Xe ô tô “uống xăng” nhiều là do đâu?
Rất nhiều trường hợp xe ô tô xảy ra tình trạng “ngốn” xăng một cách bất thường. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tiết kiệm nhiên liệu là một trong những tiêu chí nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn ô tô, nhất là trong bối cảnh giá xăng, dầu liên tục gia tăng. Tuy nhiên, ngoài những công nghệ có sẵn trên xe, thực tế mức tiêu hao nhiên liệu mỗi mẫu xe còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen lái xe hàng ngày của tài xế. Dưới đây là những thói quen không tốt của tài xế có thể khiến ô tô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Thói quen lái xe
Đối với các tài xế, việc tăng giảm ga đột ngột hoặc tải nặng là điều khó tránh khỏi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lái xe trong đô thị hay trên đường trường, cũng như cách lái xe của mỗi tài xế là khác nhau. Tuy nhiên, việc tăng giảm ga đột ngột hay thường xuyên phải chở nặng lại gây hao hụt nhiên liệu một cách đáng kể. Bởi vì khi đạp chân ga để tăng tốc nhanh, van tiết lưu mở ra, cho phép nhiều không khí đi vào buồng đốt. ECU điều khiển phải đáp ứng bằng cách thêm lượng nhiên liệu để duy trì tỷ lệ hoà khí thích hợp.
Việc tăng giảm ga đột ngột hay thường xuyên phải chở nặng gây hao hụt nhiên liệu
Do đó, tăng tốc nhanh sẽ tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu. Vì vậy, nếu không phải tăng tốc nhanh để vượt xe khác, tài xế nên tăng tốc từ từ và không nên đạp phanh đột ngột cũng như giữ đều chân ga để xe giữ tốc độ ổn định.
Áp suất lốp xe hơi
Khi lốp xe non không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu tốn nhiên liệu, áp suất trong lốp xe quá thấp khiến cho quá trình di chuyển áp lực của thân xe làm cho động cơ phải hoạt động nhiều hơn, khiến cho xe hao tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Lọc gió cũ kĩ
Video đang HOT
Nhiều lái xe ít để ý đến việc thay thế bộ lọc gió định kỳ (khoảng 20.000 km/lần). Tuy nhiên, việc làm này rất cần thiết bởi vì nếu bộ lọc không khí bị tắc sẽ làm hạn chế lượng không khí lưu thông vào động cơ.
Lọc gió đóng nhiều bụi bẩn khiến cho lượng gió vào buồng đốt ít hơn
Lọc gió đóng nhiều bụi bẩn khiến cho lượng gió vào buồng đốt ít hơn, đồng nghĩa với việc bụi bẩn cũng sẽ nhiều hơn do lọc không tốt. Xe lúc này sẽ nhanh nóng lên và khiến tăng muội than dẫn tới nghẹt bugi khiến cho động cơ lúc này có thể tắt đột ngột. Vì thế, để đảm bảo ô tô hoạt động trơn tru và ít gây tiêu tốn nhiên liệu. Các tài xế nên đi kiểm tra định kì thay lọc gió mới (khoảng 20.000 km/lần) và kiểm tra vệ sinh (5.000 km/lần) để động cơ hoạt động tốt hơn.
Nước làm mát bị cạn
Cảm biến nhiệt của nước làm mát được thiết kế đặt cạnh ngay ở sườn của động cơ, tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Cảm biến nhiệt này được cấu tạo sinh ra bởi dòng điện trở.
Nước làm mát cạn sẽ dẫn đến tình trạng xe “uống xăng” một cách rất lãng phí
Chính vì vậy, khi cảm biến bị mất, nó sẽ báo cho bạn những thông số sai lệch so với thực tế. Nên khi bạn nhìn vào ECU đang có chỉ số nước làm mát lạnh, nhưng thực tế nó lại đang trong thể nóng, tức là ngược lại chỉ số bạn nhìn thấy. Nên các chủ xe hay chủ quan nghĩ rằng đó là chỉ số đúng mà không biết, lượng nhiên liệu được phun vào động cơ đang ở mức nhiều hơn so với mức bình thường. Tình trạng này, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng xe “uống xăng” một cách rất lãng phí.
Theo Cartimes
Sử dụng điều hòa trên ô tô như thế nào cho đúng khi trời lạnh
Bên cạnh những lợi ích, hệ thống điều hòa ô tô cũng có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng đến động cơ xe và sức khỏe con người khi không được sử dụng đúng cách.
Hệ thống điều hòa được xem là một trong những bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ dẫn đến những thói quen xấu và gây ra tác hại khôn lường, có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Dưới đây là một số lưu ý về việc sử dụng điều hòa vào mùa đông giúp tài xế có những hành trình ấm áp và an toàn.
Điều hòa trên ô tô là loại hai chiều?
Nhiều người sử dụng xe cho rằng, điều hòa trên ô tô cũng là điều hòa hai chiều như ở gia đình nên có thể chỉnh nóng, lạnh. Nhưng, thực tế nó chỉ có một chiều lạnh.
Hệ thống điều hòa được xem là một trong những bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô
Còn hệ thống làm nóng hoạt động độc lập với dàn lạnh (chỉ chung quạt gió). Hệ thống làm nóng sẽ gom nhiệt từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này, nhiệt độ sẽ được gom vào nước, chảy qua đường ống gần mặt táp-lô. Lúc này, quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng từ dòng nước vào cabin để sưởi ấm.
Còn các tính năng sưởi ấm ở ghế, vô lăng, tay nắm cửa... trên một số dòng xe là được sử dụng bằng năng lượng điện nên về lý thuyết cũng không tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe.
Để kính trong xe không bị mờ
Khi lái xe mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp hoặc trong điều kiện mưa ẩm, khiến lượng hơi nước bên trong xe ngưng tụ bám phía trong kính lái, gây mờ. Vì vậy, theo nguyên lý để kính hết mờ tức phải giải phóng được lượng nước này.
Và nhiều tài xế băn khoăn là nên bật điều hòa lạnh hay hệ thống sưởi để kính lái hết mờ? Thực tế, thì cả hai cách đều được. Tuy nhiên, cách nhanh nhất để hết mờ kính là bật sưởi kính hoặc nếu không có sưởi kính thì bật điều hòa, gió to và chọn chế độ hết gió lên kính.
Khi lái xe mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp hoặc trong điều kiện mưa ẩm khiến kính lái bị mờ
Sau vài chục giây đến một phút kính sẽ khô hoàn toàn, sau đó điều chỉnh cho hướng gió về cabin, không hất vào kính nữa. Lúc này bật điều hòa, nóng hay lạnh sao cho người trên xe thấy thoải mái là được, kính sẽ không bị mờ nữa.
Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn nên hé kính cửa sổ một chút cũng sẽ giúp giảm hiện tượng hơi nước ngưng tụ phía trong xe. Đồng thời cũng giúp tăng khí oxy trong xe tránh tình trạng bị choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Bật nhiệt độ trong xe bao nhiêu cho phù hợp
Nhiều người thắc mắc, vào mùa đông trời lạnh thì nên để nhiệt độ trong xe bao nhiêu cho hợp lý. Theo các chuyên gia về sức khỏe, nên để nhiệt độ mà cơ thể cảm thấy dễ chịu, tức không cần phải nóng ấm so với bên ngoài mà chỉ cần ngồi trong xe không cảm thấy lạnh là được.
Như mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, dải nhiệt độ phù hợp là khoảng 20-26 độ. Và lưu ý, trước khi xuống xe, nên tắt điều hòa hoặc giảm nhiệt độ để cơ thể dần thích nghi, trách bị sốc nhiệt khi bước ra ngoài, đặc biệt với trẻ em và người già.
Khởi động xe xong hãy bật điều hòa
Dù trời nóng hay lạnh thì tài xế cũng nên tập thói quen - bật điều hòa sau khi đã khởi động xe và tắt trước khi tắt máy.
Bởi, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, thói quen này theo thời gian sẽ giúp bảo vệ hệ thống phát điện của xe hoạt động tốt hơn. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
Theo Cartimes
Vì sao hệ thống kiểm soát hành trình ngày càng phổ biến trên xe hơi? Kiểm soát hành trình hay chế độ ga tự động - là một trong những tiện ích đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe phổ thông. Vậy hệ thống này là gì và hỗ trợ gì cho tài xế? Cruise Control là gì? Hệ thống kiểm soát hành trình (Cruise Control) có khả năng giúp ôtô tự động duy trì...