Xe máy, ô tô cá nhân tiếp tục bị siết
Thủ tướng Chính phủ vừa điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải và quy hoạch giao thông đường bộ, trong đó sẽ kiểm soát sự phá triển của xe máy, ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Hôm qua, 25/2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan đến giao thông vận tải, gồm Quyết định 355/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định 356/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo Quyết định 355, mục tiêu đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Xe máy, ô tô cá nhân tiếp tục bị hạn chế (Ảnh: QT)
Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6,240 tỷ hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 86-90% đường sắt 1-2% đường thủy nội địa 4,5-7,5% và hàng không 1-1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2,090 tỷ tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65-70% đường sắt 1-3% đường thủy nội địa 17-20% đường biển 9-14% và hàng không 0,1-0,2%.
Ưu tiên xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam
Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trục dọc Bắc – Nam: Chiến lược khẳng định ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển.
Bên cạnh đó, tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao.
Video đang HOT
Ngoài ra, phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình trục nan với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Dành 16-26% quỹ đất cho giao thông đô thị
Chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16-26%.
Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25-30%.
Đặc biệt, chiến lược nhấn mạnh kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tập trung sản xuất xe khách, xe tải
Về phát triển công nghiệp giao thông vận tải, Chiến lược xác định công nghiệp tàu thủy tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.
Chiến lược khẳng định tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe buýt, xe tải… (Ảnh: QT)
Đặc biệt, về công nghiệp ô tô và xe máy thi công: tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công đảm bảo cho nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.
2020: Có 3,2-3,5 triệu ô tô và 36 triệu xe máy
Theo Quyết định 356, mục tiêu là đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương tiện vận tải khác.
Cụ thể đến năm 2020, khối lượng khách vận chuyển 5,6 tỷ hành khách với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển khối lượng hàng vận chuyển 1,310 tỷ tấn với 73,32 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 – 3,5 triệu xe, trong đó xe con 57%, xe khách 14% và xe tải 29%.
Quy hoạch mới cũng khẳng định việc hạn chế mức tăng xe máy bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải hành khách công cộng. Dự kiến đến năm 2020 có khoảng 36 triệu xe máy.
Theo Dantri
19 hội nghề nghiệp "hiến kế" cho Bộ Xây dựng
19 hội nghề hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vừa "hiến kế" gửiBộ Xây dựng giúp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước trong ngành xây dựng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh và tiếp thu ý kiến đóng góp của các hội nghề nghiệp - Ảnh: Ngọc Thắng
Bộ Xây dựng vừa cho biết, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng rất hoan nghênh và tiếp thu những ý kiến tham gia của các hiệp hội đóng góp.
Trước đó, nhiều hội nghề nghiệp như Tổng hội Xây dựng VN, Hiệp hội nhà thầu VN, Hội Kiến trúc sư VN, Hội Quy hoạch phát triển đô thị, Hiệp hội Bất động sản VN... đã có kiến nghị gửi Bộ Xây dựng về giúp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước trong ngành xây dựng. Trong đó, tập trung vào các vấn đề như: đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thực hiện chiến lược phát triển nhà ở...
PGS.TS Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) kiến nghị: Cần thay đổi hệ thống pháp luật về đấu thầu. Theo đó, không nên ban hành luật Đấu thầu chung như hiện nay mà cần xây dựng và ban hành các luật đấu thầu chuyên ngành như luật Đấu thầu xây dựng, luật Đấu thầu mua sắm hàng hóa, luật Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư... Theo ông Khoa, cần phải xây dựng một tài liệu thông tin về năng lực nhà thầu xây dựng VN để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng...
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản VN mong muốn định kỳ Bộ có các buổi làm việc với các hội nghề nghiệp, hoặc các cuộc họp phổ biến về các chủ trương chính sách mới của Bộ Xây dựng.
Hội Quy hoạch phát triển các đô thị VN cũng kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội nghiên cứu soạn thảo và ban hành luật Đô thị. Trong đó, tùy chức năng chuyên ngành của mỗi Bộ mà chịu trách nhiệm soạn thảo về lĩnh vực của mình, tránh tình trạng khi áp dụng luật không đúng chức năng soạn thảo nên không sâu, không thực tế, khó khả thi...
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng nhấn mạnh các kiến nghị về đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, thất thu lãng phí. Ông Hùng đề xuất, cần tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp trong quản lý hành nghề kỹ sư, các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng...
Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đề xuất một số giải pháp về quản lý quy hoạch xi măng, điều tiết cung cầu thị trường và quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng...
Ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN cho rằng, quá trình xây dựng luật pháp cần tiếp tục mở rộng, huy động sự tham gia ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học...
Tiếp thu tất cả những kiến nghị từ các hội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết Bộ mong muốn thường xuyên nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các hội nghề nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học, tiếp thu để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Bộ luôn cần sự vào cuộc tích cực của các hội nghề nghiệp, sẵn sàng nghe những ý kiến đề xuất, phản biện, những ý kiến trái chiều để cùng thảo luận. Từ đó sẽ xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, năm 2013, nhiệm vụ chủ yếu của ngành là hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát trong đầu tư xây dựng, nhất là các dự án có vốn ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình, chất lượng quy hoạch. Kiểm soát chặt các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết tình trạng đóng băng thị trường bất động sản gắn liền với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trọng tâm là đẩy mạnh xây dựng nhà ỏ xã hội...
Theo TNO
Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thanh tra năm 2013. Theo đó, năm 2013, Thanh tra TP thực hiện 15 cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước tại 29 quận, huyện và Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Sở QH-KT. Công tác thanh...