Xe ô tô ở Mỹ phải lắp thiết bị phát hiện lái xe say xỉn
Máy cảm biến hơi thở và đo nồng độ cồn dưới mô ngón tay là trọng tâm của một quy định mang tính bước ngoặt để chống lại nạn lái xe sau khi uống rượu bia tại Mỹ.
Nguyên mẫu của hệ thống đo nồng độ cồn trong lớp mô ngón tay của người lái xe. Ảnh: AFP
Luật liên bang này, yêu cầu các xe ô tô thế hệ mới ở Mỹ phải kiểm tra và ngăn chặn những người lái say xỉn, sẽ cứu sống hàng ngàn người mỗi năm cũng như có tiềm năng áp dụng tại các quốc gia khác.
Tuy nhiên, đạo luật vừa được Tổng thống Joe Biden ký thành luật ngày 15/11 cũng đối mặt với những nghi vấn, liệu các phương tiện có thể từ chối hoạt động khi phát hiện nhầm hay trở thành nhân chứng chống lại chủ sở hữu của chúng trong các vụ án hình sự hay không.
Sau cùng, chính các nhà quản lý Mỹ mới có quyền xây dựng những quy tắc thiết lập tiền lệ quốc tế này. Cho đến nay, họ chưa tiết lộ gì nhiều song có khả năng sẽ tiến hành nghiên cứu trong thời gian ba năm.
Bước đầu, người dân đã phản ứng đầy hứng khởi về điều luật trên. Mỹ hiện cho phép người lái xe có nồng độ cồn trong máu cao hơn nhiều quốc gia phát triển khác và liên tục ghi nhận số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông vượt 10.000 người mỗi năm.
Và tất nhiên, yếu tố kỹ thuật chính là thử thách lớn nhất. Một trong những phương án tối ưu nhất để đáp ứng nhiệm vụ trên được đã phát triển từ năm 2008 với sự hợp tác giữa các nhà sản xuất ô tô và cơ quan quản lý.
Là một phần trong Hệ thống phát hiện nồng độ cồn của lái xe (DADSS), nhóm nghiên cứu đã phát triển các cảm biến giống lỗ thông hơi tí hon làm nhiệm vụ hút hơi thở của người lái xe rồi phân tích nó.
Hoặc khi người điều khiển xe nhấn nút khởi động xe, chiếc nút này sẽ đo nồng độ cồn trong máu ở dưới lớp biểu bì bằng cách chiếu tia hồng ngoại qua đầu ngón tay của người đó.
Video đang HOT
Thiết bị giám sát nồng độ cồn trong hơi thở được lắp ngay tại vô lăng. Ảnh: AFP
Hệ thống DADSS cũng bao gồm cả những tính năng chống gian lận. Ông Robert Strassburger – Chủ tịch của Liên minh Ô tô vì An toàn Giao thông (ACTS) – cho hay trong tương lai, ô tô sẽ không thể khởi động hoặc tiếp tục chuyển động nếu người lái vượt quá giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép là 0.0008% tại hầu hết các bang của Mỹ.
Sáng kiến DADDS là chương trình hợp tác giữa ACTS và Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ.
Đối với hệ thống cảm ứng, bằng việc bấm nút khởi động, người lái sẽ hoàn thiện một mạch điện nối giữa ghế lái và hệ thống điều khiển. Ông nói cho biết nếu một người khác trên xe đưa tay chạm vào cảm biến, mạch điện sẽ không được nối cũng như không tiến hành phép đo kiểm tra nồng độ cồn.
Chúng được coi là các biện pháp “thụ động”, không giống các thiết bị hiện có yêu cầu người lái xe phải vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào ống trước khi có thể điều khiển phương tiện.
Trong khi một số chuyên gia có cái nhìn tích cực về công nghệ mới nhằm bảo đảm an toàn giao thông này, những người khác lại đánh giá nó là một mối lo ngại đối với quyền riêng tư.
Ông Robert Strassburger nhấn mạnh rằng hiện đã có những quy định giới hạn về quyền riêng tư đối với các công nghệ thu thập thông tin khác trên xe hơi và cảnh sát cần phải có lệnh hợp pháp để truy cập chúng. Quyết định cuối cùng sẽ được các bên sản xuất và giới hoạch định đưa ra trong thời gian tới.
Vỏ bọc của viên cảnh sát đồi bại
Sĩ quan cảnh sát Craig Peyer thay mặt đơn vị hướng dẫn người dân lái xe an toàn vào ban đêm trên truyền hình song lần xuất hiện này khiến anh ta bị nhiều nạn nhân nhận diện.
Trong kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh năm 1986, Cara Knottm, nữ sinh viên Đại học bang San Diego, lái xe đến Escondido, bang California thăm bạn trai đang ốm. Tối 27/12, cô gọi điện thoại cho gia đình, nói chuẩn bị về song mãi không thấy đâu.
Wayne Bautista, bạn trai của Cara, nói mất liên lạc từ lúc cô rời đi. Các thành viên trong gia đình Cara nỗ lực tìm kiếm song không có kết quả.
Sáng sớm hôm sau, khi lái xe đi qua đoạn đường cụt dưới chân cầu, đại lộ Mercy, người nhà Cara thấy xe của cô ở nơi khuất tầm mắt. Ví và đồ đạc vẫn còn, chìa khoá cắm ở ổ. Tìm kiếm xung quanh, cảnh sát phát hiện thi thể Cara nằm dưới chân một cây cầu khác gần đó.
Cô tử vong do nghẹt thở, có vết bầm tím khả nghi ở mắt phải. Trên mặt cầu, hai vết bánh xe cách nhau 1,34 m, cho thấy phương tiện có thể là ôtô 4 chỗ.
Nhận định Cara tự nguyện lái xe xuống khu vực hoang vắng này, cảnh sát tin hung thủ phải là người khiến nạn nhân tin tưởng. Bạn trai là người lần cuối tiếp xúc với Cara nên ngay lập tức trở thành nghi phạm số một.
Wayne khai đã ở nhà cả tối hôm đó. Chị gái anh ta làm chứng việc này. Cảnh sát tìm kiếm thêm thông tin từ dư luận bằng cách nhờ một chương trình truyền hình chuyên về tội phạm dựng lại và làm phim tài liệu về vụ án.
Một ngày sau khi thi thể của Cara được tìm thấy, một phóng viên truyền hình đã phỏng vấn cảnh sát về kĩ năng phòng tránh tội phạm cho những người lái xe vào ban đêm. Nhà chức trách vô tình cử Craig Peyer, cảnh sát tuần tra, làm người hướng dẫn. Craig có nhiều kinh nghiệm và từng giúp nhiều người trong những tình huống khẩn cấp.
Ngay sau khi chương trình phát sóng, cơ quan cảnh sát nhận được vô số cuộc gọi nặc danh, chủ yếu là phụ nữ tố cáo từng bị một cảnh sát trêu ghẹo, quấy nhiễu và hay hỏi câu khiếm nhã, trên cùng đoạn đường xảy ra bi kịch với Cara. Trùng hợp thay, viên cảnh sát này chính là Craig Peyer.
Cara Knott và Craig Peyer. Ảnh: LA Times
Một nhân chứng khác cho biết thấy xe tuần tra vào thời gian trên, cùng con đường phát hiện ôtô của Cara. Trùng hợp là vào thời điểm đó, trên mặt sĩ quan Craig có những vết xước khá mới. Trong vòng một tuần, các điều tra viên đã chuyển sự tập trung vào Craig.
Viên cảnh sát khi bị triệu tập luôn khẳng định mình vô tội. Anh ta đưa ra nhật ký làm việc, cho thấy thời điểm diễn ra án mạng đang viết vé phạt cách đó vài km.
Về những vết trầy xước trên mặt, Craig giải thích bị ngã từ một hàng rào trong bãi đậu xe. Trong ôtô Craig đã lái đêm hôm đó, cảnh sát không thấy vết máu hay dấu vết nào của nữ sinh Tuy nhiên, họ tìm thấy sợi dây thừng có kích thước giống vết siết trên cổ nạn nhân.
Quân phục Craig có những sợi vải nhỏ li ti. Kính hiển vi và quang phổ kế cho thấy, sợi này được làm cùng chất liệu với áo len của nạn nhân và khác hẳn loại trên quân phục Craig. Khoảng cách hai bánh xe tuần tra của anh ta cũng là 1,34 m, đúng bằng khoảng cách hai vết trượt tại hiện trường.
Vết bầm tím trên mắt trái nạn nhân trùng khớp với vết bầm có thể gây ra bởi đầu đèn pin của cảnh sát. Một chi tiết quan trọng là trên chiếc bốt của nạn nhân, cảnh sát tìm thấy một giọt máu rất nhỏ.
Tại thời điểm xảy ra vụ án, các nhà khoa học chỉ xét nghiệm ADN được với lượng mẫu lớn, vì vậy không thể đối chiếu với ADN của Craig. Thay vào đó, xét nghiệm nhóm máu cho thấy giọt máu thuộc nhóm hiếm AB và trùng hợp Craig.
Với bằng chứng thu thập được, các nhà điều tra tin rằng tối hôm đó, Craig định giở trò đồi bại với Cara. Tình huống trở nên căng thẳng khi nữ sinh dọa tố cáo hành vi của viên cảnh sát. Tức giận, Craig định khống chế cô thì bị cào lên mặt...
Ngày 4/8/1988, Craig bị kết tội Giết người cấp độ 1 và nhận án chung thân, nộp đơn kháng cáo 2 lần song đều bị bác.
Xe buýt lao xuống khe núi ở Bolivia, ít nhất 23 người thiệt mạng Ít nhất 23 người đã thiệt mạng trong một tai nạn xe khách nghiêm trọng xảy ra ngày 6/9 ở bang Cochabamba, miền Trung Bolivia. Theo nguồn tin cảnh sát và nhân chứng, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 11 sáng cùng ngày (giờ địa phương) khi chiếc xe buýt lao xuống khe núi từ độ cao khoảng 400m. Vào thời điểm...