện, tỉnh đang kêu gọi doanh nghiệp tăng cường thu mua lúa cho nông dân.
Theo Danviet
Hàng trăm ha lúa ở Kiên Giang bị ảnh hưởng bởi hạn mặn Hiện nay, tình hình hạn mặn đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở tỉnh Kiên Giang. Huyện Hòn Đất, Kiên Giang là địa phương có hệ thống thủy lợi nội đồng, cống đập tương đối khép kín, tuy nhiên trong mùa khô năm nay, nước mặn vẫn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiệt hại đến sản...