Xe ô tô bị mất phanh xử lý như thế nào?
Mất phanh thực sự là “cơn ác mộng” của nhiều tài xế khi đổ đèo hay di chuyển trên địa hình dốc. Trong trường hợp này, tài xế cần bình tĩnh, tìm cách cho xe dừng lại và hạn chế tối đa thiệt hại.
Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, lái xe nên sử dụng động cơ để hãm tốc và hạn chế đạp phanh khi xuống dốc. Nếu là xe số sàn, bạn có thể để số 3 hoặc 2 khi xuống dốc. Nếu là xe số tự động, bạn nên sử dụng chế độ số bán tự động (số /-) hoặc chế độ O/D, D1, D2. Với các xe cao cấp hơn thì đều có chế độ hỗ trợ đổ đèo. Vì vậy, nếu xe bạn có trang bị tính năng này thì hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và sử dụng nó khi đi đường đèo, dốc.
Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, lái xe nên sử dụng động cơ để hãm tốc
Trong các tài liệu hoặc nhiều người cũng được chỉ dẫn về việc phanh bằng xe bằng số. Tuy vậy, trên đường đèo với gia tốc lớn thì để làm được điều này, các lái xe cần chú ý những điều sau:
Với xe số sàn
Do bạn không thể về lại số nhỏ khi đang di chuyển với vận tốc quá cao nên hãy kéo phanh tay với một lực vừa phải tránh khóa bánh sau và thực hiện thao tác đạp côn ra số N. Lúc này, vận tốc xe sẽ bất ngờ vọt lên nên bạn phải thao tác thật nhanh. Bạn hãy đạp mạnh ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, dậm côn nhanh và dồn số 2. Bạn tiếp tục thao tác như vậy để dồn về số 1. Lúc này, do tốc độ ở số 1 khá chậm nên bạn có thể cho xe vào sát lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.
Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số Với xe số tự động
Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể mới về được số, tiếp tục thao tác như vậy để trả về số nhỏ hơn. Bạn cần lưu ý rằng đừng cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao. Bạn tuyệt đối không được tắt động cơ vì như vậy các hệ thống như trợ lực lái, trợ lực phanh, ABS, EBD … sẽ bị vô hiệu hóa, tài xế sẽ không còn làm chủ được xe.
Nếu áp dụng tất cả các phương pháp trên mà bạn vẫn không thể giảm tốc cho xe thì hãy điều khiển xe đi sát vách núi, ta luy, con lươn trên đường để dừng xe để dừng xe lại.
Theo Cartimes
Thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô
Dưới đây là thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô mà bất cứ người sử dụng xe hơi nào cũng cần ghi nhớ để có thể chăm sóc xế cưng một cách tốt nhất.
Video đang HOT
1. Thời điểm cần bảo dưỡng động cơ ô tô
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối với 1 chiếc xe hơi mới, sau 3 - 6 tháng sử dụng hoặc chạy được 3.000 km, chủ xe cần bảo dưỡng lại động cơ xe. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, tùy vào thực trạng sử dụng của chiếc xe mà chủ nhân có thể đẩy thời điểm bảo dưỡng 'trái tim' của ô tô sớm hơn.
Sau khoảng 3-6 tháng hoạt động, chủ xe cần kiểm tra và bảo dưỡng động cơ xe
2. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt động cơ, giúp khoang máy của xe ô tô hoạt động tốt hơn. Thông thường, chủ xe nên vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống làm mát sau khoảng 2 - 3 năm sử dụng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng nên thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát để kịp thời phát hiện ra những vấn đề trục trặc, ví dụ như bình làm mát bị cạn, bị đóng cặn hoặc bị rò rỉ...
3. Thời điểm thay dầu phanh
Cũng giống như hệ thống làm mát, thời điểm bảo dưỡng bộ phận quan trọng trên xe ô tô này đúng chuẩn là sau 2 năm sử dụng. Theo đó, khoảng sau 2 năm, chủ xe nên tiến hành thay mới dầu phanh để hệ thống phanh hoạt động nhạy bén hơn.
4. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái điện
Sau khi xe ô tô di chuyển được quãng đường 50.000 km, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lái lực điện để có thể gia tăng tuổi thọ cho xế yêu.
5. Thời điểm thay dầu hộp số sàn
Đồng thời với việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lực lái điện, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và thay mới dầu hộp số sàn sau khi xe chạy được khoảng 50.000 km.
Tuy nhiên, việc tiến hành bảo dưỡng dầu hộp số sàn nên được thực hiện tại các gara uy tín, tránh tình huống thay phải dầu hộp số sàn kém chất lượng, ảnh hưởng đến hoạt động của xe cũng như tính an toàn cho người sử dụng. Đây là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô hữu ích mà những người sử dụng xe không thể bỏ qua.
Sau khi đi khoảng 50.000 km, chủ xe nên tiến hành thay dầu hộp số xe ô tô
6. Thời điểm thay dầu hộp số tự động
Sau khi xe di chuyển được lộ trình từ 70.000 - 80.000km, chủ xe nên thay dầu hộp số tự động. Thời điểm thay dầu hộp số tự động có thể sớm hơn nếu như xe thường xuyên phải chạy trong điều kiện địa hình khắc nghiệt và thời tiết xấu. Hoặc nếu như xe ít khi sử dụng, mốc thay dầu hộp số tự động có thể chậm hơn, khoảng từ 8 - 10 năm.
7. Thời điểm thay lọc gió động cơ
Theo Oto.com.vn, sau 3 năm đưa vào sử dụng, hoặc chạy được 30.000 - 40.000 km, chủ xe cần tiến hành thay lọc gió động cơ. Lọc gió nếu được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ hoạt động hiệu quả, hạn chế tiêu hao nhiều nhiên liệu, động cơ bền hơn...
8. Thời điểm bảo dưỡng định kỳ dây cu roa truyền động
Theo các chuyên gia, dây cu roa truyền động của ô tô nên được thay sau khi xe chạy được khoảng 70.000 - 100.000 km. Đặc biệt, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bộ phận này bởi dây cu roa rất dễ bị nứt vỡ, thủng...
9. Thời điểm bảo dưỡng, thay thế bugi
Bugi là bộ phận rất dễ bị hao mòn, chính vì vậy chủ xe nên chú trọng quan tâm đến tình trạng của chi tiết này. Thông thường sau khi xe di chuyển được 30.000 - 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng, chủ xe nên tiến hành thay mới bugi.
Chủ xe nên kiểm tra thường xuyên lốp xe để đảm bảo hành trình an toàn
10. Thời điểm bảo dưỡng lốp xe
Rất khó để xác định cụ thể lốp xe sẽ sử dụng tốt trong thời gian bao lâu bởi tuổi thọ của bộ phận này còn phụ thuộc vào chất lượng lốp xe và điều kiện địa hình mà chiếc xe thường hay di chuyển qua. Ngoài ra, yếu tố khí hậu và kỹ năng lái xe của tài xế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của lốp xe trong suốt quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, sau khoảng 4-5 năm sử dụng cộng thêm các yếu tố kể trên, chủ xe nên đưa xe đến các gara uy tín để thay mới lốp xe. Còn trong quá trình dùng xe, chủ xe nên chủ động thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để hạn chế tình trạng lốp non hơi gây hao mòn lốp hoặc xảy ra tình trạng trượt bánh hay nổ lốp khi đi trên đường.
11. Thời điểm bảo dưỡng cần gạt nước
Cần gạt nước là bộ phận 'nhỏ nhưng có võ' trên xe ô tô. Đây cũng là bộ phận xe hơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác nhân môi trường nên nếu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ nhanh bị hao mòn và hỏng hóc.
Thông thường cứ 6 tháng 1 lần chủ xe nên thay mới cần gạt nước. Thời gian này có thể thay đổi linh động tùy thuộc vào chất lượng hoạt động của cần gạt nước. Tốt nhất sau mỗi lần đi dưới trời mưa hoặc dày đặc sương mù, bụi phủ, chủ xe cần làm sạch và lau khô toàn bộ hệ thống gạt nước. Đồng thời nhớ vệ sinh sạch sẽ tấm kính chắn để đảm bảo hệ thống gạt hoạt động được tốt hơn.
Theo Thời báo Đông Nam Á
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ mà các chủ xe nên chú ý Tuổi thọ của mỗi chi tiết của động cơ đều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Song, để nắm được chu kỳ tuổi thọ của các chi tiết động cơ thì không hề đơn giản. Để xác định tuổi thọ của xe ô tô, ngoài thông tin từ nhà sản xuất sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,...