Xe quân sự Serbia lật, văng tên lửa trên cao tốc
Tổ hợp Pantsir-S1 gặp tai nạn trên cao tốc gần thủ đô Belgrade, khiến quả đạn tên lửa văng ra khỏi xe, một người bị thương.
Xe chiến đấu Pantsir-S1 sáng 9/4 lật ngang trên tuyến đường cao tốc dẫn đến cầu Ostruznica, gần thủ đô Belgrade của Serbia. Hình ảnh hiện trường cho thấy kính lái bị rạn nứt, trong khi cụm thiết bị chiến đấu phía sau vẫn được bọc bạt bảo vệ. Nhân chứng cho biết một tên lửa đã văng khỏi xe trong tai nạn.
Bộ Quốc phòng Serbia ra thông cáo xác nhận thông tin về sự cố và đang tổ chức điều tra nguyên nhân tai nạn, thêm rằng một binh sĩ đã bị thương nhẹ. Mức độ thiệt hại chưa được công bố, nhưng ước tính mỗi xe chiến đấu Pantsir-S1 có giá trên 10 triệu USD.
Xe chiến đấu Pantsir-S1 của Serbia bị lật trên cao tốc hôm 9/4. Ảnh: Twitter/WoDSerbia .
Video đang HOT
Lực lượng phòng không Serbia đang vận hành một khẩu đội Pantsir-S1 với 6 xe chiến đấu, được Nga chuyển giao trong giai đoạn đầu năm 2020.
Pantsir-S1 là hệ thống pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn phát triển từ nền tảng tổ hợp 2K22 Tunguska, được bổ sung nhiều tính năng và vũ khí mới để đối phó với các mối đe dọa trong thế kỷ 21. Nhiệm vụ chính của Pantsir-S1 là bảo vệ cơ sở hạ tầng và công trình quân sự, các trung đoàn tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới, cũng như những hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400.
Một xe chiến đấu Pantsir-S1 gồm hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30 mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút, trang bị 1.500 viên đạn nổ mảnh hoặc xuyên giáp với tầm bắn tối đa 4 km. Ngoài ra, Pantsir-S1 còn mang 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ cách 20 km.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần nơi Đài Loan thử tên lửa
Hai tàu hải quân Trung Quốc đại lục hoạt động gần quần đảo Lan Tự trong lúc phòng vệ Đài Loan tiến hành thử tên lửa.
Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của lực lượng phòng vệ Đài Loan tổ chức hai đợt thử tên lửa tại căn cứ Cứu Bằng, huyện Bình Đông, vào ngày 7-9/4 và ngày 13-16/4. Cơ quan này thông báo vụ thử diễn ra tại vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Đài Loan, song không công bố lý do và loại khí tài được sử dụng.
Khi đợt thử nghiệm sắp bắt đầu, hai tàu quân sự Trung Quốc xuất hiện tại khu vực, trong đó một tàu hoạt động cách bờ biển tây nam đảo Lan Tự khoảng 66 km vào lúc 5h ngày 8/4 (4h giờ Hà Nội). Một nguồn tin thuộc phòng vệ Đài Loan cho biết đây có thể là tàu trinh sát thuộc Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc.
Một khu trục hạm của hải quân Trung Quốc đang ở vùng biển cách bờ biển phía đông đảo Lan Tự khoảng 130 km, di chuyển về hướng bắc trước khi biến mất khỏi radar của phòng vệ Đài Loan, nguồn tin cho biết.
Tên lửa phòng không Thiên Cung III của Đài Loan rời bệ phóng trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: NCSIST .
Thiếu tướng Sử Thuận Văn, phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan, không cho biết chi tiết và hoạt động của chiến hạm Trung Quốc trong khu vực. Tướng Sử cho hay phòng vệ Đài Loan "đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu và máy bay quân đội Trung Quốc", khẳng định "tình hình hiện tại bình thường".
Một cựu chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn cho biết phòng vệ Đài Loan có thể khai hỏa pháo phản lực tầm xa Thunderbolt-2000 trong đợt thử nghiệm ngày 7-9/4, sau đó phóng thử tên lửa phòng không Thiên Cung III ngày 13-16/4.
Đợt thử vũ khí của phòng vệ Đài Loan diễn ra trong bối cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tổ chức diễn tập ở phía đông hòn đảo. 15 máy bay quân sự Trung Quốc ngày 7/4 cũng áp sát đảo Đài Loan từ phía tây.
Giới chuyên gia nhận định đây là cuộc diễn tập thể hiện ý định "siết gọng kìm" của Trung Quốc nhằm bao vây đảo Đài Loan từ hai hướng, đồng thời phát tín hiệu cảnh báo tới hòn đảo và cả Mỹ.
Khu vực lực lượng phòng vệ Đài Loan tổ chức thử tên lửa và pháo phản lực (màu vàng). Đồ họa: CSIS .
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quân đội Trung Quốc nhiều lần điều máy bay áp sát đảo Đài Loan, đợt triển khai lớn nhất diễn ra hôm 26/3 với 20 máy bay các loại tham gia, đánh dấu leo thang căng thẳng đáng kể trong khu vực eo biển Đài Loan.
Lãnh đạo cơ quan đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp nói trong cuộc họp báo ngày 7/4 cảnh báo nguy cơ Trung Quốc đại lục phát động một cuộc tấn công nhằm vào hòn đảo. "Không phải bàn cãi, chúng tôi sẵn sàng tự vệ và sẽ chống cự tới cùng nếu cần chiến đấu. Nếu cần tự vệ đến ngày cuối cùng, chúng tôi sẽ làm thế", ông Ngô nói.
Tên lửa siêu vượt âm Mỹ phóng xịt trong lần thử đầu tiên Mô hình tên lửa AGM-183A gặp trục trặc, không thể tách khỏi máy bay B-52 trong lần phóng thử nghiệm đầu tiên và được đưa về căn cứ. "Không quân gặp bước lùi trong phô diễn tiến bộ với chương trình tên lửa siêu vượt âm khi đợt thử nghiệm có động cơ đẩy đầu tiên gặp trục trặc. Oanh tạc cơ B-52H...