Xe mua trả góp vi phạm luật giao thông nhưng không cầm giấy tờ gốc phải làm thế nào?
Nhiều trường hợp mua xe trả góp đang trong quá trình thanh toán với ngân hàng và không có giấy tờ gốc khi vi phạm giao thông sẽ phải xử lý như thế nào.
Việc mua ô tô trả góp đã trở nên phổ biến khi các dịch vụ kinh doanh vận tải nở rộ và nhiều người muốn mua ô tô để chạy dịch vụ. Tuy nhiên, khi đang trong thời gian trả nợ ngân hàng, chủ xe không được giữ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông của xe cho đến khi trả hết số nợ còn lại. Điều này gây nhiều phiền toái trong quá trình tham gia giao thông của người mua trả góp khi bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Chủ xe không được cầm giấy tờ gốc khi chưa thanh toán xong tiền mua xe trả góp
Theo Bộ Luật dân sự 2015 có quy định rõ bên thế chấp có quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Do đó, việc quy định bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông là đúng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc vẫn giữ tài sản thế chấp như quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) đã không còn phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và dẫn tới những khó khăn, vướng mắc của người mua xe trả góp.
Không cầm giấy tờ gốc khiến nhiều chủ xe gặp khó khăn khi bị lực lượng chức năng kiểm tra
Trên cơ sở quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động vay và đi vay thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp sửa đổi.
Theo đó, Bộ Tư pháp đã hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP theo hướng quy định bên nhận thế chấp có quyền giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Bản sao giấy tờ gốc đã được công nhận khi kiểm tra
Đồng thời, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định /2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông có xác nhận của tổ chức tín dụng khi lưu thông phương tiện giao thông.
Theo Cartimes
Làm "vài ve"... mất "vài chai"
Mặc dù là tài xế điều khiển đầu xe BKS 43C-079.74 kéo rơ-moóc 43R-021.59 nhưng Trần Văn Quang (1987, trú H. Hương Thủy, TT-Huế) vẫn làm vài "ve" trước khi ôm vô lăng.
Lúc 20 giờ 20 ngày 18-7, khi lái xe trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Đà Nẵng), Quang đã bị lực lượng TTKS CSGT CATP Đà Nẵng dừng xe kiểm tra. Kết quả, trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/lít khí thở nên Tổ TTKS CSGT lập biên bản vi phạm, đồng thời mời lái xe hôm nay (20-7) đến Phòng CSGT để giải quyết và nộp phạt theo quy định. Được biết, lỗi vi phạm này, tài xế sẽ bị phạt 7,5 triệu đồng, tước GPLX từ 3-5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế Quang.
CÔNG HẠNH
Theo cadn.com.vn
Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe: Chặt chẽ, nghiêm khắc, sát thực tiễn Trước tình trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tăng nhiều câu hỏi lý thuyết trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Tổng cục...