Xe quá tải lộng hành ở TP.HCM
Nhiều năm qua, tình trạng xe quá tải hoành hành khiến nhiều cây cầu, tuyến đường tại TP.HCM nhanh chóng xuống cấp. Việc các doanh nghiệp và chủ xe “phớt lờ” những quy định về tải trọng khiến ngành giao thông đang gặp khó khi xử lý.
Theo ước tính của Đội CSGT Rạch Chiếc – thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM, trên 2 tuyến đường Xa lộ Hà Nội và QL 1A, mỗi ngày có từ 20.000 – 24.000 lượt ô tô lưu thông, trong đó phần đông là xe tải nặng, xe container.
Xe tải vào trạm cân Thủ Đức để kiểm tra
Tình trạng các phương tiện chở quá tải trọng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi trọng tải quy định đã và đang diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, tại 2 tuyến đường này chỉ có duy nhất 1 trạm cân điện tử được đặt ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức với điều kiện mặt bằng rất chật chội.
Có mặt cùng Tổ công tác xử lý xe quá tải thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc tại trạm cân Thủ Đức hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi nhận thấy: Mặc dù rất tất bật với công việc phát hiện và xử lý, Tổ công tác cũng chỉ đưa được 5 trường hợp vào trạm cân.
Video đang HOT
Tổ công tác xử lý xe quá tải thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc (quận Thủ Đức) đang xác định chiếc xe quá tải khi nhìn vào vỏ bánh xe.
Kết quả kiểm tra cho thấy, cả 5 xe ô tô tải đều vi phạm chở quá tải trọng, trong đó có 2 trường hợp là xe tải mang BKS 49C chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế ghi trong giấy đăng ký xe với trọng lượng 44.370kg/23.850kg; xe mang BKS 36C chở 43.550kg/18.295kg trọng tải thiết kế ghi trong sổ kiểm định.
Các chiến sỹ CSGT trong tổ công tác cho biết, việc phát hiện các xe ôtô có dấu hiệu chở quá tải không khó. Chỉ cần nhìn vào dàn lốp thấy lún sâu và đều, kết hợp với nghe tiếng động cơ là có thể phán đoán khá chính xác trường hợp nào vi phạm. Vấn đề là phải có bằng chứng từ kết quả cân trọng tải thì cánh tài xế mới “tâm phục, khẩu phục”. Tuy nhiên, trước lưu lượng xe trên tuyến quá lớn, mà mỗi trường hợp vào trạm phải tốn từ 20 phút trở lên mới có thể hoàn tất biên bản nên rất mất thời gian, dễ xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hiện tại, công cụ hỗ trợ kiểm tra, xử lý xe quá tải mà Đội CSGT Rạch Chiếc được trang bị là 1 chiếc cân xách tay và 1 cân điện tử di động. Cân di động thì đang cài đặt chương trình, chiếc cân còn lại không phát huy hiệu quả như mong muốn.
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM, hầu như các xe tải nặng đều chở quá trọng lượng cho phép, thậm chí gấp 2 đến 3 lần quy định.
Qua quá trình thực thi nhiệm vụ, Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, sử dụng cân xách tay phải cân từng bánh của phương tiện nên có khi xử lý 1 xe “3 chân”, “4 chân” mất cả giờ chưa xong. Ngay như trạm cân Thủ Đức, có lần đã từng bị hỏng vì cân xe vượt tải trọng tới 80 tấn, trong khi thiết kế của trạm cân này chỉ có 60 tấn.
Thiếu tá Nguyễn Văn Cường – Đội phó Đội CSGT Rạch Chiếc chia sẻ: “Vì 2 tuyến đường XLHN và QL 1A chỉ có 1 trạm cân nên khi xử lý xe quá tải thì phải điều phương tiện về trạm. Đường xa, lưu lượng phương tiện đông khiến công việc gặp nhiều trở ngại.
Thêm vào đó, đối với các lỗi chở quá khổ, quá tải chúng ta bắt buộc chủ phương tiện phải hạ tải nhưng không có kho bãi, không có xe cẩu, thiết bị… Mặt khác, để đối phó với lực lượng chức năng, cánh tài xế thường báo trước cho nhau dừng xe, gây ùn ứ giao thông, vì vậy mà Đội đã và đang gặp phải không ít khó khăn”.
Xe thép này khi nhìn vào chúng ta dễ nhận thấy chở quá quy định nhiều lần nhưng vẫn “vô tư” chạy mà không bị lực lượng chức năng “sờ gáy”.
Xử lý xe tải nặng đã khó, đối với xe container còn khó hơn nhiều. Chỉ tính riêng khu vực Tân Cảng, mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt phương tiện ra vào, trong đó phần lớn là xe container.
Ông Trần Thế Kỷ – Phó giám đốc Sở GTVT TP cho hay, để hạn chế tình trạng xe quá tải, Sở đã tăng cường lực lượng thanh tra phối hợp với Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an thành phố và các cảng biển tiến hành kiểm tra trọng tải phương tiện tại các khu vực cảng.
Tuy nhiên, chỉ làm “xác suất” một số trường hợp thì đã xảy ra ùn ứ. Vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp và chủ xe chấp hành chở đúng tải trọng quy định là các biện pháp có tính mấu chốt mà TP đã và đang nghiên cứu, áp dụng.
Hạn chế xuống mức thấp tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải trên địa bàn TP.HCM hiện nay đi đôi với việc tăng cường các lực lượng chức năng để tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, cần xây dựng thêm nhiều trạm cân trên các tuyến đường trọng yếu, có nhiều xe tải nặng, xe container qua lại.
“Bên cạnh đó, thành phố nên quy hoạch các kho bãi để có nơi hạ tải những trường hợp vi phạm chở quá tải trọng; đồng thời, đầu tư mua sắm các thiết bị hỗ trợ cũng như cần có chế tài xử phạt mạnh hơn” – ông Kỷ kiến nghị.
Giang Uyên
Theo Infonet
Xe tải nặng chạy vào đường cấm
Theo một số người dân ngụ trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức - TPHCM, bất chấp biển cấm, nhiều xe tải nặng vẫn đi vào đường này, gây bất an cho người tham gia giao thông (ảnh). Nhiều người đề nghị CSGT tăng cường tuần tra và xử lý nghiêm những trường hợp này.
Thiếu tá Đỗ Thanh Thắng, Phó đội trưởng Đội CSGT- Trật tự - Phản ứng nhanh Công an quận Thủ Đức, cho biết sau 5 tháng cấm xe tải nặng lưu thông, tai nạn trên đường Kha Vạn Cân đã giảm rõ rệt, không xảy ra vụ nào nghiêm trọng. Sở GTVT TPHCM vừa có phương án mở rộng đường, cùng với việc tăng thời gian cấm xe tải nặng đến 24 giờ hằng ngày, hy vọng giao thông trên đường này sẽ an toàn, trật tự.
Theo Người Lao Động
Thót tim với "hung thần" Quốc lộ 1K - Bình Dương mỗi ngày có hàng trăm lượt xe ben, xe tải nặng vận chuyển đất, đá lưu thông. Người dân địa phương luôn khiếp sợ khi gặp những "hung thần" này Ngày 22-10, chúng tôi có mặt trên Quốc lộ 1K và liên tục phải nép vô sát lề đường để tránh từng đoàn xe ben, xe tải...