Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải định kỳ
Điểm mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi là bổ sung quy định kiểm tra định kỳ khí thải đối với xe máy tham gia giao thông.
Dự thảo Luật GTĐB sửa đổi quy định kiểm tra định kỳ khí thải đối với xe máy tham gia giao thông
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi quy định, mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) nằm trong nhóm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Điểm mới của dự thảo là bổ sung quy định kiểm tra định kỳ khí thải đối với xe máy tham gia giao thông nhằm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường.
Kiểm tra định kỳ khí thải đối với xe máy
Cụ thể, mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải. Việc tổ chức kiểm định, kiểm tra định kỳ khí thải xe mô tô, xe gắn máy do cơ quan đăng kiểm thực hiện. Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm định, kiểm tra định kỳ về khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, khí thải xe máy là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể, nhất là tại các đô thị lớn, khu vực tập trung đông xe máy. Tuy nhiên, việc kiểm soát khí thải đến nay mới kiểm soát đối với “đầu vào” là xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Từ năm 2007, xe máy sản xuất mới phải đạt mức tương ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 2 mới được bán ra thị trường; từ năm 2017, phải đạt tiêu chuẩn tương ứng mức Euro 3. Việc nâng tiêu chuẩn xe sản xuất, nhập khẩu từ Euro2 lên Euro3 giúp nâng cao chất lượng động cơ, hạn chế thành phần chất gây ô nhiễm có trong khí thải xe máy. Tuy vậy, số lượng xe máy gia tăng nhanh chóng dẫn đến tổng lượng phát thải tăng, trong khi bất cập là luật chưa quy định về kiểm tra khí thải đối với xe đang lưu hành nên mức độ gây ô nhiễm tăng hơn từ loại xe cũ nát, chất lượng kém.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, từ giữa tháng 5/2020, Sở GTVT TP HCM phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam triển khai chương trình nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải xe máy đang lưu hành. Việc kiểm tra được thực hiện tại các đại lý xe máy. Kết quả cho thấy, có thời điểm 30% lượng xe có ngưỡng phát thải quá tiêu chuẩn TCVN 6438 mức 1 (mức thấp nhất của tiêu chuẩn khí thải).
Video đang HOT
Loại xe có niên hạn sử dụng trên 5 năm, nếu không bảo dưỡng thường xuyên, lượng khí CO phần lớn vượt gấp 2 lần tiêu chuẩn. Sau khi các xe này bảo dưỡng, lượng khí CO trong khí thải giảm rất nhiều. Đối với các đời xe sử dụng phun xăng điện tử hoạt động trên 5 năm, đa số vẫn nằm trong tiêu chuẩn khí thải.
“Toàn quốc hiện có khoảng hơn 50 triệu xe máy đang lưu hành, chiếm đến 95% số lượng xe cơ giới và thải ra 80 – 90% khí CO, HC, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải xe cơ giới. Các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM có lượng xe máy tập trung đông, chiếm khoảng 1/4 lượng xe cả nước và có mức gây ô nhiễm từ xe máy khá cao”, ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN cho biết.
Cũng theo ông Khanh, năm 2010, Thủ tướng phê duyệt đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành, trong đó mục tiêu là áp dụng trước tại các đô thị đặc biệt, loại 1 và loại 2. Cục Đăng kiểm VN nhiều lần trình phương án triển khai cụ thể, song vướng mắc là Luật GTĐB không quy định nên phải chờ. “Cách đây vài năm, một số địa phương như: Hà Nội, TP HCM từng kiến nghị Bộ GTVT hướng dẫn việc kiểm soát khí thải xe máy đang lưu hành, song việc này phải chờ được quy định trong Luật GTĐB sửa đổi”, ông Khanh thông tin.
Phân nhóm để có chế tài xử phạt
Cũng theo ông Đặng Trần Khanh, việc quy định kiểm tra định kỳ khí thải xe máy trong Luật GTĐB để tạo cơ sở pháp lý và sẽ được cụ thể hóa bằng quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn khí thải, cách thức tổ chức kiểm tra. Từ nghiên cứu trước đây và kinh nghiệm của một số nước cho thấy, việc tổ chức kiểm tra định kỳ khí thải nên được tổ chức theo hướng xã hội hóa.
Chẳng hạn, các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa xe, đại lý xe máy của hãng sản xuất, trung tâm đăng kiểm ô tô… có thể tham gia vào việc kiểm định khí thải xe máy. Còn cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương thực hiện quản lý, giám sát hoạt động của cơ sở kiểm định, cấp chứng nhận khí thải.
“Không phải tất cả xe máy đều phải kiểm tra khí thải định kỳ. Xe mới sử dụng được vài năm không nên kiểm tra. Đối tượng chủ yếu hướng đến quản lý là xe máy chất lượng kém, cũ nát”, lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết.
Đồng tình với việc bổ sung vào dự thảo Luật GTĐB sửa đổi quy định việc kiểm tra kiểm định kỳ khí thải xe máy, ông Dương Văn Chú, nguyên Giám đốc trung tâm đăng kiểm tại Bắc Kạn cho rằng, nên có lộ trình và áp dụng trước đối với các đô thị lớn. Bên cạnh đó, cần giám sát, quản lý chặt chất lượng kiểm định của các đơn vị được tham gia kiểm định khí thải để mang lại hiệu quả thực tế.
Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, Luật GTĐB nên quy định khung về kiểm soát khí thải đối với xe máy. “Việc giám sát chất lượng kiểm định sẽ rất phức tạp, vì vậy, thay vì cơ chế kiểm định định kỳ khí thải như ô tô, chỉ nên quy định chế tài xử phạt, khi xe có biểu hiện rõ ràng như khói đen, cũ nát… sẽ bị kiểm tra, xử phạt hành chính”, ông Tạo nói.
Tư lệnh Giao thông báo cáo Quốc hội hướng xử lý 4 điểm nóng BOT
Sau khi xử lý xong 15/19 dự án BOT có những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua, Bộ GTVT đang rốt ráo xử lý hoặc xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hướng xử lý 4 dự án còn lại.
Việc thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, 7, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn.
Trong bản báo cáo gồm hơn 30 trang A4, Bộ trưởng Bộ GTVT đã báo cáo Quốc hội, các đai biểu Quốc hội khá chi tiết và có trách nhiệm việc xử lý các điểm nóng thuộc trách nhiệm của bộ này trong các lĩnh vực công tác như: xây dựng; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực GTVT; quản lý, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; việc thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt bảo đảm an toàn, hiệu quả; phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc - Nam; các biện pháp, giải pháp, hoạt động chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; việc cơ cấu lai lĩnh vực vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải; các biện pháp, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT...
Đáng lưu ý là Bộ GTVT đã dành một dung lượng đáng kể để báo cáo về Theo Tư lệnh ngành GTVT, trong thời gian qua, việc rà soát, xử lý các tồn tại, bất cập, vướng mắc về vị trí trạm BOT đã được Bộ Giao thông vận tải thực hiện và báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại nhiều báo cáo từ năm 2015 đến nay. Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để xem xét một cách cẩn trọng và có nhiều chỉ đạo cụ thể và kịp thời.
Theo đó, Bộ GTVT đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức đánh giá, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục bất cập tại các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ. Đến nay, 15/19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, ATGT đến nay đã ổn định.
Đối với 4 trạm bất cập còn lại, Bộ GTVT cho biết là do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc.
Cụ thể, đối với trạm Bỉm Sơn (thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6), do trạm nằm ngoài phạm vi dự án, nếu tiếp tục thu phí để hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây Tp.Thanh Hóa sẽ phát sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, ATGT.
Thực hiện kết luận của Chính phủ tại Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 26/6/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa và Nhà đầu tư nghiên cứu phương án di dời trạm Bỉm Sơn về tuyến tránh phía Tây để hoàn vốn. Tuy nhiên, do hiện tại có 3 tuyến song hành (gồm Quốc lộ 1 qua Tp. Thanh Hóa, tuyến tránh phía Đông và tuyến tránh phía Tây), đồng thời trên tuyến có nhiều vị trí giao cắt nên các xe có thể tránh trạm, nên việc đặt trạm thu phí trên tuyến tránh phía Tây không thể bảo đảm hoàn vốn cho Dự án. Do vậy, Bộ GTVT dự kiến báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư.
Đối với trạm thu phí trên Quốc lộ 3 (thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100), Bộ GTVT đã làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên để thống nhất về phương án giảm giá. Đến nay, phương án giảm giá đã được thống nhất, các cơ quan chức năng của Bộ GTVT và tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức đến các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo ý kiến của UBND tỉnh Thái Nguyên, còn một bộ phận nhân dân chưa đồng tình, thường xuyên tụ tập phản đối tại Trạm thu phí, Ban tiếp công dân của tỉnh, yêu cầu dỡ bỏ Trạm thu phí và được đối thoại với cấp có thẩm quyền.
Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp để hạn chế tối đa phát sinh các tình huống phức tạp. Trường hợp quá khó khăn, Bộ GTVT sẽ dừng thu phí và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư và xóa trạm trên Quốc lộ 3.
Đối với Trạm thu phí T2 (hoàn vốn cho Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 và Quốc lộ 91B), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã làm việc với UBND Tp. Cần Thơ và tỉnh An Giang để xem xét các phương án xử lý vướng mắc đối với trạm T2. Trên cơ sở đánh giá tình hình an ninh, trật tự, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của các địa phương lựa chọn phương án không tiếp tục thu phí tại trạm T2, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phần đầu tư Quốc lộ 91B, giao UBND Tp. Cần Thơ tiếp nhận, quản lý bảo trì đoạn tuyến Quốc lộ 91B đã đầu tư nêu trên.
Đối với trạm thu phí La Sơn - Túy Loan, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất phương án không sử dụng trạm thu phí La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn, bổ sung vốn Nhà nước để hỗ trợ nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính. Quan điểm của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thì cơ chế thu phí trạm La Sơn - Túy Loan không chịu tác động của Luật quản lý, sử dụng tài sản công nên vẫn có thể xem xét tiếp tục cho thu phí.
Do có những khó khăn, vướng mắc về giải pháp xử lý các trạm bất cập nêu trên nên đến nay các trạm vẫn chưa được thu phí, gây sụt giảm doanh thu tại các dự án. Bộ GTVT khẳng định, trường hợp không được khắc phục sớm, sẽ phá vỡ phương án tài chính, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chính sách điều hành tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực về ngân sách nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo.
Đề xuất xe máy bật đèn cả ban ngày: Cần thiết hay "thừa giấy vẽ voi"? Nếu việc xe máy có đèn và phải bật đèn nhận diện ban ngày để xe đi ngược chiều biết, tránh từ xa là cần thiết và an toàn hơn thì nên thực hiện... Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), đáng chú ý có đề xuất xe máy phải bật đèn sáng suốt cả ngày. Theo khoản 3 Điều...