Xe mì hoành thánh 60 năm, bán ngày đêm không nghỉ
Dù món mì hoành thánh đã qua nhiều thế hệ từ thời bà nội đến thời người chú rồi đến thời của anh Lạc Vĩnh Châm. Nhưng món mì hoành thánh vẫn được giữ nguyên hương vị gia truyền ngày nào.
Xe mì hoành thánh đã có hơn 60 năm. Vào những năm của thập niên 70-80 thực khách gọi đây là xe mì bà Tàu. Còn thời gian gần đây thì thực khách gọi là xe mì Nguyên Lợi.
Anh Châm đang nấu mì TUYẾT DƯƠNG
Xe mì Nguyên Lợi THÁI TRƯƠNG
Vì quán mở bán xuyên suốt, không có giờ nghỉ nên công việc đứng bếp được phân công cụ thể cho từng thành viên trong gia đình. Cứ mỗi ca bán sẽ có 3 đến 4 người phụ trách. Tất cả các thành viên gồm 3 thế hệ đều ở chung một nhà để cùng nhau bán món mì hoành thánh.
Tô mì hoành thánh, xá xíu THÁI TRƯƠNG
Xá xíu trong tô mì THÁI TRƯƠNG
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của quán là tự làm mì để bán, mà bí quyết để sợi mì được ngon và dai nhưng mềm là phải ủ bột một ngày. Đến khi trụng mì phải canh độ lửa vừa đủ, không áp lửa mì sẽ nhanh bỡ cũng không được thiếu lửa mì sẽ không chín tới.
Hoành thánh trong tô mì THÁI TRƯƠNG
Giá bán của mỗi phần mì hoành thánh từ 45.000 đồng trở lên, tùy theo thực khách yêu cầu thêm. Thời gian mở bán của quán 24/24 giờ, tất cả các ngày trong tuần.
Phở - một trong các món sợi nổi bật trên thế giới
Theo CnTraveller, phở là món mì đặc trưng của Việt Nam, cũng như ramen đại diện cho Nhật Bản và Pad Thái ở Thái Lan.
Phở, Việt Nam
Đây là món ăn có thể thưởng thức bất kể thời gian nào trong ngày. Nguyên liệu gồm thịt bò hoặc gà, bánh phở và các gia vị như gừng, hoa hồi và hạt rau mùi. Món ăn ngon hơn khi thêm chút nước mắm, tương đen, húng quế, bạc hà, hành lá, ớt, giá đỗ và chanh tươi. Bạn có thể tìm thấy phở ở nhiều nơi nhưng ngon nhất vẫn là các quán vỉa hè.
Saimin, Hawaii, Mỹ
Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, saimin lại được phát triển và hoàn thiện ở Hawaii theo dòng người nhập cư Nhật Bản và Trung Quốc trong những năm 1.800. Món ăn gồm mì trứng, dashi (nước dùng theo phong cách Nhật Bản), hành lá. Saimin được cho là rất phổ biến trong thời kỳ thuộc địa như một món ăn nhanh và từ đó phát triển thành bữa chính ở Hawaii. Trên thực tế, món ăn phổ biến đến mức cửa hàng McDonalds ở Hawaii đã phải bổ sung saimin vào thực đơn. Địa chỉ gợi ý cho bạn là nhà hàng Jane's Fountain ở Honolulu.
Mì hoành thánh, Hong Kong
Món ăn này được làm từ mì trứng, chan nước dùng nóng cùng vài viên hoành thánh, có hoặc không cho thêm rau, bên trên phủ tôm hoặc thịt lợn. Một bát thường khá nhỏ để mì không quá chín và trở nên đẫm nước. Mì hoành thánh được bán trên khắp Hong Kong, nhưng ngon nhất là hai nhà hàng có gắn sao Michelin: Ho Hung Kee và Meen & Rice.
Mì Shan, Myanmar
Có nguồn gốc từ tiểu bang Shan ở miền đông Myanmar, mì gạo là món ăn chính của quốc gia này. Bạn sẽ khó tìm thấy món mì này ở những nơi khác do nó được làm từ nhiều loại gạo nếp chỉ có ở địa phương. Mì được ăn kèm với rau và thịt gà hoặc thịt heo, có thể ăn khô hoặc nước.
Mee Goreng, Indonesia, Malaysia và Singapore
Một bát Mee Goreng truyền thống gồm mì trứng xào tỏi, hành tây, bắp cải, trứng, cà chua và một ít thịt, đựng trong tô lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm Mee Goreng đích thực, hãy đến các warung (nhà hàng hoặc quán cà phê chuyên bán đồ ăn địa phương ở Indonesia) hoặc quầy hàng mamak (quầy ăn uống) ở Malaysia. Nếu bạn muốn thưởng thức ở nơi sang hơn một chút, Chopsuey Cafe ở Singapore là địa chỉ gợi ý.
Pad Thái, Thái Lan
Pad Thai đã trở thành món ăn phổ biến trên khắp thế giới, tuy nhiên ngon nhất vẫn là ở đường phố Bangkok. Món này gồm mì gạo chiên, trứng, đậu hũ, bột me, nước mắm, đường thốt nốt, tôm khô, tỏi, hẹ tây, thịt gà, thêm chút nước chanh, đậu phộng giã nhỏ, rau mùi, giá đỗ và ớt bột. Tại Bangkok, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm xe bán món này, đặc biệt là trên đường Khao San. Nếu bạn muốn thưởng thức ở nhà hàng, hãy tới Thip Samai.
Ramen, Nhật Bản
Mì Ramen ngày nay không chỉ gói gọn trong đất nước Nhật Bản mà còn có mặt ở nhiều nhà hàng châu Á. Một bát mì Ramen truyền thống có rất nhiều biến thể và ngon nhất là ở Tokyo. Địa chỉ gợi ý dành cho bạn là Kagari, nhà hàng nằm khuất trong một con hẻm nhỏ ở Ginza.
Mì dao cắt, Trung Quốc
Món này còn được gọi là dao xiao man và sẽ rất thú vị nếu bạn được chứng kiến cách họ làm. Đầu bếp giữ nắm bột trên một nồi nước sôi và cắt mì trực tiếp bằng một con dao. Nhờ đó sợi mì ngắn, tròn và dai, được dùng nước hoặc khô với các nguyên liệu khác như thịt lợn và đậu đen. Sơn Tây và Bắc Kinh là hai địa điểm để bạn thưởng thức món ăn này.
Ash Reshteh, Iran
Ngoài sợi mì, khask (một loại nước sữa), món ăn này còn có các thành phần tốt cho sức khỏe như rau bina, đậu lăng, đậu xanh, bột nghệ, mùi tây... Những sợi mì được cho là mang lại may mắn nên món ăn này thường được dùng trước Tết.
Tallarin Saltado, Peru
Chifa là tên món có sự kết hợp giữa đồ ăn Peru và Trung Quốc. Tại Lima có vô số nhà hàng Chifa phục vụ các món ăn, trong đó có tallarin saltado. Đây là một món mì xào với các thành phần gồm cà chua, hành tây, tỏi, gừng, hành lá, rau mùi và thịt bò. Món ăn này được biết đến nhờ đầu bếp nổi tiếng người Peru Gaston Acurio - fan hâm mộ của ẩm thực Chifa. Ông thậm chí còn mở nhà hàng Chifa riêng mang tên Madam Tusan ở Milaflores, Lima.
Thưởng thức ẩm thực Hong Kong trong không gian siêu chất giữa lòng Sài Gòn Đến quán vừa được thỏa bụng với ẩm thực Hong Kong, vừa được no mắt với không gian độc đáo, huyền ảo. Nói đến chuyện ăn uống, mỗi người lại có một sở thích và phong cách khác nhau. Nhiều người chú trọng chất lượng món ăn, miễn là món đó ngon thì việc ăn ở nhà hàng năm sao hay lề đường...