Xe nội giảm phí trước bạ, xe nhập vẫn đắt hàng
Doanh số tại nhiều hãng xe nhập khẩu tăng mạnh, nhất là các mẫu xe sang.
Không được giảm lệ phí trước bạ, khách hàng vẫn tấp nập mua xe nhập khẩu (Chụp tại showroom Lexus Thăng Long sáng 7/7). Ảnh: Yến Chi
Dù không được giảm 50% lệ phí trước bạ như xe sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng thị trường ô tô nhập khẩu không bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí doanh số tại nhiều hãng tăng mạnh, nhất là các mẫu xe sang.
Doanh số ổn định nhờ thị hiếu khách hàng
Sáng 7/7, PV Báo Giao thông ghi nhận tại showroom Lexus Thăng Long trên đường Dương Đình Nghệ (Hà Nội) khung cảnh tấp nập khách hàng ra vào để xem xe, nghe tư vấn và ký hợp đồng mua xe.
Theo anh Lê Minh Thành, nhân viên tư vấn bán hàng tại đây, chỉ trong buổi sáng cùng ngày, riêng anh đã chốt được hợp đồng với 2 khách hàng cùng mua mẫu xe Lexus RX300 và dự kiến sẽ bàn giao xe vào thứ 7 tới (ngày 11/7).
Anh Thành cho biết, doanh số bán hàng tháng 5 tại showroom đạt khoảng 50 – 60 xe nhưng sau khi có thông tin về giảm lệ phí trước bạ 50% đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, doanh số tại đây không những không bị ảnh hưởng mà còn tăng đột biến với hơn 100 xe được bán ra trong tháng 6.
“Khách hàng của hãng thuộc phân khúc tầm trên nên khi quyết định mua xe Lexus họ không quá quan tâm đến việc giảm lệ phí trước bạ. Đặc biệt, trong suốt 5 năm kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Lexus cũng là hãng xe chưa lần nào giảm giá dù bán cho bất kỳ khách hàng nào nên khách hàng của hãng không có tâm lý chờ đợi ưu đãi. Mặt khác, tháng 6 dương lịch là tháng 4 nhuận của âm lịch nên nhiều khách hàng có tâm lý mua xe trong tháng “dôi” để thêm phần may mắn”, anh Thành nói.
Video đang HOT
Hào hứng xem mẫu xe Lexus RX300, chị Nga (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, dù Lexus không được hưởng ưu đãi giảm phí nhưng vợ chồng chị vẫn quyết định mua bởi đã ưng kiểu dáng, trang bị và vận hành của mẫu xe này từ trước và so với giá xe nếu được giảm thì mức giảm cũng không cao.
Ông Nguyễn Trọng Quyết, Trưởng phòng Kinh doanh đại lý Mercedes-Benz Haxaco Láng Hạ cho biết, hiện nay, thị trường xe ô tô bắt đầu trở lại ổn định nên đại lý đang giữ được biên động lợi nhuận tốt. Bên cạnh các mẫu xe lắp ráp của hãng được hưởng ưu đãi từ giảm 50% lệ phí trước bạ nên doanh số tăng cao, ông Quyết cho biết, các mẫu xe nhập khẩu tại đây có lượng mua vẫn ổn định, không có biến động nhiều so với trước đây, dù không được giảm lệ phí trước bạ.
Lý giải điều này, ông Quyết cho biết, đa phần các mẫu xe nhập khẩu của hãng có giá bán cao hơn hẳn so với xe lắp ráp nên khách mua thường là người có rất nhiều tiền và không quan tâm lệ phí trước bạ có giảm hay không.
Tương tự xe sang, các mẫu xe bình dân nhập khẩu cũng không chịu nhiều tác động của quy định giảm phí trước bạ. Ông Nguyễn Hồng Chinh, Giám đốc đại lý Mitsubishi An Dân (số 1 Nguyễn Văn Linh, Hà Nội) cho biết: “Sau khi nghị định về giảm phí trước bạ được ban hành, có khoảng 20% khách hàng tại đại lý chúng tôi chuyển sự lựa chọn từ xe nhập khẩu sang xe lắp ráp trong nước để hưởng lợi từ mức giảm 50% phí trước bạ.
Chẳng hạn mẫu xe lắp ráp như Mitsubishi Outlander CVT Premium có giá niêm yết 925 triệu đồng, được nhiều khách hàng lựa chọn, chốt mua do tiết kiệm được 56 triệu đồng phí trước bạ. Tuy nhiên, do chủng loại xe lắp ráp của Mitsubishi không nhiều, lượng khách hàng chuyển từ lựa chọn xe nhập sang xe lắp ráp cũng không tăng đột biến như kỳ vọng”.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, theo nhận định của ông, thị trường xe nhập khẩu thời gian tới sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc xe sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm lệ phí trước bạ. “Thứ nhất, do khách hàng mua xe nhập khẩu thường là những người có tiền, họ không mấy quan tâm đến việc giảm lệ phí trước bạ. Thứ hai, do xe sản xuất lắp ráp trong nước dù được giảm lệ phí trước bạ nhưng các hãng xe lại cắt giảm ưu đãi nên nhiều khách hàng không mặn mà”, ông Đồng nói thêm.
Nhập khẩu xe giảm vì đâu?
Khách hàng tham khảo tính năng và giá bán của dòng xe Subaru nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản về Việt Nam (Chụp tại đại lý Subaru Gia Định ở TP.HCM)
Theo dữ liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan 5 tháng đầu năm 2020, lượng xe ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu về Việt Nam có đồ thị diễn biến đúng như tình hình dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, nếu so với 5 tháng cùng kỳ năm ngoái, tổng lượng xe dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam bị giảm khoảng 40% (tổng lượng xe dưới 9 chỗ nhập về năm 2019 là 47.710 xe, trong khi năm 2020 là 28.523 xe).
Nguyên nhân phần lớn do nguồn cung hạn chế từ các nước xuất khẩu ô tô sang Việt Nam như Thái Lan, Indonesia… đều phải thực thi các lệnh hạn chế đi lại do đại dịch gây ra.
Anh Thành, nhân viên bán hàng tại Lexus Thăng Long cho biết, hiện nguồn hàng của hãng đang bị khan hiếm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tháng 7, 8, 9 tại đại lý không đủ xe để giao cho khách hàng.
Ước chừng, mỗi nhân viên bán hàng tại đây có từ 10 – 20 đơn hàng đặt trước, trong đó, mẫu xe được đặt nhiều nhất là RX3000.
Giám đốc đại lý Hà Nội Ford cũng cho biết, Hà Nội Ford hiện phân phối cả 2 mẫu xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Dù lệ phí trước bạ được giảm 50% đối với mẫu xe lắp ráp nhưng các mẫu xe nhập khẩu showroom không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thậm chí, một số mẫu còn tăng giá nhẹ do nguồn cung của các dòng xe này từ Mỹ (Explorer) và Thái Lan (Everest và Ranger) bị hạn chế do dịch bệnh, thời gian chờ giao xe lâu hơn so với bình thường.
Một nhân viên đại lý Toyota Long Biên cho biết thêm, nhiều người có tâm lý xe lắp ráp được giảm lệ phí trước bạ sẽ khiến các hãng xe nhập khẩu giảm giá để cạnh tranh. Nhưng thực tế, tại đại lý này, các mẫu xe nhập khẩu cũng đang tăng giá nhẹ từ 5 – 10 triệu do nguồn cung bị thiếu vì các mẫu xe nhập hiện chưa về Việt Nam được nhiều do dịch Covid-19.
Giống như các hãng xe trên, các mẫu xe nhập khẩu của Mercedes cũng đang rơi vào tình trạng khan hàng, không đủ xe để giao cho khách, nhất là mẫu Mercedes-Benz GLS450 vì thiếu nguồn cung. Do đó, dù không được hưởng lệ phí trước bạ, các mẫu xe tại đại lý này cũng không cần phải giảm giá để thu hút khách hàng.
19 thương hiệu ô tô nhập khẩu kiến nghị giảm 50% phí trước bạ
Sách trắng của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ô tô sản xuất trong nước.
Audi là một trong những thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam
Trong "Sách Trắng 2020" vừa công bố ngày 30/6, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu kiến nghị về việc giảm lệ phí trước bạ cho 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang được phân phối tại Việt Nam.
EuroCham khuyến nghị giảm 50% phí trước bạ cho tất cả doanh nghiệp nhập khẩu, lắp ráp và phân phối ô tô mới để xóa bỏ phân biệt đối xử trong áp dụng giảm thuế.
Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng đề xuất giảm 50% với thuế giá trị gia tăng.
Hiệp hội này cho rằng kích thích tiêu thụ trên thị trường ô tô là việc làm cần thiết trong bối cảnh khách hàng đang phải cố gắng để duy trì hoạt động và cần nhiều thời gian để khôi phục chuỗi cung ứng từ tình trạng gián đoạn.
Trong 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu, chỉ có Mercedes và Peugeot nhận được hỗ trợ theo chính sách giảm 50% phí trước bạ mà Chính phủ vừa thông qua đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước.
"Tuy nhiên, việc ưu tiên sản phẩm sản xuất nội địa như một biện pháp tạm thời để vượt qua khủng hoảng trong nước là không phù hợp khi Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự phân biệt đối xử theo hướng ưu tiên xe lắp ráp trong nước không thể hiện động thái tích cực của Việt Nam với Liên minh châu Âu khi EVFTA dự kiến sớm đi vào hiệu lực", EuroCham nhận xét.
Toyota Land Cruiser 2020 chính hãng tại VN giá 4,03 tỷ đồng Mẫu xe biểu tượng của Toyota - Land Cruiser được biết đến với sự bền bỉ, mạnh mẽ và không thể bị khuất phục bởi mọi địa hình. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1955, sau hơn 7 thập kỷ tồn tại, Land Cruiser có mặt ở 170 quốc gia trên toàn thế giới với doanh số toàn cầu hàng năm đạt...