Xe ôtô cũ hoạt động kém hiệu quả, chủ xe cần làm gì?
Để xe ôtô cũ hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn, chủ xe không nên bỏ qua các công việc đơn giản dưới đây.
Thay dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát cần phải được thay thế định kỳ để động cơ có thể hoạt động hiệu quả nhất. Bởi, sau khoảng thời gian 5 năm, các thành phần hóa học và các chất chống ăn mòn trong dung dịch làm mát thường không còn tác dụng, nếu cố sử dụng tiếp có thể dẫn đến sự ăn mòn của bộ phận tản nhiệt và các bộ phận khác trong hệ thống làm mát.
Vì vậy, tài xế nên thay nước làm mát theo định kỳ 5 năm hoặc theo số km để chăm sóc bảo dưỡng xe tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy ô tô cũ nóng bất thường hoặc động cơ hoạt động không hiệu quả, tài xế nên kiểm tra mực nước làm mát trong ca-po.
Với xe ô tô cũ, sau thời gian dài hoạt động, dầu phanh sẽ bị nhiễm ẩm, làm giảm nhiệt độ và tăng nguy cơ dầu bị sôi, đồng thời khiến bàn đạp phanh bị mòn do đạp phanh sớm.
Thay dầu phanh định kỳ cho xe ôtô cũ. (Ảnh: oto.com)
Bên cạnh đó, các chất chống ăn mòn trong dầu phanh cũng bị thay đổi khiến oxy hóa cùm phanh, xy-lanh bánh con, xy lanh chính và bộ điều khiển phanh ABS. Vì vậy, tài xế nên thay dầu phanh theo chu kỳ từ 3-5 năm để có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ cháy phanh.
Thay dầu hộp số
Dầu hộp số nên được thay sớm khi xe vận hành trong điều kiện bất lợi hoặc môi trường khắc nghiệt, giúp hạn chế tối đa chất lượng dầu xuống cấp, ảnh hưởng đến động cơ xe. Ngay cả khi xe chưa đạt đến số km theo chỉ định, chủ xe cũng nên thay dầu để đảm bảo cho động cơ luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra, tài xế nên sử dụng đúng loại dầu ATF được chỉ định cho xe, vì trên thị trường có rất nhiều loại dầu hộp số khác nhau, sử dụng sai sẽ gây nên vấn đề cho hộp số. Dầu hộp số có màu đỏ hoặc màu xanh, dầu động cơ có màu vàng óng.
Thông thường, dây đai cam có tuổi thọ khoảng 97.000 – 160.000 km di chuyển và tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của động cơ. Cũng giống như các bộ phận khác, dây cam không có tuổi thọ vĩnh cửu, do vậy chúng cần được thay thế định kỳ.
Dây đai cam trong hệ thống động cơ ôtô. (Ảnh: oto.com)
Trong trường hợp tài xế không thay dây đai cam, nếu dây đai cam bị đứt, động cơ sẽ ngừng hoạt động; đồng thời làm pít-tông có thể đội vào xupap khi trục cam ngừng quay. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ.
Thay bộ lọc gió
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, tài xế nên vệ sinh bộ lọc gió của động cơ sau 5.000 km di chuyển, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km di chuyển. Tuy nhiên, với các xe ô tô cũ, thường xuyên di chuyển trong thời tiết khắc nghiệt, tài xế nên vệ sinh sau 3.000 – 4000 km di chuyển, thay mới sau 15.000 km di chuyển.
10 quan niệm sai lầm về xe ô tô hiện nay
Dưới đây là 10 quan niệm "nực cười" về xe hơi vẫn được tin tưởng, bất chấp mọi điều chứng minh ngược lại.
Xăng cao cấp cải thiện hiệu suất xe
Khi đổ xăng, nhiều người vẫn lựa chọn loại xăng cao cấp với mức giá đắt tiền hơn vì cho rằng nó tốt hơn nhiều so với xăng bình thường. Họ tin rằng loại xăng này cũng sẽ kéo dài tuổi thọ của xe.
Video đang HOT
Xăng cao cấp không giúp cải thiện hiệu suất xe (Ảnh: Hot cars)
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, xăng cao cấp (có trị số ốc-tan cao) thường được dùng cho những chiếc xe hạng sang hoặc xe thể thao. Vậy nên, nếu không phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất, xăng cao cấp thực sự có thể tác dụng ngược lại khi bơm vào những chiếc xe phổ thông.
Ô tô được coi là một khoản đầu tư
"Một ô tô dùng cả đời" là một trong những suy nghĩ sai lầm nhất của bộ phận nhỏ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, suy nghĩ mua ô tô để đi một thời gian, rồi bán lại kiếm lời của số khác cũng không thực tế. Trường hợp này chỉ xảy ra khi chiếc xe sở hữu một giá trị vô giá nào đó như độ hiếm chẳng hạn, nếu không, chủ xe chắc chắn bị lỗ với "khoản đầu tư" ô tô.
Ô tô xuống cấp là điều không tránh khỏi (Ảnh: Autoweek)
Ngay cả những chiếc siêu xe nổi tiếng cũng mất giá theo thời gian. Hoặc đơn giản, ô tô thường sẽ mất giá khi một mẫu xe mới được ra mắt.
Thực tế, xe ô tô luôn xuống cấp theo thời gian. Do đó, chủ xe thậm chí phải mất thêm chi phí bảo hiểm và sửa chữa không nhỏ. Tính ra, ô tô sẽ trở thành một thứ "ngốn tiền", thay vì một món hời như dự tính của chủ xe.
Xe cơ bắp không thể quay đầu
Xe cơ bắp là một thuật ngữ chỉ những chiếc 2 cửa hiệu suất cao đến từ hãng ô tô Mỹ và chúng rất khó quay đầu. Ngay cả những người đam mê dòng xe cơ bắp vẫn còn tin vào quan niệm này.
Các mẫu xe cơ bắp hiện đại đã được cải thiện về xử lý khúc cua (Ảnh: Top Speed)
Trong quá khứ, đúng là những chiếc xe cơ bắp cổ điển gặp vấn đề khi xử lý các khúc cua do trang bị động cơ V8 cồng kềnh và hệ thống treo nặng nề.
Tuy nhiên, nhờ vào những tiến bộ công nghệ hiện nay, vấn đề trên đã được cải thiện. Hầu hết các xe cơ bắp hiện đại đều có thể ôm cua tốt hơn, và thậm chí còn vượt trội hơn một số siêu xe.
Điều chỉnh xe thường xuyên
Bảo dưỡng xe là điều cần thiết trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, liên tục mang xe đến garage để chỉnh sửa thực sự chỉ làm giàu cho thợ máy.
Trước hết cần hiểu rõ, "chỉnh sửa" và "bảo dưỡng" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bảo dưỡng xe sẽ luôn cần thiết để duy trì chất lượng sử dụng xe, cũng như kéo dài tuổi thọ xe.
Chỉnh sửa xe cần thiết để hoạt động hiệu quả, nhưng không nên quá nhiều (Ảnh: Hot cars)
Vậy nhưng, với vấn đề chỉnh sửa, việc liên tục đem xe ra tháo lắp, điều chỉnh cho dù là vì những lỗi nhỏ nhất thật ra chỉ tốn tiền và mất thời gian của chủ xe. Nhất là với những chiếc xe hiện đại.
Công nghệ sẽ thay thế phản xạ con người
Sự phát triển của công nghệ, bao gồm cả những tiến bộ như hệ thống tự lái, có thể là một điều tốt. Đáng buồn thay, nó cũng có mặt trái. Những công nghệ hiện đại này cho người lái xe cảm giác an toàn giả tạo, khiến họ mất cảnh giác.
Hệ thống tự lái khiến tài xế chủ quan (Ảnh: Hot cars)
Ngay cả những cảm biến tốt nhất hiện nay vẫn có thể không phát hiện được chướng ngại vật đột ngột trên đường hoặc xe phía trước phanh gấp. Thêm vào đó, những cảm biến này có thể cũng không thích ứng với các điều kiện thời tiết đặc thù như mưa, bão, tuyết...
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người lái xe nên quan niệm cần tỉnh táo trong mọi tình huống.
Động cơ càng lớn thì càng mạnh
"Càng lớn càng tốt" là một sai lầm mà nhiều người mắc phải khi đánh giá nhiều mặt hàng, bao gồm cả động cơ xe hơi.
Nhiều "tài mới" cho rằng động cơ V8 là tối ưu nhất. Với trang bị động cơ này, tất cả xe sẽ trở nên mạnh mẽ và tốc độ hơn. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các xe đều được chế tạo để mang động cơ phù hợp với kích thước xe. Việc cố "nhồi nhét" một động cơ kích thước lớn hơn sẽ phá vỡ khung xe vốn được tính toán đủ chỗ cho mọi bộ phận xe.
Xe ô tô được lắp đặt động cơ với kích thước phù hợp (Ảnh: Car and Driver)
Quan trọng hơn, với một chút điều chỉnh, động cơ V6 có thể mạnh mẽ hơn động cơ V8 khi được trang bị trên một mẫu xe phù hợp.
Do đó, kích thước động cơ không phải lúc nào cũng quyết định công suất xe.
Phải thay dầu sau mỗi 8000 km
Đa số các chủ xe đều nhận được một lịch nhắc bảo dưỡng trong đó nhấn mạnh các giai đoạn cần phải thay dầu máy. Trung bình con số tối thiểu là sau mỗi 8.000 km. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng nếu không tuân thủ đúng con số, ô tô sẽ bị hư hỏng.
Việc thay dầu nên được thực hiện ở tần suất phù hợp (Ảnh: Hot cars)
Ngày nay, với những cải tiến vượt bậc trong công nghệ, một số xe có thể đi đến 16.000 km mới phải thay dầu.
Việc thay dầu nên được thực hiện, tuy nhiên, cần ở một tần suất phù hợp với mỗi xe theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Xe càng to thì càng an toàn
Một trong những lý dòng xe SUV được ưa chuộng là vì nhiều người nghĩ rằng một chiếc xe kích thước lớn hơn thì sẽ an toàn hơn. Theo đó, khi có tai nạn, người đi những chiếc xe đó sẽ ít chịu ảnh hưởng thiệt hại hơn.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê lại cho thấy điều ngược lại, bởi một chiếc ô tô với kích thước lớn sẽ mất nhiều thời hơn để phanh và xử lý khi va chạm.
Kích thước xe không quyết định độ an toàn khi va chạm (Ảnh: Hot cars)
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong trên những chiếc xe kích thước lớn thậm chí còn cao hơn so với những chiếc hạng trung do dễ bị lật xe.
Vì vậy, dùng quan niệm "càng to càng an toàn" khi đánh giá các loại xe phù hợp cho gia đình là thiếu khách quan.
Ắc quy hết điện "sống" lại khi kích nổ
Hầu hết các chủ sở hữu xe đều đã từng trải qua tình huống ô tô không thể nổ máy do bình điện yếu hoặc hết hẳn điện.
Khi được kích nổ, ắc quy xe có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên, điều này khiến người lái xe lầm tưởng rằng ắc quy xe luôn hoạt động trở lại và được sạc đầy điện chỉ với một cú kích nổ đơn giản.
Kích nổ ắc quy chỉ là phương án trì hoãn tạm thời (Ảnh: Hot cars)
Trong thực tế, việc kích nổ chỉ là một phương pháp trì hoãn. Vì vậy, điều đầu tiên người lái xe nên làm sau khi kích nổ là kiểm tra ắc quy, thay vì yên tâm nó đã được sạc đầy điện.
Và nếu cần thiết, người lái xe cần phải thay một bộ ắc quy mới.
Bất kỳ chiếc xe cũ nào cũng có thể được phục hồi
Quan niệm sai lầm này đến từ các chương trình truyền hình về trùng tu xe. Hình ảnh những chiếc xe ô tô đã mục nát trong bãi phế liệu nhiều năm nhưng lại được phục hồi như mới dễ dàng khiến mọi người lầm tưởng.
Trên thực tế, công việc sửa chữa và trùng tu xe cũ thường mất khá nhiều thời gian, có thể lên đến vài năm do chưa tìm được các bộ phận và vật liệu phù hợp để thay thế.
Những chiếc xe cũ ít có cơ hội "hồi sinh" (Ảnh: Hot cars)
Ngay cả khi được tân trang để có vẻ ngoài như mới, nhưng có nhiều hư hỏng không bao giờ có thế khắc phục được trên những chiếc xe cũ. Tuy đáng buồn, nhưng thực tế nhiều chiếc xe đã phải trở thành rác phế liệu.
Mua xe ôtô cũ: Thủ tục sang tên từ công ty sang cá nhân cần gì? Trong trường hợp mua - bán 1 chiếc xe ôtô cũ, rất có thể sẽ gặp phải trường hợp một chiếc xe thuộc sở hữu của công ty bán về cho tư nhân sử dụng. Vậy thủ tục cần những gì? Nhu cầu mua - bán xe ôtô cũ vẫn không hề giảm nhiệt, việc nắm được thủ tục sang tên xe là...