Xe ôtô kinh doanh vận tải nhưng không đăng ký sẽ bị phạt như thế nào?
Những chủ xe ôtô trong khi sử dụng xe có phát sinh dịch vụ kinh doanh dịch vụ vận tải như chở khách, chở hàng trong thời gian rảnh nhưng không tiến hành đăng ký là sai với quy định của pháp luật.
Xe ôtô được sử dụng để kinh doanh dịch vụ vận tải như vận chuyển hành khách, hàng hoá… bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Ảnh: X.Trung.
Dù tần suất ít hay nhiều vẫn phải đăng ký kinh doanh
Việc sử dụng ôtô để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm sinh lợi đều thuộc phạm vi của xe kinh doanh, bất kể tần suất hoạt động ít hay nhiều đều nằm trong phạm vi phải đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Bên cạnh đó, điều kiện sử dụng ôtô vào mục đích kinh doanh vận tải đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
Video đang HOT
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Mức xử phạt với trường hợp không đăng ký
Theo tin tức pháp luật ôtô, theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019 về xử phạt những hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14-20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
- Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải…
Ôtô kinh doanh phải gắn phù hiệu
Cũng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần phải tuân thủ 1 số điều như sau:
- Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
- Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm…
Ngoài ra, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo của Luật Giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau (trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới):
- Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;
- Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;
Bên cạnh việc dán phù hiệu, trước ngày 31.12.2021, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải đổi sang biển vàng, nếu không sẽ bị phạt hành chính ở mức 8 triệu đồng.
Chính thức ban hành quy chuẩn khí thải mức 5 đối với xe ôtô
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 06/2021/TT-BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Quy chuẩn mới về khí thải mức 5 đối với xe ôtô quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BGTVT. Ảnh: ST
Theo thông tư, mức 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 5 được Ủy ban kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc quy định.
Các loại xe ôtô được áp dụng trong quy chuẩn bao gồm các xe ôtô có ít nhất bốn bánh, được phân loại vào nhóm xe ôtô khối lượng chuẩn thấp (cao nhất bằng 2.610 kg) hoặc nhóm xe ôtô khối lượng chuẩn cao (lớn hơn 2.610 kg và một số loại có đặc điểm khác).
Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 109:2021/BGTVT áp dụng cho các đối tượng sau:
- Các cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe ôtô.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô.
Lưu ý: Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại xe ôtô sau đây:
- Xe ôtô được thiết kế, chế tạo để chạy trên các loại địa hình và đường không thuộc hệ thống giao thông đường bộ.
- Xe ôtô điện (ôtô chỉ sử dụng điện làm nguồn động lực).
Thông tư 06/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1.1.2022.
Côn xe ôtô không còn chuẩn xác, điều chỉnh như thế nào là hợp lý Sau thời gian dài sử dụng, côn xe ôtô thường không còn chuẩn như trước. Cho nên, bạn cần điều chỉnh côn xe để ly hợp hoạt động chính xác. Côn xe ôtô còn gọi là bộ ly hợp, là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số, cầu chủ động, và bánh xe. Sử dụng côn là kỹ thuật cho...