Xe nhập về Việt Nam rẻ hơn hàng tỷ đồng sau Hiệp định Thương mại tự do
Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam được thông qua đã mở ra những bước phát triển mới cho ngành công nghiệp ôtô và xe máy trong nước.
Ngày 12/2, Nghị viện châu Âu (EU) đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sau 9 năm đàm phán.
Dự kiến, EVFTA sẽ được thực thi từ tháng 7/2020. Theo đó, Hiệp định Thương mại tự do sẽ mang đến cơ hội phát triển cho toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam, trong đó có ôtô và xe máy.
Sau khi EVFTA có hiệu lực, những thương hiệu xe sang nhập khẩu như Mercedes-Benz, BMW hay Audi sẽ có giá “mềm” hơn. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo hiệp định, hàng hóa từ EU vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ 48,5% số dòng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực. Sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ và sau 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ 98,3% số dòng thuế. Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Riêng đối với ôtô, thuế nhập khẩu đối với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (trên 3.000 cc cho động cơ xăng và trên 2.500 cc cho động cơ diesel) sẽ về 0% sau 9 năm hiệp định có hiệu lực. Với các loại ôtô khác, thuế nhập khẩu sẽ về 0% sau 10 năm.
Như vậy, người tiêu dùng tại Việt Nam có thể mua ôtô nhập khẩu gần với giá gốc nhất từ năm 2029. Hiện nay, người tiêu dùng Việt phải chịu đến 3 khoản thuế khi mua xe nhập khẩu ngoài khu vực ASEAN, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Trong đó, thuế nhập khẩu đang áp dụng ở mức 70-80%, thuế tiêu thụ đặc biệt phụ thuộc vào dung tích xy-lanh động cơ bằng 35-150% giá xe ban đầu cộng thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là 10% giá xe sau khi đã tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Video đang HOT
Do đó, khi về đến Việt Nam, một chiếc xe nhập khẩu từ châu Âu bị đội giá lên gấp 2-3 lần so với giá xuất xưởng. Khi thuế nhập khẩu về 0%, giá xe sẽ giảm đáng kể so với hiện nay. Ngoài việc giảm được 70-80% giá trị của thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng cũng giảm đi. Do thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo dung tích xy-lanh nên xe dung tích càng lớn càng hưởng lợi nhiều từ EVFTA.
Siêu xe và xe sang là 2 phân khúc hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. Chiếc SUV siêu sang Rolls-Royce Cullinan được phân phối chính hãng tại Việt Nam với giá 32 tỷ đồng. Nếu EVFTA có hiệu lực, mẫu SUV đầu tiên của Rolls-Royce chỉ có giá khoảng 18-20 tỷ đồng, rẻ hơn 12 tỷ đồng. Hay chiếc Mercedes-Benz GLC 300 4Matic 2020 được nhập khẩu từ Đức đang được phân phối với giá 2,56 tỷ đồng. Nếu xóa bỏ được 70% thuế nhập khẩu, mức giá của mẫu SUV này chỉ khoảng 1,4-1,5 tỷ đồng, tiết kiệm cho khách hàng hơn 1 tỷ đồng.
Nếu EVFTA được thực thi, khách hàng có thể tiết kiệm số tiền lên đến 12 tỷ đồng khi mua chiếc SUV siêu sang Rolls-Royce Cullinan. Ảnh: Huy Bách.
Các loại phụ tùng ôtô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm. Đây cũng là tin vui với khách hàng sử dụng xe nhập khẩu. Với EVFTA, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe cũng giảm đáng kể do phần lớn phụ tùng đều được nhập khẩu.
Xe máy dưới 150 cc và trên 150 cc sẽ có thuế nhập khẩu 0% sau lần lượt là 10 năm và 7 năm. Từ năm 2018, các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN cũng được cắt giảm thuế nhập khẩu về 0%. Tuy nhiên, dòng xe hưởng lợi nhiều nhất là môtô phân khối lớn. Hầu hết thương hiệu môtô có mặt tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Thái Lan, trong đó có cả BMW và Ducati.
Đơn cử là mẫu môtô Ducati Panigale V4 S nhập từ thị trường Thái Lan có giá khoảng 950 triệu. Trong khi đó, phiên bản nhập từ thị trường Italy có giá lên đến 1,5 tỷ đồng.
Ngoài việc người tiêu dùng được mua xe giá rẻ hơn, Hiệp định Thương mại tự do còn tạo điều kiện để ôtô Việt Nam xâm nhập thị trường châu Âu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lục địa già là thị trường rất khó tính, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải đầu tư bài bản và sản xuất nghiêm túc.
VinFast và hàng loạt doanh nghiệp Việt có cơ hội lớn để tiếp cận thị trường châu Âu sau EVFTA. Ảnh: Việt Linh.
Bên cạnh thời cơ, hiệp định EVFTA cũng là một thử thách lớn đối với các hãng xe lắp ráp trong nước hoặc trong khu vực ASEAN. Sau năm 2029, mức giá giữa xe nhập khẩu châu Âu và lắp ráp trong nước không chênh lệch nhiều, mất đi lợi thế về giá cho các doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp trong nước phải có định hướng đúng đắn để biến thách thức thành cơ hội.
Theo Zing
Nhà máy BMW lập kỷ lục sản lượng xe trong năm 2019
Không chỉ thành công ở mảng thương mại, sản xuất của BMW toàn cầu đã tăng trưởng dẫn dần trong năm 2019
Năm vừa qua là 1 năm tuyệt vời đối với BMW tại Mỹ khi nhà sản xuất ô tô Đức trở thành thương hiệu xe hơi hạng sang số 1, đánh bại các đối thủ truyền kiếp là Mercedes-Benz và Audi.
Không những vậy, nhà sản xuất ô tô Đức còn có 1 lý do khác để ăn mừng và còn quan trọng hơn cả doanh số. Nhà máy lớn nhất của hãng trên thế giới tại Spartanburg, Nam Carolina đã kết thúc năm 2019 với sản lượng kỷ lục 411.620 xe.
Nhà máy BMW tại Mỹ có sản lượng kỷ lục trong 2019
Với xu hướng toàn cầu về các dòng xe crossover, nhà máy này đã tăng 15% sản lượng vào năm 2019 so với năm ngoái. Mang tới kết quả vượt kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2016 với 449 xe.
Được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu về crossover, cơ sở đã chế tạo thêm 15% xe vào năm 2019 so với năm trước. Kết quả cũng vượt qua kỷ lục sản xuất trước đó, được thiết lập vào năm 2016, bằng 449 chiếc. Nếu xu hướng này tiếp tục, nhà máy BMW Fartanburg có thể sớm đạt công suất tối đa 450.000 chiếc mỗi năm.
Mẫu xe được sản xuất nhiều nhất tại nhà máy Nam Carolina năm 2019 là X5 với 161.096 chiếc, tiếp theo là X3 với 115.088 chiếc. Chiếc SUV lớn nhất của BMW cho tới thời điểm này, X7, có sản lượng 52.619 chiếc trong năm đầu tiên có mặt tại Spartanburg.
BMW X7 có doanh số khả quan trong năm 2019
"Ba năm vừa qua là một trong những thử thách lớn nhất trong lịch sử nhà máy Spartanburg. Danh mục sản phẩm sản xuất tại nhà máy của chúng tôi hoàn toàn mới và phân phối trên toàn thế giới", chủ tịch và giám đốc điều hành của BMW Sản xuất, cho biết trong một tuyên bố của Autonews.
BMW xuất khẩu khoảng 70% sản lượng xe tại nhà máy Spartanburg cho 125 thị trường trên toàn thế giới. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhà máy này và thị trường châu Á chiếm tới 1/3 tổng lượng xuất khẩu trong năm 2018.
Năm nay, BMW đã ngừng xuất khẩu chiếc crossover cỡ nhỏ X3 từ Mỹ sang Trung Quốc để tránh thuế quan. Hãng xe Đức đã sản xuất mẫu xe này tại Rosslyn, Nam Phi và Thẩm Dương, Trung Quốc để tránh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo Cartimes
Dịch vụ thuê xe tự lái 'cháy hàng', giá tăng đột biến dịp tết Nguyên đán Cận ngày lễ lớn của đất nước, các cơ sở và dịch vụ cho thuê xe tự lái gần như trong tình trạng không đủ xe phục vụ khách hàng dù giá đã được "hét" cao hơn ngày thường từ 20-30%. Giống như những dịp lễ tết khác trong năm, Tết Nguyên Đán cũng là khoảng thời gian "vàng" dành cho gia đình...