Xe ôtô điện Trung Quốc đạt 0 điểm NCAP, qúa nguy hiểm cho người dùng
Chiếc xe ôtô điện JAC E10x không tự động ngắt điện sau khi va chạm, điều này dẫn đến bài kiểm tra thử nghiệm va chạm NCAP Latin của mẫu xe điện đến từ Trung Quốc không có điểm, đồng nghĩa thất bại.
Vòng thử nghiệm va chạm cuối cùng năm 2022 của Latin NCAP đã diễn ra và nó là điều khoản bắt buộc để các hãng xe muốn mang sản phẩm của mình bày bán ở đại lý. Trong cuộc thử nghiệm này, 1 chiếc xe điện JAC E10x của Trung Quốc (còn gọi là EJS1 và E-S1) đã không nhận được sự “rung chuông”.
Chiếc xe ôtô điện JAC E10x đã được thử nghiệm về tác động trực diện, tác động bên, va chạm mạnh và khả năng bảo vệ người đi bộ. Kết quả mà mẫu xe này đạt được là 0% ở người lớn, 6,34% ở trẻ em, 20,25% ở bảo vệ người đi bộ và người đi đường dễ bị tổn thương, và 6,98% ở hỗ trợ an toàn. Kết quả chung xe đạt 0 sao.
Xe ôtô điện JAC E10x đạt 0 điểm NCAP, quá nguy hiểm cho người dùng.
Mặc dù đây không phải là chiếc xe điện đầu tiên nhận được xếp hạng 0 sao nhưng Latin NCAP chỉ ra rằng JAC đã không tự động cắt điện sau tác động trong thử nghiệm va chạm trực diện. Điều đáng lo ngại không kém là kết quả của tác động phụ tiếp theo do việc ngắt khẩn cấp vẫn không hoạt động. Do đó, pin của EV vẫn được kết nối và chạy, mặc dù hệ thống cho biết nó đã tắt.
Video đang HOT
“Mô hình cho thấy cấu trúc và khu vực để chân không ổn định khi va chạm trực diện với khả năng bảo vệ kém đối với ngực của người lái, điều đó có nghĩa là khả năng cao xảy ra chấn thương, đe dọa tính mạng khi va chạm trực diện.” Latin NCAP lưu ý.
Điều đáng lo ngại không kém là kết quả của tác động phụ tiếp theo do việc ngắt khẩn cấp của xe vẫn không hoạt động.
Tệ hơn nữa, lốp xe bị mòn quá mức trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát ổn định điện tử của ôtô đã khiến Latin NCAP phải dừng thử nghiệm. Điều đáng nói là thực tế vẫn còn những chiếc xe chỉ có hai túi khí trong thời đại ngày nay.
Ngoài ra, ESC chỉ là một tính năng tùy chọn trong khi các hệ thống an toàn khác mà chúng tôi thường coi là hiển nhiên phải có nhưng trên xe JAC E10x không được cung cấp. Chúng bao gồm phanh khẩn cấp tự động, hỗ trợ làn đường và hỗ trợ tốc độ.
Xe ôtô điện Trung Quốc giá rẻ đang đe dọa kei car Nhật Bản
Nguyên nhân là do các hãng xe Nhật Bản hiện khá chậm chạp trong việc chuyển đổi kei car thành ôtô điện, vô tình tạo cơ hội lớn cho người Trung Quốc.
Trong vài năm trở lại đây, phân khúc xe ôtô điện cỡ nhỏ giá rẻ tại Trung Quốc ngày càng sôi động với sự xuất hiện của hàng loạt tân binh. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến Wuling Hongguang Mini EV - mẫu ôtô điện bán chạy nhất tại Trung Quốc hiện nay.
Không chỉ được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, ôtô điện giá rẻ còn bị các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản coi là nguy cơ. Theo đó, ông Soichiro Okudaira, chủ tịch của hãng xe Daihatsu thuộc tập đoàn Toyota, cho rằng ôtô điện Trung Quốc giá rẻ có thể đe dọa xe kei car Nhật Bản. Nguyên nhân là do các hãng xe Nhật Bản hiện khá chậm chạp trong việc chuyển đổi kei car thành ô tô điện, vô tình tạo cơ hội lớn cho người Trung Quốc.
Xe ôtô điện Trung Quốc giá rẻ đang đe dọa kei car Nhật Bản.
Trao đổi với phóng viên tờ Nikkei Asia, ông Okudaira thừa nhận hãng Daihatsu đang làm hết sức có thể để cạnh tranh với những mẫu xe ôtô điện Trung Quốc giá rẻ. "Thiết kế ôtô Trung Quốc không chỉ đơn thuần là mở rộng thứ được ưu tiên. Ví dụ, pin và mô-tơ được làm mát bằng gió thay vì dung dịch", ông Okudaira cho biết. "Thiết kế như thế này có thể là nhược điểm vì không phù hợp với việc đi đường dài ở tốc độ cao nhưng lại giảm được chi phí bằng cách giới hạn môi trường vận hành lường trước. Công ty chúng tôi sẽ quay lại với những khái niệm cơ bản của việc chế tạo ô tô và nghĩ ra ý tưởng mới dành cho xe điện giá rẻ. Chúng tôi cũng phải cạnh tranh về giá bán".
Dự kiến, mẫu xe kei car chạy điện đầu tiên của hãng Daihatsu sẽ chính thức trình làng vào năm 2025.
Dự kiến, mẫu xe kei car chạy điện đầu tiên của hãng Daihatsu sẽ chính thức trình làng vào năm 2025 với giá bán xấp xỉ 1 triệu Yên (khoảng 195 triệu đồng). Giá bán này vẫn cao hơn một số mẫu ô tô điện Trung Quốc hiện nay. Dù vậy, ông Okudaira khẳng định "chắc chắn sẽ có nhu cầu" dành cho xe kei car sở hữu "nội thất tương đối rộng rãi, có khoang hành lý và đủ chỗ cho 4 người ngồi".
Ngoài ra, theo ông Okudaira, hãng Daihatsu còn đang cân nhắc việc biến mẫu xe kei car bán chạy Mira e:S của mình thành ôtô điện. Bên cạnh đó là kế hoạch tung ra phiên bản thuần điện của dòng ôtô thương mại Daihatsu Hijet với giá bán chỉ tương đương xe máy xăng.
Daihatsu hiện còn hợp tác với nhiều hãng sản xuất xe hơi khác để "điện hóa" dòng sản phẩm của mình.
Ngoài ra, Daihatsu hiện còn hợp tác với nhiều hãng sản xuất xe hơi khác để "điện hóa" dòng sản phẩm của mình. Mục tiêu của Daihatsu là kiểm soát được chi phí pin xe điện.
"Daihatsu đang nghiên cứu nhiều giải pháp, bao gồm cả việc mua pin sản xuất tại Trung Quốc", ông Okudaira hé lộ. "Từ nay đến năm 2030, để điện hóa toàn bộ các mẫu xe mới thì cần đầu tư hàng chục tỷ Yên hoặc hơn thế nữa. Do đó, chúng tôi đang hợp tác với công ty mẹ Toyota. Cùng với Suzuki, chúng tôi đang tham gia vào một liên doanh phát triển xe điện Toyota và Isuzu sở hữu. Cùng với nhau, chúng tôi sẽ phát triển các công nghệ liên quan đến xe điện".
Cận cảnh ôtô điện VinFast VF 5 Plus, giá từ 458 triệu đồng tại Việt Nam VinFast VF 5 Plus có giá khởi điểm 458 triệu đồng ở thị trường Việt Nam. Mẫu ôtô điện này có ưu điểm gì nổi bật? VinFast VF 5 Plus sở hữu thiết kế hiện đại, độc đáo, được trang bị các công nghệ và tính năng thông minh vượt trội, khả năng vận hành mạnh mẽ, an toàn. Cụ thể, VF 5...