Xe nhập khẩu châu Âu khó giảm sâu sau điều chỉnh thuế
Giới kinh doanh ô tô cho rằng xe nhập khẩu châu Âu khó có thể giảm sâu sau Nghị định 111/2020/NĐ-CP điều chỉnh thuế suất, bởi bài học giảm giá xe nhờ giảm thuế vẫn còn “sờ sờ trước mắt”…
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) giai đoạn 2020 – 2022.
Thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều loại xe ô tô có xuất xứ từ châu Âu sẽ giảm
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) giai đoạn 2020 – 2022, thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều loại xe ô tô có xuất xứ từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ được điều chỉnh giảm ngay đầu năm 2021.
Đáng chú ý, thuế suất các dòng xe xuất xứ từ châu Âu hiện đang áp dụng là từ 70,9% sẽ giảm xuống còn 63,8% từ ngày 1/1/2021. Các dòng xe có thuế suất hiện hành 70,2% sẽ giảm xuống còn 62,4%. Một số dòng xe đang chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu 67,2% sẽ giảm xuống còn 60,5%.
Tỷ lệ giảm thuế đối với nhiều dòng xe ô tô nhập khẩu có xuất xứ từ châu Âu sẽ giảm phổ biến ở các mức 6,7% đến 7,1% và 7,8% so với các mức thuế suất hiện hành.
Câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm lúc này là giá các mẫu xe sang như Mercedes-Benz, BMW, Audi, Volkswagen, Jaguar…. sẽ giảm được bao nhiêu sau khi thuế nhập khẩu được điều chỉnh?
Video đang HOT
Tạp chí Thời đại dẫn lời anh Mạnh Hùng (Hà Đông), một người có nhiều kinh nghiệm buôn bán ô tô cho biết: “Rất khó có thể kỳ vọng ô tô nhập khẩu từ EU có thể giảm giá sâu. Đơn giản là giá xe được cấu thành từ nhiều loại thuế và thuế nhập khẩu chỉ là 1 trong số đó. Với việc thuế chồng thuế cũng sẽ khiến giá ô tô nói chung cũng như xe nhập khẩu châu Âu nói riêng khó có thể giảm sâu sau mỗi lần điều chỉnh thuế”.
Tính đến hết Tháng 11/2020, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 7% trong khi xe nhập khẩu giảm 24% so với cùng kì năm ngoái.
Sau 11 tháng của năm 2020 đã có gần 100.000 xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được bán ra tại thị trường Việt Nam.
Đồng quan điểm với anh Hùng, anh V.T một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô chia sẻ thêm: “Từ ngày 1/1/2021, thuế nhập khẩu ô tô xuất xứ từ châu Âu sẽ giảm 6,7 – 7,8% so với hiện nay. Các mức thuế suất hiện hành đang phổ biến ở 67,2%, 70,2% và 70,9%. Với tỷ lệ giảm thuế khá cao, giá ô tô nhập khẩu trên lý thuyết sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, bài học giảm giá xe nhờ giảm thuế vẫn còn sờ sờ trước mắt sau đợt giảm thuế về 0% với xe nhập khẩu Đông Nam Á”.
Có 2 vấn đề với xe châu Âu là thuế tiêu thụ đặc biệt tính trên giá bán xe và xe có trang bị công nghệ hybrid không nằm trong diện điều chỉnh thuế. Do đó, khó có thể kỳ vọng ô tô nhập khẩu từ EU được giảm giá sâu, anh V.T nhấn mạnh.
Cũng theo nhiều chuyên gia trong ngành, ô tô nhập khẩu EU cần có thêm thời gian mới có thể giảm sâu. Giai đoạn 2021 – 2022 mới chỉ là thời điểm chạy đà cho EVFTA, do đó cần thêm ít nhất vài năm nữa người tiêu dùng trong nước mới có cơ hội tiếp cận xe hơi có nguồn gốc từ EU với mức giá “dễ chịu” hơn.
Ô tô nhập khẩu EU cần có thêm thời gian vài năm mới có thể giảm sâu
Báo Hải quan online cũng đặt ra câu hỏi liệu thuế nhập khẩu giảm có kéo theo giá xe trên thị trường Việt Nam rẻ đi hay không, nhất là các dòng xe nhập khẩu từ EU?
Hiện, các dòng xe nhập của EU vào Việt Nam chủ yếu là sản phẩm đến từ các thương hiệu Audi, Mercedes-Benz, BMW, Volvo, Maserati, Volkswagen… Đa số các mẫu xe nhập đều có giá trên 2 tỷ đồng/chiếc.
Tờ Hải quan online cũng từng đặt giả thiết lộ trình thực hiện mỗi năm giảm từ 7-9% thuế suất thuế nhập khẩu, ô tô nhập khẩu từ EU có mức thuế giảm từ từ xuống 0% trong 9, 10 năm.
Trường hợp, nếu giảm thuế được thực hiện trong chu kỳ 2-3 năm, mỗi chu kỳ cắt giảm theo lộ trình từ 15% đến 30%/năm, thì khả năng từ tháng 8/2020 lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ EU sẽ được áp dụng.
Như vậy dù theo lộ trình nào, theo tính toán, việc giảm thuế 7-9%/năm (hoặc 15%/ chu kỳ 2-3 năm) sẽ đều tác động đến giá bán xe. Đặt giả thiết trường hợp năm đầu tiên, lộ trình giảm thuế suất, thuế nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc là 15%, mức giá sẽ có thể giảm ít nhất 300 triệu đồng. Thậm chí có xe còn có mức giá giảm mạnh hơn nữa.
Đó là lý thuyết, trên thực tế, không hẳn cứ thuế giảm thì giá xe sẽ giảm. Bằng chứng là năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong khu vực ASEAN giảm xuống 0% (từ 30%) song xe nhập khẩu từ khu vực này (Thái Lan, Indonesia…) không rẻ theo tỉ lệ tương ứng, thậm chí có thời điểm còn đắt hơn.
Phân tích từ thị trường cho thấy hiện nay xe nhập khẩu từ EU (Audi, Mercedes-Benz, BMW, Volvo, Maserati, Volkswagen…) hầu hết không có sản xuất trong nước (trừ Mercedes-Benz) để đối chọi cạnh tranh giảm giá; xe chủ yếu đến từ các nhà nhập khẩu nhỏ, lượng không lớn nên khó có thể có được mức giá cạnh tranh từ nhà sản xuất.
Mặt khác các dòng xe nhập khẩu từ EU thường có dung tích xylanh cao (từ 2.500cc đến trung bình là 3.000 cc đến cao nhất là 6.000 cc trở lên), hiện đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cao (từ 60%-150%) nên mức giảm thuế nhập khẩu (từ 75 xuống 0%) cũng không kéo giá sản phẩm xuống nhiều.
Quan trọng hơn, thực tế tại Việt Nam cho thấy, giá xe chỉ giảm khi chịu áp lực cạnh tranh với sản phẩm sản xuất trong nước; trong bối cảnh hàng tồn kho, hàng không bán được chứ hiếm khi giá giảm vì thuế giảm. Vậy nên mong muốn thuế giảm, giá xe sẽ giảm được xem là xa vời, Hải quan online khẳng định.
19 thương hiệu ô tô nhập khẩu kiến nghị giảm 50% phí trước bạ
Sách trắng của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ô tô sản xuất trong nước.
Audi là một trong những thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam
Trong "Sách Trắng 2020" vừa công bố ngày 30/6, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu kiến nghị về việc giảm lệ phí trước bạ cho 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang được phân phối tại Việt Nam.
EuroCham khuyến nghị giảm 50% phí trước bạ cho tất cả doanh nghiệp nhập khẩu, lắp ráp và phân phối ô tô mới để xóa bỏ phân biệt đối xử trong áp dụng giảm thuế.
Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng đề xuất giảm 50% với thuế giá trị gia tăng.
Hiệp hội này cho rằng kích thích tiêu thụ trên thị trường ô tô là việc làm cần thiết trong bối cảnh khách hàng đang phải cố gắng để duy trì hoạt động và cần nhiều thời gian để khôi phục chuỗi cung ứng từ tình trạng gián đoạn.
Trong 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu, chỉ có Mercedes và Peugeot nhận được hỗ trợ theo chính sách giảm 50% phí trước bạ mà Chính phủ vừa thông qua đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước.
"Tuy nhiên, việc ưu tiên sản phẩm sản xuất nội địa như một biện pháp tạm thời để vượt qua khủng hoảng trong nước là không phù hợp khi Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự phân biệt đối xử theo hướng ưu tiên xe lắp ráp trong nước không thể hiện động thái tích cực của Việt Nam với Liên minh châu Âu khi EVFTA dự kiến sớm đi vào hiệu lực", EuroCham nhận xét.
Sản lượng ôtô của châu Âu dự kiến sẽ giảm 24% trong năm 2020 Sản lượng ôtô của châu Âu dự kiến sẽ giảm 24% trong năm 2020 Hoạt động sản xuất ôtô ở châu Âu đã suy giảm dần kể từ năm 2017. Các nhà sản xuất ôtô châu Âu đang rơi vào tình trạng dư cung 7 triệu ôtô, trong đó Tây Âu có mức dư cung ôtô cao nhất. (Nguồn: autonews.com) Trung tâm Nghiên...