Xe máy hỏng bugi, thợ đòi tiền sửa 1 triệu
Kiểm tra lại thì ốc chỉnh gió và ốc chỉnh xăng của xe tôi đã bị siết chặt lại một cách bất thường.
Sáng 16/6 tôi có việc đi từ Thủ Đức lên Quận 10 (TP HCM). Khi về đến ngã tư 3/2 giao với Lý Thường Kiệt thì xe đột ngột tắt máy. Ban đầu tôi ghé một chỗ sửa xe ven đường thì họ bảo là hư bu gi nhưng vì là xe mới nên tôi muốn sửa ở cửa hàng chính hãng cho yên tâm. Nghĩ thế nên tôi quyết định dắt bộ dọc theo đường Lý Thường Kiệt để tìm.
Thận trọng khi đi sửa chữa xe máy để khỏi bị mất tiền oan.
Video đang HOT
Dắt bộ một đoạn thì gặp siêu thị xe máy trên đường Lý Thường Kiệt. Nhìn quy mô cửa hàng tôi yên tâm dắt xe vào sửa. Sau khi xem xong xe, nhân viên cửa hàng báo xe tôi bị hỏng xupap, bây giờ mà sửa thì mất hơn một tiếng và giá khoảng hơn 1 triệu đồng. Thấy giá cao quá tôi không đồng ý sửa với lý do là không mang đủ tiền.
Biết mình không có chuyên môn nên tôi đã gọi điện cho một người bạn để tham khảo ý kiến. Bạn tôi bảo sửa xupap chỉ mất có mấy chục thôi. Sau đó tôi yêu cầu nhân viên của hàng lắp lại xe mình để tôi mang về thì họ bảo bây giờ không mang đủ tiền thì họ làm cho chạy đỡ nhưng không đảm bảo và giá thì khoảng mấy trăm nghìn. Nhưng tôi không chịu và thuê xe ôm mang xe của mình về nhà người bạn mà mình vừa hỏi ở Bến xe Miền Đông để sửa.
Khi bạn tôi xem thì phát hiện ra ốc chỉnh gió và ốc chỉnh xăng của xe tôi đã bị siết chặt lại. Sau đó tôi đi mua bugi mới hết 55 nghìn về thay thì xe nổ bình thường. Bạn tôi bảo tại ốc chỉnh xăng và chỉnh gió bị siết lại nên nếu không biết thì có thay bugi mới xe cũng không nổ được.
Qua sự việc này, tôi thực sự mất lòng tin vào cơ sở bảo trì xe máy của hãng xe trên. Hi vọng rằng, qua câu chuyện này các hãng xe máy tại Việt Nam siết chặt hơn nữa công tác quản lý nhân viên ở các trạm bảo hành sửa chữa để tránh xảy ra các trường hợp tương tự, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảnh báo đến mọi người, hãy thận trọng khi đi sửa chữa xe máy để khỏi bị mất tiền oan.
Theo NTD
Không đủ thiết bị chữa cháy đạt chuẩn
Chiều qua, 4-6, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ hỏa hoạn tại cửa hàng xăng dầu 2B Trần Hưng Đạo.
Quần áo chữa cháy đạt chuẩn không đủ, gây nguy hiểm cho chính lực lượng PCCC
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi cho biết, chưa thể kết luận được nguyên nhân nhưng qua điều tra, nhiều khả năng lỗi do nhân viên của trạm xăng đã không tuân thủ đúng thao tác trong quá trình nhập xăng vào bồn chứa, khi bơm xăng đã chủ quan, để xăng bị rò rỉ và chảy xuống rãnh, từ đó, chảy qua trước cửa hàng sửa xe máy và đến quán cơm thì gặp bếp than tổ ong đang cháy để gần đó, bắt lửa và cháy ngược theo dòng xăng trở lại vị trí cây xăng.
Về trang thiết bị cho lực lượng PCCC, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi cho biết: "Chúng ta còn quá lạc hậu. Ở một số nước, cứ 10 năm là phải thay xe chữa cháy, không cần biết chạy được bao nhiêu ki lô mét. Nhưng số xe họ thải ra ấy, mình nhập về và hiện vẫn dùng. Quần áo bảo hộ để chữa cháy đúng tiêu chuẩn, cả Sở chỉ có 50 bộ, chia cho các quận, huyện. Giá của mỗi bộ này xấp xỉ 300 triệu đồng, nên khi chữa cháy, chiến sỹ không có đủ quần áo bảo hộ để mặc. Ngay như vụ cháy ở tòa nhà Điện lực trước đây, anh em phải dùng khăn ướt trùm lên đầu chạy vào, ngạt khói lại chạy ra. Cuối cùng, chúng tôi phải nhờ bên Bộ Tư lệnh Thủ đô cung cấp cho một số mặt nạ phòng độc. Hôm qua (3-6), nhìn CBCS lăn xả vào để dập lửa trong khi khói xăng rất độc cứ thế cuồn cuộn bốc lên, chúng tôi rất thương anh em nhưng không còn cách nào khác".
Trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng mua máy bay trực thăng, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi cho biết, theo lộ trình phát triển có mua trực thăng, nhưng mua vào thời điểm nào thì cũng còn phải tính. Ông nói: "Trực thăng cũng chỉ có nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Phi công ở đâu, ai đào tạo, kinh phí bảo dưỡng thế nào... nhiều vấn đề lắm". Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi cũng chia sẻ: "Ngoài trách nhiệm thường xuyên của lực lượng PCCC, chúng tôi cũng mong các cơ quan hữu quan hỗ trợ, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng để có tiếng nói mạnh mẽ hơn, tạo ý thức chấp hành tốt cho người dân".
Theo ANTD
Tiền dành dụm mấy chục năm đem làm cầu cho dân đi "Vì thấy người dân đi làm đồng vất vả qua cầu tre nguy hiểm nên tôi lấy số tiền để dành mấy chục năm của mình ra làm cầu để người dân đi cho an toàn". Đó là tâm sự của người đã dành hết tiền của và công sức làm cây cầu phục vụ người dân quê mình. Sau hơn hai tháng...