Xe ô tô của bạn đã được chống ồn đúng cách chưa?
Chúng ta hay nói về chủ đề chống ồn, cách âm cho xe hơi. Vậy chống ồn là gì? Công việc phải làm cho chống ồn bao gồm những hạng mục nào?
Hiểu về cách âm và tiêu âm
Muốn biết rõ về biện pháp chống ồn trên ô tô phải nắm được 2 khái niệm cơ bản: Vật liệu cách âm (Sound Barrier) và vật liệu tiêu âm, hút âm (Sound Absorber).
Sử dụng vật liệu cách âm và tiêu âm để chống ồn
Vật liệu cách âm phải đảm bảo tính năng cản âm thanh đi qua nó bằng cách phản xạ hoặc hấp thụ phần lớn âm năng đi qua nó.
Vật liệu hút âm, tiêu âm nói ngắn gọn là vật liệu làm giảm năng lượng âm học khi âm thanh đi qua nó.
Chống ồn để làm gì?
Đương nhiên chống ồn là để giảm tiếng ồn, là giảm các tiếng ồn do dao động rung, tiêu âm và chống vọng âm.
Việc chống ồn giảm cường độ ồn tối đa từ 5-10dB
Video đang HOT
Thông thường, việc chống ồn giảm cường độ ồn tối đa từ 5-10dB (hoặc hơn vì con số vừa nêu là tính trung bình) nếu làm chuẩn.
Xe nào cần làm chống ồn?
Đầu tiên, loại trừ những xe hạng sang, còn lại tỉ lệ lớn có lẽ nên làm chống ồn. Tôi nói là “nên làm” bởi còn phụ thuộc vào quan điểm, quyết định của chủ xe.
Trừ những xe hạng sang, còn lại tỉ lệ lớn có lẽ nên làm chống ồn
Bên cạnh đó, những xe có cấu tạo khung sườn mỏng, những xe có nhu cầu “độ”, nâng cấp âm thanh, những xe hay phải di chuyển trên cao tốc và địa hình xấu… thì nên làm.
Làm chống ồn bao gồm những hạng mục nào?
Lốp: Đầu tiên là lốp xe. Nếu lốp cứng và cấu tạo bề mặt talon lớn, chủ xe nên suy nghĩ tới việc đổi hoặc thay, vì bản chất đây là nguyên nhân gây ồn trong quá trình vận hành. Hãy chọn cho “xế yêu” loại lốp mềm và có cấu tạo talon mịn.
Xử lý phần gầm xe để chống ồn
Phủ gầm bảo vệ và tạo nhám cho gầm: Đây là công đoạn giúp gầm có một lớp bảo về nhám, nó sẽ giúp giảm tiếng “gào” từ gầm và hốc lốp.
Gia cố trần, sàn, cửa bằng các vật liệu chuyên dụng cho chống ồn: Phần này là phần khá nhạy cảm vì trên thị trường có muôn vàn loại vật liệu chống ồn. Để khẳng định nó có chính hãng không, chuyên dụng hay không thì ta chỉ cần vài phút tìm kiếm, “ngài Google” sẽ chỉ cho ta điều đó. “Ngài ấy” luôn thẳng thật trong mọi hoàn cảnh.
Gia cố trần, sàn bằng các vật liệu chống ồn
Bổ sung gioăng chống ồn cửa: Đây là giải pháp hạn chế các tiếng ồn của gió cắt qua mép cửa khi di chuyển ở tốc độ trên 60 km/h (trên cao tốc đó là tiếng gió cắt qua khe cửa), giảm tiếng động sinh ra khi xe bị vặn xoắn trên các cung đường xấu – điều này ta hay gặp ở đường đèo. Hãy nhìn ở các vị trí mép cốp sau hoặc cửa của những xe hay chạy các cung đường như vậy ta sẽ thấy điều này.
Theo CarSpa
Sơn phủ gầm xe ô tô - Nên hay không?
Việc sơn phủ gầm xe ô tô là việc làm có thực sự cần thiết? Đọc bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời.
Sơn phủ gầm xe ô tô là gì?
Bản chất của việc sơn phủ gầm xe ô tô là tạo cho gầm một lớp bảo vệ bằng vật liệu chuyên dụng cho gầm. Để làm được việc này, người ta thường sử dụng một hóa chất đặc biệt phun xịt vào toàn bộ khung sườn của xe hơi, giúp bảo vệ xe chống lại các tác nhân như khói bụi, nắng, mưa,...
Tác dụng của sơn phủ gầm xe ô tô
Phủ gầm chống rỉ sét công dụng đầu tiên phải nói đến là bảo vệ lớp sơn zin của xe tránh bị oxi hóa mòn bởi các tác động từ môi trường. Gầm xe là phần tiếp xúc trực tiếp với các chướng ngại vật trên đường. Đây là nơi khó bảo dưỡng nhất của xe, nên dễ bị hư hỏng do nước mưa gây rỉ sét, axit ăn mòn, nước mặn, đá văng, bám bụi...
Đối với môi trường nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, nhiều bụi bẩn, bùn đất, sỏi đá và kèm theo khí hậu, độ ẩm thay đổi thường xuyên sẽ dễ khiến cho gầm ô tô bị rỉ sét, những vết có hại này sẽ nhanh chóng lan ra các bộ phận khác làm cho phần gầm của bạn yếu đi, các khớp liên quan không hoạt động được bình thường khiến xe chạy rất rung và ồn.
Gầm xe có thể được vệ sinh bằng nước nhưng không thể sạch lâu và nước cũng không thể loại bỏ hết các chất gây rỉ sét cho gầm xe. Khi sơn phủ gầm, nó sẽ giống như việc mặc thêm một lớp áo giáp cho xe khỏi rất nhiều những tác nhân có hại trên, giúp tăng tuổi thọ xe và tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhiều người vẫn thường rỉ tai nhau rằng sơn phủ gầm xe còn giúp chống ồn cho xe, đặc biệt đối với những dòng ô tô bình dân. Trên thực tế, sơn phủ gầm không thể có công dụng chống ồn cho xe, tuy nhiên nó sẽ góp phần hạn chế, và giảm bớt tiếng ồn, nguyên lý là tạo trên bề mặt gầm một lớp bảo vệ dạng nhám hạt giúp hạn chế tiếng ồn từ gầm vọng vào khoang nội thất.
Khi nào nên sơn phủ gầm xe ô tô?
Sơn phủ gầm ô tô sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bộ khung gầm còn mới, chưa bị môi trường tác động nhiều dẫn đến rỉ sét. Thêm nữa, những chiếc xe mới sẽ giúp lớp sơn phủ dễ bám vào bề mặt xe hơn, dẫn đến độ bền cao hơn.
Đối với những chiếc xe cũ, khi sử dụng được khoảng 1-2 năm, xe có hiện tượng rỉ sét, bám bụi hay phát ra nhiều tiếng ồn, đây chính là lúc chủ xe nên chú ý hơn đến chiếc xe của mình và bọc cho nó một lớp vỏ bảo vệ.
Có những phương pháp phủ gầm xe ô tô như thế nào?
Phương pháp đầu tiên thường hay được áp dụng nhất đó là sử dụng hóa chất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất khác nhau, mỗi loại có xuất xứ và giá thành khác nhau để khách hàng lựa chọn, tiêu biểu có thể kể đến một số loại như: Liqui Moly, 3M, Vaber Tex,...
Ngoài phương pháp sử dụng hóa chất, còn có thêm biện pháp phủ gầm bằng công nghệ bắn đá khô CO2. Tùy từng loại xe, tùy theo tình trạng gầm xe mà mỗi biện pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng, các chủ xe nên tham khảo kỹ tư vấn từ các kỹ thuật viên.
Theo Thể Thao 247
Daimler và BMW "bắt tay" phát triển công nghệ ôtô tự lái Hợp tác với nhau là giải pháp giúp các nhà sản xuất ôtô chia sẻ chi phí khổng lồ để thiết kế và phát triển công nghệ xe tự lái ... Hai nhà sản xuất ôtô Đức Daimler và BMW Group vừa tuyên bố sẽ cùng hợp tác phát triển công nghệ xe tự lái. Trong thông báo ngày 28/2, Daimler và BMW...