Xe máy trơ khung sắt tung hoành trên phố
Nhiều chiếc xe được sản xuất từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khung han gỉ, mất đi nhiều bộ phận, trơ khung sắt, nhưng vẫn lưu thông trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn.
Đường phố Hà Nội xuất hiện nhiều xe cũ, đa phần là Cub 50, xe đời 67, 81, 86…
Xe thường được chủ nhân tháo tung và “tự chế” với nhiều hình thù.
Tại các chợ, đầu mối giao nhận hàng hóa, xe cũ nát xuất hiện nhiều.
Hầu hết bộ phận đều hoen gỉ.
Xe không đèn, không yếm lưu thông trên đường Phùng Khoang, huyện Từ Liêm.
Thậm chí không rõ hình thù, không biển số.
Video đang HOT
Nhiều chiếc còn trơ trọi khung.
Số khác trông nhếch nhác.
Xe cũ chở hàng siêu trọng trên đường Lê Văn Lương…
… hay chở thanh sắt quá khổ.
Tham gia vận tải hàng hàng hóa trên đường Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy.
Lê Hiếu – Bá Đô
Theo VnExpress
"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng
Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến.
"Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày
Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính thức được thông tuyến, đặt tên là Đại lộ Thăng Long, những người dân quê sống hai bên đường có đèn cao áp sáng thâu đêm mới có cảm giác mình "thực sự" trở thành "người thành phố".
Dù trên phương diện quản lý hành chính, họ đã trở thành công dân Thủ đô từ trước đó cả mấy năm rồi.
Một người đi đường "lạc lối" phải nhờ đến dịch vụ thoát hiểm trên Đại lộ Thăng Long
Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang". Vì ngay sau khi thông xe, người dân sống hai bên đường bắt đầu cảm thấy những "phiền toái" và cuộc sống một phần bị xáo trộn, khi những đường ngang ngõ dọc hai bên đường dần dần bị bịt kín.
Chị Nguyễn Thị Lan, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Quyết Tiến là thôn duy nhất của xã Vân Côn bị Đại lộ Thăng Long chia cắt khỏi trung tâm hành chính xã.
Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã và đi chợ của người dân hay đến trường đi học của con cái chị còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, người thôn Quyết Tiến chịu cảnh "gần nhà xa ngõ", muốn đi chợ hay con em đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh, rồi quay lại bằng đó quãng đường. Nghĩa là đoạn đường họ phải đi hàng ngày xa thêm gần 4 km nữa.
Những hộ dân thuộc Xóm Mới, thị trấn Quốc Oai, do nằm ở bên này đại lộ, giáp với thị trấn huyện Thạch Thất, ngày ngày cũng phải đi vòng thêm vài cây số để đưa con em sang thị trấn Quốc Oai học, đưa con cái đi tiêm phòng hay đưa người ốm đi trạm y tế.
Tương tự, nhiều hộ dân sống ở làn đường bên kia, nghĩa là nằm ngay cạnh thị trấn, nhưng khi đại lộ hoàn thành, muốn đến thị trấn, nếu không chấp nhận vi phạm giao thông bằng cách đi ngược đường thì họ cũng phải đi vòng đường xa thêm 4,5km nữa.
Làn đường dành cho xe mô tô nhếch nhác là lý do khiến nhiều người tham gia giao thông không đi đúng phần đường, càng làm cho giao thông trên Đại lộ Thăng Long thêm rối loạn!
Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ngay sát Đại lộ Thăng Long, thuộc thị trấn Quốc Oai cho biết: Khi đại lộ chưa hoàn thành, chị chỉ mất vài phút để đưa con đến lớp hay đi chợ. Nhưng giờ, nếu không đi ngược chiều đường, chị phải đi vòng thêm 3,4 km nữa mới đến điểm rẽ vào thị trấn vốn chỉ cách nhà chị có mấy chục mét. Đường đi lối lại có nhiều thay đổi nên cuộc sống sinh hoạt người dân gặp nhiều xáo trộn.
Dở khóc, dở cười trên Đại lộ
Không chỉ những người dân địa phương sống hai bên đường mới gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, rất nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường này đã phải gặp những chuyện dở khóc dở cười.
Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay điểm cuối Đại lộ là ngã tư Hoà Lạc, phóng viên quan sát thấy rất nhiều người điều khiển xe gắn máy, vì không muốn đi vào phần đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ vốn chật trội, bụi bẩn, thậm chí có cả gia súc đi lại nên đã chọn làn đường dành cho xe ô tô để đi.
Và Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng, khi xe cộ thoải mái đi ngược chiều mà không bị xử lý.
Thế nhưng, vì làn đường dành cho xe ô tô có rất ít lối thoát. Vì vậy, nhiều người trót đi vào phần đường này vẫn phải đi... miên man, lạc lối thêm hàng chục cây số mối có lối thoát. Nhiều người, vì muốn chuyển đường sớm thì phải chấp nhận móc túi, mất từ 10 đến 15 nghìn đồng để nhờ dịch vụ khiêng xe thoát hiểm.
Cũng chính vì có quá nhiều người đi xe gắn máy tham gia giao thông thiếu ý thức đi vào làn đường dành cho xe ô tô nên "dịch vụ thoát hiểm" trên Đại lộ Thăng Long mọc lên như nấm và làm ăn rất phát đạt trong những ngày qua.
Anh Nguyễn Văn Luân, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, tự nhận là người đầu tiên bắc cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe máy lạc lối trên Đại Lộ Thăng Long tiết lộ: Mỗi ngày, anh vẫn kiếm được bạc triệu nhờ vào dịch vụ thoát hiểm đặc biệt này.
Thế nhưng, chính vì anh làm ăn được nên dọc tuyến Đại lộ, giờ cũng có vài nhóm người bắt trước, dựng cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe gắn máy. Và giá cước thoát hiểm thì muôn hình ngàn vẻ, tuỳ đối tượng mà nhà chủ dịch vụ hét nhiều hay ít.
Sau hai tuần thông xe Đại lộ Thăng Long, chúng tôi nhận thấy trên toàn tuyến đường, nhất là làn đường nhỏ dành cho xe mô tô và xe thô sơ, những chiếc xe tải hạng nặng vẫn nối đuôi nhau chạy ngược chiều, nhưng không hề có ai xử lý.
Trong khi đó, người dân sống hai bên đường, vì sợ phải đi xa và vì theo thói quen nên hầu hết không chịu đi vòng theo hướng đường cầu chui dân sinh. Hầu hết họ vẫn coi Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam như con "đường làng", đi ngược chiều vô tư, khiến những đoạn đại lộ chạy qua khu dân cư, tình trạng giao thông rất hỗn loạn và vô cùng nguy hiểm.
Theo Vietnamnet
TPHCM rực rỡ mừng Đại lễ Dù không phải là nơi diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long nhưng trên các đường phố TPHCM những ngày này, đèn hoa, cờ, biểu ngữ, rồng thiêng Thăng Long cũng vô cùng rực rỡ; lòng người cũng vô cùng náo nức. Dạo quanh các tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1) những chùm đèn với các màu chủ đạo là...