Xe quá tải, đừng nơi “triệt” nơi “để”
Từ ngày 1-4-2014, trên địa bàn cả nước, lực lượng chức năng đồng loạt triển khai kiểm soát tải trọng phương tiện trên các tuyến quốc lộ, mục tiêu nhằm giảm dần, tiến tới chấm dứt hoàn toàn hiện tượng xe chở quá tải trên đường vào năm 2015. Tại cuộc họp sơ kết công tác kiểm soát tải trọng quý I – 2015 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Công an mới đây, nhiều địa phương đánh giá tình trạng xe quá tải còn diễn biến phức tạp, có hiện tượng nơi “triệt”, nơi “để”, khiến công tác này chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Kiểm soát tải trọng phương tiện trên quốc lộ 20 (Lâm Đồng).
“Bảo kê” xe quá tải Theo Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, hơn một năm triển khai chủ trương kiểm soát tải trọng phương tiện, nhiều địa phương đã huy động các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát liên tục, góp phần tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp (DN) vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe. Thời kỳ cao điểm, huy động 100% quân số ăn ngủ tại chỗ, kiểm soát liên tục 24/24 giờ và bảy ngày trong tuần. UBND các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, huy động tối đa lực lượng liên quan, ngoài công an, thanh tra GTVT, còn huy động cả lực lượng quân đội, cảng vụ,… xử lý theo chuyên đề quá tải, cơi nới thùng. Vì thế, tình trạng xe ô-tô chở hàng quá tải trên phạm vi toàn quốc nhìn chung đã giảm nhiều, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.
Trong quý I vừa qua, lực lượng liên ngành đã kiểm tra hơn 87.400 xe, phát hiện 9.385 xe vi phạm, buộc hạ tải 4.184 xe với khối lượng hơn 27 nghìn tấn, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 70 tỷ đồng.
Kiểm tra tải trọng xe bằng cân xách tay, lực lượng thanh tra đã kiểm tra 30 nghìn xe, phát hiện 3.000 xe vi phạm.
Tuy nhiên, công tác ngăn chặn xe quá tải trong thời gian tới cũng đang tiềm ẩn những khó khăn lớn. Một bộ phận DN vận tải, chủ hàng, lái xe sau thời gian phản ứng kiểu thách thức trắng trợn, chống đối các lực lượng chức năng tại trạm cân, đã thay đổi “chiến thuật”, lén lút hoạt động vào ban đêm, “né trạm” bằng cách đi vào các tuyến đường liên xã, liên huyện,… trốn tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.
Ở một số nơi, vẫn xảy ra những hiện tượng tiêu cực, “bảo kê” cho xe quá tải, gây bức xúc trong xã hội. Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh Thái Văn Chung tiết lộ: Tôi trực tiếp xuống khảo sát bãi xe ở quận 7, có rất nhiều DN mang thương hiệu khác đậu trên bãi xe của một đơn vị vận tải lớn.
Video đang HOT
Theo lời chủ bãi xe, nếu không mang “thương hiệu”, lô-gô ký hiệu riêng thì không thể lọt qua trạm cân. Hoạt động mua bán lô-gô mang lại nguồn lợi lớn, mỗi xe phải nộp khoảng 3,5 tới 6 triệu đồng một tháng. Nhân với số lượng xe đang được “bảo kê”, doanh thu hằng tháng lên tới hàng tỷ đồng.
Việc mua bán thương hiệu, dán lô-gô để xe quá tải dễ dàng vượt qua trạm cân là có thật, tuy nhiên DN vận tải không dám chỉ đích danh đối tượng nào. Ông Thái Văn Chung đề nghị cơ quan công an điều tra, làm rõ hiện tượng này, thậm chí khởi tố một số đối tượng. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp “siết” chặt tải trọng để bảo đảm công bằng cho những DN chấp hành nghiêm quy định, đưa giá cước về đúng giá trị thật. Tình trạng xe chở quá tải chỉ chấm dứt ở một số tỉnh, nhưng một số địa phương vẫn còn dung túng cho hoạt động này. Mục tiêu, nhiệm vụ năm nay sẽ chấm dứt xe quá tải, nhưng có chắc những năm sau không lặp lại tình trạng này? Vì thế, cơ quan quản lý nhà nước cần quy trách nhiệm đối với người đứng đầu địa phương, nếu còn hiện tượng xe quá tải.
Không “đánh trống bỏ dùi” Nhiều cơ quan chức năng địa phương phản ánh, do chế tài xử phạt hành vi chở hàng quá tải quá nặng, một số chủ phương tiện, DN và lái xe tìm đủ cách chống đối quyết liệt.
Có trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng mất cả ngày mới giải quyết xong vì lái xe không chịu hợp tác, khóa cửa xe bỏ đi, hoặc thậm chí manh động, cố tình lao xe vào lực lượng làm nhiệm vụ, phá hỏng trạm cân. Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết: Các trạm cân điện tử lưu động thường sử dụng ngoài trời, gặp thời tiết mưa nắng thất thường nên hay xảy ra hỏng hóc, trục trặc, chất lượng không bảo đảm. Mỗi lần hỏng, phải mất khoảng nửa tháng để sửa chữa. Quãng thời gian này là khoảng trống để lái xe, chủ hàng lợi dụng, tiếp tục cho xe quá tải đi qua tuyến đường. Có trường hợp xe chở quá khổ, quá tải gắn biển kiểm soát tỉnh khác ra, vào Thủ đô, bị lực lượng chức năng truy đuổi, nhưng lái xe cố tình chạy khỏi địa bàn giáp ranh, ngoài phạm vi xử lý, nên lực lượng chức năng đành thua. Vì thế, các địa phương lân cận cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, ăn ý mới xử lý triệt để được hiện tượng này.
Trước phản ánh của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ đề nghị Hiệp hội cung cấp chứng cứ, nếu đúng là có hiện tượng nêu trên, Bộ GTVT và Bộ Công an sẽ tiến hành điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng sẽ kiên quyết siết chặt tải trọng xe và làm đến cùng, không “đánh trống bỏ dùi”, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện tiến hành lâu dài, dẹp bỏ nghi ngờ của người dân và DN vận tải về việc này. Tất cả các trạm thu phí theo hình thức BOT sẽ được lắp đặt hệ thống cân cố định, sử dụng ca-mê-ra để phạt nguội,… và cuối năm nay sẽ đưa vào thực hiện đồng bộ.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Công an khẳng định: “Không có chuyện vùng cấm hay “bảo kê”, dung túng xe quá tải. Nếu nơi nào còn để xảy ra hiện tượng này, là trách nhiệm của lực lượng CSGT và thanh tra giao thông”. Tại một số địa phương, sự phối hợp của Liên bộ GTVT và Công an chưa được hợp lý, còn có thiếu sót của cả CSGT và thanh tra GTVT. Lực lượng CSGT ở cấp huyện một số nơi chưa làm tròn trách nhiệm, các trạm cân kiểm soát tải trọng xe lưu động chưa hiệu quả, cân thiếu chính xác… Các phương tiện vi phạm kích thước thùng hàng ở các mỏ, khu công nghiệp chưa được kiểm tra, xử lý. Các lực lượng chức năng cần lắng nghe phản ánh của dư luận nhân dân, có biện pháp kiểm tra, xử lý xe chở quá tải một cách hiệu quả.
Siết chặt xe chở quá tải phải được xác định là “cuộc chiến” lâu dài, đòi hỏi các địa phương cần vào cuộc quyết liệt, bố trí đầy đủ lực lượng, phân công trách nhiệm rõ ràng của tổ công tác tại trạm, có sự hỗ trợ, giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời bố trí thêm các trạm cân lưu động để kiểm soát chặt chẽ. Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhằm giáo dục nhận thức cho chủ xe, chủ hàng, DN vận tải nắm được chủ trương, quy định liên quan để tạo sự đồng thuận cao. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng; điều tra, xử lý nghiêm đối với hành vi “hối lộ”, “cò mồi dẫn xe” vượt trạm hoặc né trạm cân; xử lý nghiêm các biểu hiện thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hành vi tiêu cực tại các trạm cân.
Hơn 100 lô-gô mạo danh “bảo kê” xe quá tải tại TP Hồ Chí Minh
Theo Đại tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT (PC67) thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng xe quá khổ, quá tải trên địa bàn diễn ra khá phức tạp. Hiện tượng dán lô-gô lên xe nhằm mạo danh người quen lãnh đạo công an và lực lượng chức năng như lô-gô “Hoa hồng”, “36″, “An toàn giao thông” để lưu thông khá nhiều. Theo thống kê của PC67, hiện có khoảng hơn 100 lô-gô được sử dụng để giả mạo sự quen biết các lực lượng chức năng nhằm bảo kê xe quá tải. Lãnh đạo PC67 chính thức nghiêm cấm tất cả cán bộ, chiến sĩ bao che hành vi chở quá tải, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và đã triển khai chủ trương xử lý nghiêm tình trạng dán lô-gô nhằm “bảo kê” xe chở quá tải đến tất cả quận, huyện cùng thực hiện.
Bài và ảnh: MINH TRANG
Theo_Báo Nhân Dân
Bộ GTVT yêu cầu xử lý tài xế lái xe phá hỏng trạm cân
Bộ GTVT yêu cầu xử lý vi phạm và áp dụng hình phạt cao nhất theo các quy định pháp luật đối với tài xế Nguyễn Văn Thắng và những người liên quan đối với hanh vi cô tinh lam hư hong tram kiêm tra tai trong xe tại Thanh Hóa.
Bộ giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị Bô Công an và UBND tinh Thanh Hoa chỉ đạo khẩn trương điêu tra, xác minh, làm rõ vụ việc lai xe Nguyên Văn Thăng điêu khiên ô tô keo theo rơ moóc cô tinh chay vơi tôc đô cao va phanh gâp lam hong hê thông đương dân cân va thiêt bi cân cua tram kiêm tra tai trong xe lưu đông TC-003 trên đia ban tinh Thanh Hoa.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu xử lý vi phạm (nếu có) và áp dụng hình phạt cao nhất theo các quy định pháp luật đối với tài xế Nguyễn Văn Thắng và những người liên quan đối với hanh vi cô tinh lam hư hong tram kiêm tra tai trong xe.
Trạm cân Thanh Hóa hư hỏng nặng sau khi xe đầu kéo phanh gấp. (Ảnh: VNE)
Tại văn bản, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an và các tỉnh có phương án và các biên phap nghiêp vu để bảo đảm an toàn đối với tài sản và người thực thi nhiệm vụ tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
Ngoài ra, cần ngăn ngưa và xư ly kịp thời khi phát hiện lai xe hoăc cac đôi tương khac co biêu hiên không châp hanh hoăc cô tinh điêu khiên phương tiên gây hư hong cho tram kiêm tra tai trong xe lưu đông; thông bao rông rai trên thông tin đai chung đê ngươi dân thưc hiên va phôi hơp giam sat thưc hiên.
Bộ GTVT yêu cầu Sơ GTVT Thanh Hóa phôi hơp chăt che vơi Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà cung cấp thiết bị là Công ty TNHH MTV Hanel khân trương khắc phục, sửa chữa để đưa tram cân hoat đông binh thương.
Văn bản của Bộ GTVT nêu rõ, trong thơi gian khăc phuc, sư dung bô cân xach tay cua Thanh tra Sơ đê duy tri hoat đông kiêm tra tai trong xe. Các đơn vị gửi báo cáo về trước ngày 15/7/2014.
Trước đó, khoảng 10h50 phút, ngày 1/7, lực lượng liên ngành gồm Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Nguyễn Văn Thắng (SN 1983), thường trú tại Hà Vị, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang điều khiển xe ô-tô đầu kéo BKS 98H-2681 kéo rơ-moóc BKS 98R-0193 đang lưu hành hướng nam-bắc vào trạm cân kiểm tra tải trọng.
Khi điều khiển phương tiện vào trạm cân, tài xế chạy với tốc độ cao, đến bàn cân đã phanh gấp khiến hệ thống đường dẫn cân và nhiều thiết bị hư hỏng.
Sau khi xảy ra sự việc, Bô GTVT đa chi đao Tông cuc Đương bô Việt Nam điêu đông ngay tram cân dư phong vao thay thê.
Hoàng Chiến
Theo_VTC
Né trạm cân, xe quá tải rầm rập vào cao tốc mới Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai mới thông xe được 3/4 phần nhưng thời gian gần đây có rất nhiều xe quá tải ùn ùn đi vào để "né" trạm cân. Xác nhận với TS, ông Lê Kim Thành, Phó TGĐ Tổng công ty đường cao tốc VN (VEC) cho biết: Khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, các phương tiện...