Xe quá tải “nằm im” tránh phạt: Luật làm khó các tỉnh?
Do hiện tại trong Luật không có quy định xe quá khổ, quá tải dừng đỗ sẽ bị xử phạt nên rất khó cho lực lượng thanh tra, kiểm soát.
Thanh Hóa: Rất khó khăn trong khâu xử lý
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 31/3, trước tình trạng, một số tỉnh Bình Thuận, Sơn La, Nghệ An gặp phải trường hợp, sau khi bị phát hiện chở quá tải, tài xế đã khóa cửa xe rồi bỏ đi, mặc lực lượng chức năng trạm cân giám sát, ông Lê Hồng Thái – Trưởng trạm kiểm soát xe quá tải tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trên tuyến QL1A đoạn đi qua Thanh Hóa chúng tôi xử lý cơ bản là tốt, bởi vì ngoài lực lượng xử lý công khai, chúng tôi còn lực lượng thường xuyên lưu động, để phát hiện xử lý”.
Chính vì vậy, theo ông Thái, các chủ xe không biết được tất cả các lực lượng trên đường đang đi tuần tra, nên không tránh được.
Hiện nay, khó khăn nhất đó là tình trạng, nhiều khi trên các tuyến đường có nhiều nhà hàng, quán ăn, cây xăng, khi nhìn thấy lực lượng tuần tra, chủ xe dễ dàng đỗ lại ngay, mà lực lượng thì không thể phạt khi xe đang đỗ.
Nhiều lúc, chủ xe còn không có mặt ở đó, chỉ có xe, vì thế nên rất khó khăn trong việc xử lý.
Nếu như có được những quy định giúp cho lực lượng chức năng thuận lợi trong việc xử phạt, xử lý là tốt nhưng về mặt phản biện xã hội lại đặt ra câu hỏi, tăng quyền cho lực lượng chức năng như thế thì cũng phức tạp hơn không?
Hà Tĩnh: Không tham gia giao thông, khó xử lý được
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, Đại úy Nguyễn Quốc Hùng – Phó Trưởng phòng CSGT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đây đúng là một vấn đề khó khăn cho chúng tôi thời gian qua”.
Theo lý giải của ông Hùng thì nếu như phát hiện ra xe quá tải, nhưng chưa xử phạt mà đã đỗ lại thì lại khác, tuần tra phát hiện xe quá tải khi đó mới chạy vào trốn thì cũng khác. Khó có thể xử phạt phương tiện dừng đỗ bên đường, kể cả xe có quá tải, vì nó đang không lưu thông trên đường.
Video đang HOT
Xe quá tải cố thủ ở lề đường tránh bị phạt
Về phương án xử lý, ông Hùng cho biết: “Hiện nay, riêng Hà Tĩnh thì thực hiện chủ trương, thứ nhất, không để cho đối tượng chủ xe bỏ chạy, phải áp tải ngay. Thứ hai,nắm rõ phương tiện này chủ phương tiện là ai. Nêu rõ quan điểm, không vì đỗ ven đường mà bỏ qua, phải kiên quyết xử lý, đặc biệt những phương tiện cản trở xử lý, đó cũng là cái khó trong xử phạt của cơ quan chức năng”.
Bên cạnh đó, theo ông Hùng, ví dụ như xe quá tải đi vào trong bãi, mà không tham gia giao thông thì cũng không thể xử lý được.
Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng: “Để khắc phục được thực trạng này thì lực lượng chức năng cần nhất là người quản lý phải có chỉ đạo đúng đắn”.
Quảng Nam: Đề nghị được tháo biển số xe
Cũng đưa ra nhận định về vấn đề này, ông Võ Quang Lâm, Chánh thanh tra GTVT Quảng Nam bày tỏ sự khó khăn của địa phương: “Chúng tôi cũng đã từng gặp nhiều trường hợp tương tự, đây cũng là khó khăn chung của các tỉnh, không riêng gì Quảng Nam, kể cả kiểm tra các tuyến đường BOT cũng vậy”.
Biện pháp ban đầu được Quảng Nam sử dụng đó là tháo biển số xe, khi làm như vậy, chủ xe sẽ phải tìm đến xin cấp lại.
Vì thế, nên ông Lâm cho biết: “Bây giờ, chúng tôi cũng đã có kiến nghị sửa đổi, Nghị định 171, đề nghị cho tháo biển số xe của các chủ xe không hợp tác, vì nếu tháo thì chủ xe sau đó phải liên lạc để cấp lại biển số”.
Bởi vì, nếu muốn xử lý thì phải có cơ sở pháp lý, không thể tự nhiên mà xử lý, khó có thể thuyết phục.
Bên cạnh đó, còn một phương án có thể đưa vào thực hiện, đó là chụp ảnh, chứng minh chủ xe chở quá tải nhưng bỏ trốn, sau đó dùng hình ảnh làm bằng chứng để phạt nguội.
Thái Linh
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều
Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm
Theo ông Nguyên Xuân Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục đề điều (Sở NN-PTNT Hà Nội) xe quá tải đi trên đê là một tình trạng vi phạm nhức nhối đối với hệ thống đê điều của thành phố Hà Nội.
Vấn đề này, UBND thành phố đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để xử lý xe quá tải đi trên đê. Cùng đó, CSGT, Công an TP và các ban ngành liên quan đều ra quân và có kế hoạch cụ thể nhằm chấn chỉnh thực trạng này. Tuy nhiên, cách làm cũ chưa giải quyết được triệt để.
Ông Hải đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng Chi cục đê điều đi thực địa và xây dựng những phóng sự để tuyên truyền, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm điển hình, để giải quyết dứt điểm những vụ xe quá tải đi trên đê.
Ông Nguyễn Xuân Hải- Phó Chi cục đê điều (Sở NN-PTNTT Hà Nội)
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, hiện nay những xe tải nếu chạy không trên đê cũng không được phép chưa nói là chở tải, vì xe này có tự trọng 15 tấn khi chất lên vài chục khối cát nữa thì cực kỳ nguy hiểm với đê. Đây là vấn đề nhức nhối, lo lắng của hệ thế đê điều thành phố mà Chi cục đê điều rất nhiều lần có văn bản yêu cầu nhưng khó giải quyết triệt để vì những lý do có xe chủ lái, có xe chỉ là lái thuê...
"Làm sao xử lý dứt điểm chứ không thể để mãi tình trạng này. Hiện nay một số đoạn đê đã nát bét như đề Đông Anh hạ lưu cầu Thăng Long vừa được thành phố đầu tư 5 tỷ, lái xe đánh bảo vệ để đi vượt lên bê tông vừa đổ chưa chịu được tải trọng. Chúng tôi sẽ quay phim, gửi hình ảnh tới CSGT để phạt nguội những xe vi phạm, bản thân lực lượng chuyên trách bảo vệ đê hay chính quyền cơ sở không thể ngăn chặn được"- Ông Hải nói.
Theo báo cáo của UBND quận Bắc Từ Liêm, hệ thống đê trên địa bàn quận này có chiều dài 8,16 km. Toàn tuyến có 2 công qua đê là cống Thượng Cát tại lý trình Km47 980 và cống Liên Mạc tại lý trình Km52 900. Cùng đó là hệ thống giao thông với 31 tuyến đường do Thành phố quản lý, tổng chiều dài 47 km. Các tuyến chính, đường Cầu Diễn (đường 32), Phạm Văn Đồng, Tây Tựu, Liên Mạc, Thượng Cát, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Tôn, Hoàng Tăng Bì, đường 69, đường Xuân Đỉnh...
Trên nguyên tắc xử lý đồng bộ vi phạm trên tuyến đường, năm 2014, Công an quận, Đội Thanh tra GTVT quận kiểm tra, xử phạt vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải, rơi vãi, lôi kéo đất từ công trình ra các tuyến đường 412 trường hợp. Trong đó, 283 trường hợp chở hàng quá khổ, quá tải, phạt tiền 569,3 triệu đồng. Riềng từ đầu năm đến nay, kiểm tra 70 trường hợp. Trong đó, chở quá khổ, quá tải 49 trường hợp, phạt tiền 288,8 triệu đồng, 11 trường hợp chủ phương tiện giao x echo người làm công thực hiện hành vi chở hàng quá tải, 2 trường hợp thay đổi kích thước thành, thùng xe...
Mặt đê tan nát vì xe quá tải (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ bởi thực tế đê điều trên địa bàn quận đang bị hư hại nghiêm trọng. Trong khi đê điều và một số tuyến đường đang oằn mình trước nguy cơ bị xe những chiếc xe chở hàng quá khổ, quá tải cày nát thì phía chính quyền quận Bắc Từ Liêm lại gián tiếp để những chiếc xe quá khổ, quá tải hoạt động. Mặc dù, đường Hoàng Tăng Bí cũng như các tuyến đường khác đều có kiểm tra xe quá khổ, quá tài nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt xe "vô tư" chạy. Đây là con đường duy nhất đi vào Cụm công nghiệp Nam Thăng Long, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp đang hoạt động.
Trước đây, theo quy hoạch đường vào Cụm công nghiệp này sẽ theo con đường Văn Tiến Dũng từ đường 32 vào. Thế nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa xây dựng xong ở tuyến đó nên Cụm công nghiệp Nam Thăng Long đang phải sử dụng tuyến đường Hoàng Tăng Bì để đi vào Cụm công nghiệp.
Hiện vẫn xuất hiện một số xe của Cụm công nghiệp Nam Thăng Long chở quá tải trọng của đường Hoàng Tăng Bí. Lý giải về việc xe quá tải chạy trên đường này, ông Nguyễn Kim Vinh- Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm nói: "UBND quận Bắc Từ Liêm đã làm việc với Cụm công nghiệp Nam Thăng Long yêu cầu Cụm công nghiệp này phải đăng ký những số xe của doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp ra vào khu vực đó thông báo cho quận để các lực lượng kiểm soát quận cho phép những xe đó đi. Đáp lại việc đó Cụm công nghiệp Nam Thăng Long phải thu tiền của các doanh nghiệp có xe để đưa vào quỹ. Để quận khi có đường hư hỏng sử dụng số tiền đó để duy tu sửa chữa. Đây là lý do tại sao vẫn còn một số xe quá tải chạy qua tuyến đường Hoàng Tăng Bì".
Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định: Đối với những loại xe quá tải chở cát vi phạm sẽ phải bị xử lý tích cực. Đối với những xe chở cát có đoàn liên ngành kiểm tra xử lý. "Chúng tôi đã xử phạt 18 đơn vị khai thác cát bằng các quyết định xử phạt hành chính. Trong các quyết định này đều buộc họ phải có giấy phép nếu không sẽ bị đình chỉ. Thời gian tới chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm tra, ai vi phạm sẽ tiếp tục phạt".
Dư luận đặt câu hỏi, với việc thu phí đường xe quá tải qua đường Hoàng Tăng Bì được lý giải sau đó dùng để sửa chữa các con đường bị hư hỏng có phải là cách nói "vụng chèo khéo chống" cho cách làm tùy tiện của UBND quận Bắc Từ Liêm!?./.
H.La.VOV.VN
Theo_VOV
Đoàn xe chở phôi thép quá tải bị chặn bắt trong đêm Chở phôi thép vượt hơn 100% trọng tải, đoàn xe bị cảnh sát giao thông Hải Phòng chặn bắt và xử phạt tổng số tiền hơn 100 triệu đồng. Khoảng 20h30 tối 19/1, đoàn xe chở phôi thép gồm 4 chiếc nối đuôi nhau trên quốc lộ 10, hướng từ Thái Bình về khu công nghiệp Hải Phòng. Nhận được tin báo, cảnh...