Xe ô tô điện không phép “bùng phát” ở Thanh Hóa
Những chiếc xe ô tô điện không đăng ký, đăng kiểm, chạy trên những tuyến đường không được phép hoạt động trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Dù chưa được cơ quan chức năng cho phép lưu thông nhưng gần đây tại hai xã Hải Bình, Hải Thanh (Tĩnh Gia- Thanh Hóa) xuất hiện hàng chục chiếc xe ô tô điện. Những chiếc xe này luồn lách qua những con đường liên xã để chở học sinh, công nhân đi học đi làm, và thậm chí còn được dùng làm xe rước dâu.
Nhiệm vụ chính của những chiếc xe ô tô điện này là chở người, tuy nhiên nhằm khai thác hết công năng của xe, khi cần chủ xe cũng chở hàng hóa; nhiều loại hàng cồng kềnh gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Xe điện chở học sinh đi học.
Điều đáng nói là ngồi trên những chiếc xe điện cũ kỹ, không đảm bảo này phần lớn là các cháu học sinh.
Được biết, hiện trên địa bàn xã Hải Thanh hiện có 27 chiếc xe ô tô điện. Có khoảng 700 học sinh mầm non, 1.450 học sinh cấp 1 và trên 1.000 công nhân đều đi lại bằng phương tiện này.
Chở học sinh không giới hạn số người ngồi
Video đang HOT
Trước đó vào tháng 6/2016, trên địa bàn xã Hải Bình đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, 1 chiếc xe ô tô điện cán chết cháu bé 4 tuổi. Tình trạng tranh giành khách giữa các xe ô tô điện cũng khiến tình hình an ninh lộn xộn.
Ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch UBND xã Hải Thanh, cho biết: “Tình trạng xe ô tô điện xuất hiện trên địa bàn xã từ năm 2015. Ban đầu chỉ có 1 – 2 cái những giờ thì phát triển mạnh hơn. Những chiếc xe ô tô điện này chủ yếu chở các cháu học sinh mầm non, cấp 1 đi học và công nhân đi làm giày da. Trung bình một ngày thu nhập khoảng 200-500 nghìn đồng. Do hiệu quả đem lại như vậy nên có những hộ vay tiền để mua xe”.
Liên quan đến vấn đề chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng nhưng không ai xử lý trong khi con số xe ô tô điện cứ ngày một tăng, ông Chung lý giải: “Xã không khuyến khích việc các hộ dân mua nhưng hiện nay không biết phải xử lý như thế nào, không có quy định nào để xử lý đối với xe này. Chúng tôi cũng biết là xe ô tô điện hoạt động như thế này là vi phạm nhưng xử lý rất khó khăn”.
Ngoài lúc chở người, xe điện kiêm luôn chở hàng
Còn ông Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch UBND xã Hải Bình thì cho rằng: “Thực ra xe ô tô điện này rất tiện ích, không ô nhiễm môi trường. Mình cũng làm lơ cho họ có xe đi làm”.
Tại xã Hải Bình xe ô tô điện 4 bánh hoạt động từ năm 2013 và cho đến nay đã có 32 chiếc xe đang hoạt động vận chuyển người trên địa bàn.
“Xe ô tô điện này chủ yếu chở học sinh đi học, rước dâu, người đi làm. Đúng nguyên tắc là xe này không được phép hoạt động nhưng đây là do điều kiện đi lại của người dân trên địa bàn”, ông Đỗ Văn Nghĩa, Trưởng công an xã Hải Bình cho hay.
Theo ông Đỗ Xuân Cường, Phó trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), huyện cũng đã rà soát số lượng xe ô tô điện ở các xã và đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa theo chỉ đạo trước đó. Hiện nay cũng đang chờ ý kiến của tỉnh về việc này.
Liên quan đến công tác giám sát và xử lý, ông Cường cho rằng: “Xử lý như thế nào thì tỉnh phải hướng dẫn. Hiện nay cũng mới ở mức độ nhắc nhở, tuyên truyền chứ không xử phạt”.
Ông Vũ Hoàng Linh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa cho hay, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi Sở GTVT Thanh Hóa, Công an tỉnh, Ban ATGT huyện Tĩnh Gia cùng phối hợp xử lý tình trạng xe ô tô điện bùng phát ở Tĩnh Gia.
“Hiện, tất cả các xe ô tô điện ở huyện Tĩnh Gia đang hoạt động bất hợp pháp, đề nghị lực lượng Công an huyện và chính quyền địa phương cần phải tăng cường giám sát, xử lý, phòng ngừa TNGT do loại phương tiện này gây ra”, ông Linh nêu quan điểm.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Cứu 5 thuyền viên trên con tàu gặp nạn ngoài biển
Một tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa với 5 thuyền viên, đang trong quá trình hoạt động trên biển thì bị vỡ hộp số phải thả trôi. Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã cứu thành công các thuyền viên gặp nạn.
Vào hồi 16h51 ngày 29/9, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu cá mang số hiệu TH 90321-TS do ông Nguyễn Văn Long làm chủ gặp nạn trên biển.
Con tàu gặp nạn khi đang đánh bắt hải sản trên biển
Được biết, trên tàu có 5 lao động, gồm: ông Nguyễn Văn Long (SN 1976), Nguyễn Văn Tuấn (SN 1954), Ông Nguyễn Thế Hùng (SN 1975), ông Nguyễn Thế Anh (SN 1985), ông Trương Văn Hùng (SN 1987), đều ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, vào lúc 16h, con tàu bị vỡ hộp số đang thả trôi tại vị trí cách Cửa Lò khoảng 40 hải lý về hướng Đông Đông Bắc. Ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã liên lạc với tàu bị nạn, hướng dẫn các biện pháp để đảm bảo an toàn tính mạng thuyền viên; đồng thời phát thông báo hàng hải tới các tàu, phương tiện hoạt động gần khu vực hoặc có hành trình qua khu vực tàu TH 90321-TS để tăng cường cảnh giới, hỗ trợ tàu bị nạn.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa 5 ngư dân vào bờ
Đến 6h30 ngày 01/10, tàu TH 90321-TS ở vị trí 19-02N; 106-19N, vẫn không có tàu nào trong khu vực lân cận để giúp đỡ. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho các thuyền viên trên tàu trong điều kiện thời tiết tại hiện trường diễn biến phức tạp, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR 273 xuất phát từ vị trí chốt chặn Xuân hải - Hà Tĩnh đi cứu nạn thuyền viên tàu cá TH 90321-TS.
Đến 13h30 cùng ngày, SAR 273 đã tới hiện trường tàu TH 90321-TS bị nạn, tiến hành chăm sóc và đưa các thuyền viên về bờ.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ không đội mũ bảo hiểm trên xe máy Ở Hà Nội, cảnh phụ huynh chở hai, chở ba cháu nhỏ không đội mũ bảo hiểm bắt gặp khá phổ biến. Ngoài vi phạm luật giao thông, việc làm trên còn tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Hình ảnh thường thấy gần một trường tiểu học trên phố Hàng Buồm giờ tan học. Người lái xe chở đến ba em nhỏ,...