Xe ô tô lai có “xanh” như người dùng nghĩ?
Các mẫu xe lai ( hybrid – chỉ loại xe sử dụng kết hợp động cơ đốt trong truyền thống và động cơ điện) đang ngày càng phổ biến ở Liên minh châu Âu (EU), khi người tiêu dùng có ý thức hơn về môi trường.
Các mẫu xe điện Tesla. Ảnh: Reuters
Trong quý III/2021, 20,7% số ô tô bán ra tại EU là phiên bản xe lai mới có pin được sạc bằng cách thu năng lượng phát sinh từ các bộ phận khác như phanh; 9,1% là loại xe hybrid có thể cắm điện sạc (plug-in); 40% là ô tô chạy bằng xăng, 17,6% là xe chạy dầu diesel và chỉ 9,8% chạy hoàn toàn bằng điện.
Xe lai rẻ hơn so với ô tô chạy điện hoàn toàn. Chúng cũng làm người tiêu dùng yên tâm hơn vì không sợ hết điện giữa đường trong khi các trạm sạc vẫn chưa phổ biến.
Những “gã khổng lồ” ô tô như Toyota, Stellantis, Renault và Hyundai-Kia đều đang chú trọng đến xe lai. Vì chúng cho phép các công ty này tuân thủ những tiêu chuẩn về lượng khí thải CO2 của EU với chi phí thấp hơn so với ô tô chạy hoàn toàn bằng điện.
Nhưng các tổ chức hoạt động vì môi trường, gồm Greenpeace và Transport & Environment tin rằng xe lai thực ra đang làm chậm quá trình chuyển đổi sang xe điện của ngành giao thông thế giới.
Giới hoạt động vì môi trường chỉ ra rằng xe lai không “xanh” như người tiêu dùng tưởng.
Video đang HOT
Trong một báo cáo, Greenpeace cho biết các xe lai thông thường phần lớn thời gian chạy bằng động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nên chúng không sạch hơn động cơ xăng và diesel truyền thống là bao.
Bà Marie Cheron thuộc tổ chức Nicolas Hulot Foundation của Pháp cũng đồng tình với đánh giá trên của Greenpeace. Bà lấy ví dụ rằng một số đội xe đã mua các mẫu xe lai, song chúng không có hệ thống sạc lại và người lái cũng không sạc chúng. Vì vậy, dù là xe lai, những chiếc xe này không chạy bằng điện.
Song ông Philippe Degeilh, một kỹ sư tại nhóm nghiên cứu năng lượng, vận tải và môi trường IFP Energies Nouvelles (Ifpen) cho biết vấn đề này có thể giải quyết bằng việc giáo dục người lái về cách sử dụng xe lai đúng cách.
Bên cạnh đó, cuộc tranh luận xung quanh xe lai cũng mang tính chính trị.
Khi EU có kế hoạch cấm bán xe chạy bằng xăng và diesel từ năm 2035, một số ngành công nghiệp ô tô muốn đảm bảo vai trò của xe hybrid tại thị trường này.
Ông Jim Crosbie, người đứng đầu Toyota Motor Manufacturing tại Pháp cho hay các sản phẩm xe lai – không bao gồm loại plug-in – chiếm tới 70% doanh số của tập đoàn ô tô Nhật Bản ở thị trường Tây Âu.
Theo ông Crosbie, dù vòng đời của mẫu xe chỉ kéo dài từ bảy đến chín năm, xe lai vẫn là một tài sản quan trọng đối với tập đoàn trong những năm tới./.
Xe hybrid có thực sự 'xanh'?
Xe hybrid ngày càng trở nên phổ biến ở Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh người sử dụng phương tiện giao thông ngày một ý thức hơn về tính cấp thiết của bảo vệ môi trường, từ đó có các hành động cụ thể như "nói không" với xăng và dầu diesel.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì môi trường cảnh báo rằng loại phương tiện này không thực sự "xanh" như mọi người vẫn nghĩ.
Ô tô điện tại trạm sạc ở Glilot, phía bắc Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Xe hybrid là phương tiện sử dụng cả động cơ đốt trong thông thường và động cơ điện cỡ nhỏ, cho phép chủ sở hữu lái xe vài km mà không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Giới quan sát cho rằng doanh số xe hybrid tại EU sẽ sớm vượt doanh số các phương tiện chạy bằng xăng trong khối liên minh này.
Số liệu thống kê cho thấy trong quý III/2021, có tới 20,7% số ô tô được tiêu thụ tại EU là các phiên bản hybrid mới có pin được sạc lại bằng cách thu thập năng lượng mà các bộ phận khác không dùng tới (chẳng hạn như phanh) và 9,1% là phiên bản ô tô plug-in hybrid - loại xe sử dụng 1 động cơ đốt trong và 1 động cơ điện, trong đó động cơ điện có thể sạc ngoài chứ không nằm dưới quyền kiểm soát của hệ thống như hybrid.
Cũng trong quý trên, gần 40% số xe bán ra tại EU là chạy bằng xăng, 17,6% chạy bằng dầu diesel và chỉ có 9,8% chạy điện hoàn toàn.
Những người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất ô tô như Toyota, Stellantis, Renault và Hyundai-Kia đang tập trung nghiên cứu chế tạo các dòng xe hybrid, do những sản phẩm này có thể giúp họ tuân thủ các tiêu chuẩn của EU về phát thải CO2 và có chi phí sản xuất thấp hơn so với ô tô chạy hoàn toàn bằng điện.
Nhưng liệu dòng xe này có thực sự ít gây ô nhiễm hơn không, hay chỉ là một giải pháp quá độ khi thế giới hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn xăng và dầu diesel? Theo một báo cáo của tổ chức Greenpeace hồi năm ngoái, các dòng xe hybrid "thông thường" phần lớn sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, do đó "hầu như không sạch hơn xăng truyền thống và động cơ diesel".
Chuyên gia Marie Cheron thuộc Tổ chức Nicolas Hulot - một tổ chức vì môi trường của Pháp cũng đồng tình với quan điểm này. Bà cho biết: "Nhiều công ty đã trang bị xe hybrid cho các đội xe, nhưng họ lại không có hệ thống sạc điện tiện lợi, cũng không chu cấp phụ phí cho công tác này và vì vậy các lái xe không sử dụng chức năng xe điện nữa".
Trong khi đó, ông Philippe Degeilh - một kỹ sư thuộc IFP Energies Nouvelles (viết tắt là "Ifpen") - một tổ chức nghiên cứu năng lượng, giao thông và môi trường, cho rằng mọi người cần được hướng dẫn cách sử dụng xe hybrid một cách chính xác.
Theo một nghiên cứu của Ifpen được công bố vào cuối năm 2020, các xe hybrid tạo ra lượng CO2 ở mức trung bình thấp hơn 12% so với một chiếc ô tô tương tự chạy bằng xăng. Tỉ lệ này sẽ tăng lên 33% khi xe di chuyển trong nội thành và giảm xuống gần như bằng 0 khi xe lưu thông trên đường cao tốc. Phiên bản ô tô plug-in hybrid được vận hành trơn tru, tiêu hao pin ít hơn và thường xuyên được sạc lại thì "có mức phát thải gần bằng 0".
Kỹ sư Degeilh cho rằng: "Một hộ gia đình chỉ có một chiếc ô tô có thể sẽ giúp ích cho môi trường nhiều hơn nếu họ sử dụng xe hybrid, chứ không phải là một chiếc xe điện được trang bị pin lớn. Những xe như vậy được thiết kế để chạy 50 km một ngày và đôi khi để đi nghỉ dưỡng hay cắm trại".
Theo các chuyên gia về công nghiệp phụ trợ, ô tô chạy hoàn toàn bằng điện cũng không có nghĩa là "xanh" hoàn toàn, do khâu sản xuất pin cho dòng xe này cũng tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngoài ra, nguồn điện cũng là thông tin rất quan trọng để xác định hiệu quả đối với môi trường.
Tesla thống trị thị trường châu Âu vì ngành xe thiếu hụt chất bán dẫn Việc thiếu hụt chất bán dẫn khiến người tiêu dùng châu Âu không còn hào hứng với xe mới khi phải chờ đợi quá lâu và chuyển sang dùng ô tô điện đã mang lại doanh số khổng lồ cho hãng Tesla. Kết quả doanh số bán xe trong tháng 9/2021 tại châu Âu giảm mạnh. Mẫu xe Renault Clio đã bị truất...