Xe máy hàng nhái tiền nào của đó
Chỉ vào chiếc xe máy được treo giá bán 7 triệu đồng, anh Thành – chủ một tiệm sửa xe – nói: “Mua đi rồi ôm hận, nó lìa hồi nào không hay”. Anh Thành nói vậy vì cặp gắp sau của chiếc xe được làm quá mỏng, mỏng đến độ khi anh dùng hai tay kéo là thấy nó vênh lên ngay.
Vài năm gần đây, những chiếc xe gắn máy hai bánh Trung Quốc, xe đời cũ… ngày càng rớt giá. Trong vai những người đi mua, người viết cùng anh Thành – thợ kiêm chủ một tiệm sửa xe – vào một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận, TP.HCM). Chỉ vào một chiếc “ Wave Tàu”, anh nhân viên đon đả: “Anh lấy chiếc này đi, thay lốc Nhật rồi, 5 triệu đồng chưa thuế”. Nhìn thì thấy, lốc xe màu đen có chữ Honda như hàng chính hãng nhưng lốc máy được phủ lớp sơn đen không đều.
Anh Thành hỏi người bán: “Nói thiệt đi ông, xe này là Tàu đời nào?” (xe Trung Quốc, sản xuất năm nào – PV). Người bán cũng không giấu gì khi trả lời đây là hàng Trung Quốc tồn, từ năm 2007. Tại một cửa hàng cách đó không xa, xe Max rẻ nhất là 7 triệu đồng và cao nhất là 13 triệu đồng. Tôi thắc mắc sao cùng là Max nhưng lại có nhiều giá thì được giải thích: “Max có nhiều loại Max, toàn hàng Việt Nam nhưng nhiều hãng khác nhau”. Thấy tôi chê chiếc xe yếu, máy nổ không êm, người bán phán gọn: “Tiền nào của đó em ơi!”
Xe Việt Nam cũng nhái
Trên thị trường, dòng xe kiểu dáng gần giống chiếc xe “vang danh một thời” Max II của hãng xe Nhật Bản Kawasaki được sử dụng khá nhiều. Hiện công ty Gia Toàn YMH (Bình Tân, TP.HCM) đang là sở hữu của thương hiệu này. Hàng chục hiệu xe khác, có kiểu dáng không khác gì dòng xe do YMH cũng được bán nhiều trên thị trường, từ 50cc – 100cc, giá từ 7 – 9 triệu đồng/chiếc.
Tại cửa hàng H. trên đường Hoàng Văn Thụ, chiếc xe được dán đề can là Kwasaki (thiếu chữ a so với hãng xe nổi tiếng Kawasaki) có giá 5,2 triệu đồng. Nếu muốn có giấy tờ, khách sẽ được lo luôn và giá tổng cộng là 7,5 triệu đồng.
Khi tôi hỏi nguồn gốc xuất xứ xe thì nhân viên nói: “Yên tâm, xe Việt Nam liên doanh Hàn Quốc lắp ráp. Có kiểm định, hải quan đàng hoàng”. Theo lời anh này, xe được sản xuất ở nhà máy công ty H.P, đóng tại một khu công nghiệp thuộc tỉnh Long An. Tôi nói rằng xe YMH có giá đến mười mấy triệu đồng thì anh ta cười khẩy: “Ông muốn cho giống Max Nhật tui cũng làm được chứ đừng nói giống Max Việt Nam. Thêm 500.000 đồng, tui kêu tụi thợ làm cho”. Chúng tôi từ chối khéo ra về. Anh nhân viên nói với theo rằng nếu có nơi nào xe tốt như tại đây và có giá thấp hơn, anh ta sẽ giảm hơn cửa hàng đó 500.000 đồng.
Theo dân trí
Video đang HOT
Ký sự về tiểu xảo "đánh tháo" hàng xách tay
Tại các quốc gia phát triển, hình thức tặng máy kèm gói cước dịch vụ cam kết khá phổ biến và qua đó người dùng có thể sở hữu miễn phí những siêu di động đắt tiền, tuy nhiên, với nhiều du học sinh Việt Nam, đây lại là cửa "kiếm chác" màu mỡ.
"Du học sinh mà không "ký bùng" vài cái điện thoại thì hơi phí"
Đây là nhận định của Anh Tuấn, một du học sinh Mỹ đã về Việt Nam sau 7 năm tu nghiệp tại quốc gia này. Vốn là một đất nước rộng lớn cùng các dịch vụ tiên tiến, lẽ dĩ nhiên các nhà mạng di động tại Mỹ luôn là những đơn vị tiên phong cho ra mắt các gói cước hấp dẫn cùng những siêu di động thời thượng.
Chẳng thế mà các du học sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại các thành phố lớn, nơi các nhà mạng như AT&T, Verizon, Sprint hay T-Mobile phủ sóng đều dễ dàng sắm cho mình một di động đắt tiền mà chẳng mất tiền. Bạn sẽ dễ dàng thấy cảnh du học sinh Việt Nam cầm các dòng máy cao cấp như HTC EVO 4G, iPhone 4 hay Motorola DROID Bionic trong khi nhiều người dân bản địa có khi vẫn còn sử dụng những chiếc di động cũ mèm xài mạng CDMA của LG.
Sành điệu là thế, nhưng thực chất việc sử dụng các di động đắt tiền của những du học sinh này đều bắt nguồn từ chính sách trợ giá của nhà mạng. Thay vì phải trả cả cục tiền lên tới 560 USD (tương đương 13, 14 triệu đồng) thì khi đăng ký dùng mạng, người dùng sẽ được lựa chọn giữa các gói cước linh hoạt với chi phí từ 40USD đến 60USD/tháng và cam kết dùng từ 1 đến 2 năm, một mức phí khá hợp lý tại một quốc gia đắt đỏ như Mỹ. Đổi lại, người sử dụng có thể được nghe gọi nội mạng miễn phí, SMS thoải mái hay sử dụng WiFi nội vùng khắp mọi nơi trong thành phố và dĩ nhiên là được tặng kèm... 1 siêu di động.
Bước 1 chọn máy; Bước 2 đăng ký gói cước; Bước 3 đóng bảo hiểm và báo mất máy; Bước 4 nhận máy đền rồi... về nước.
Và đây chính là kẽ hở để các du học sinh khôn lỏi thực hiện thủ thuật "ký bùng" - KÝ hợp đồng xong rồi BÙNG về nước. Tối đa một khách hàng có thể đăng ký được 1 máy trên 1 nhà mạng nhưng cũng có nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam đã đăng ký nhiều nhà mạng đồng thời, nhất là vào thời điểm sắp kết thúc khóa học và... về nước, để từ đó "rút lõi" một lúc 2,3 máy di động có giá trị.
Tất nhiên, những di động này phần lớn đều được nhà mạng đưa vào chế độ SIM lock nhằm ngăn chặn hành động "bùng tiền" như vừa nêu và bán máy trục lợi. Thế nhưng, trình độ "thành thần" của những hacker bẻ khóa di động hay những công cụ như Gevey SIM (unlock iPhone 4) đã khiến biện pháp của nhà mạng hoàn toàn bị vô hiệu.
Các gói cước cam kết và tặng máy là kẽ hở để các du học sinh lợi dụng.
Và từ đó, các máy di động đáng lẽ ra bị khóa mạng đều bị các du học sinh tuồn về bán chênh lệch thu lời cao bởi bản chất họ chẳng phải bỏ ra xu nào (hoặc 1 khoản rất nhỏ) để mua máy. Phần rủi ro khi các điện thoại di động này bị "bùng" nhà mạng cũng không phải chịu mà là các ngân hàng địa phương, nơi du học sinh mở tài khoản để xác thực việc đăng ký máy. Nhưng người đi nửa vòng trái đất rồi, tài khoản thì rỗng tuếch, các ngân hàng có muốn đòi tiền xem ra cũng khó và đành ngậm đắng cho qua chuyện.
Vậy là các dòng máy iPhone bản lock, HTC HD7 T-Mobile bản lock... cứ thế về Việt Nam bán ra với giá lãi cả chục triệu và lứa du học sinh này "truyền nghề" cho lứa đàn em kế cận khác để sao cho "ký bùng" được càng nhiều máy càng tốt.
"Ký bùng" là thực trạng phổ biến đến nỗi, nhiều đơn vị lập pháp tại các quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam du học, họ đều biết rõ "trò lỏi" này. Tuy nhiên, vì là chính sách bán hàng chung và do nhà mạng triển khai, kiểm soát nên nó không bị coi là một hình thức phạm pháp và bị truy tố.
Thanh Tùng, du học sinh tại xứ Bath, Anh cho biết: "Du học sinh thì cũng có 3, 7 đằng. Có những người sang chuyên tâm học hành nhưng có những người sang ăn chơi, phá và trục lợi. Có lần em làm mất cái di động, ra bảo hiểm làm thủ tục để được đền bù mà người ta cứ nhìn mình như thằng "ký bùng" điện thoại. Thủ tục cấp máy mới tất nhiên vẫn diễn ra nhưng cái ánh mắt của nhân viên bảo hiểm làm em ám ảnh mãi".
Máy lock mạng về Việt Nam dễ dàng unlock và sử dụng mà không gặp bất kỳ vấn đề gì về pháp lý do phá hợp đồng.
Quy trình "ký bùng" một điện thoại rất đơn giản, đầu tiên du học sinh lập một tài khoản tại ngân hàng địa phương rồi đăng ký hợp đồng sử dụng của một nhà mạng cùng gói cước kèm máy (máy càng đắt, càng "hot" thì càng tốt). Sau đó đóng phí bảo hiểm đồ vật với giá trị đền bù tương đương trong trường hợp xảy ra mất mát. Và sau đó cầm máy điện thoại về, dùng vài ba tuần rồi báo...mất để được cấp máy mới.
Tất nhiên hiện nay nhiều nhà mạng cũng như các quốc gia tại các nơi xảy ra tình trạng này đã ban hành nhiều biện pháp quản lý chặt hơn như 1 người chỉ được ký 1 hợp đồng hay sẽ truy thu tài khoản trong vòng 5 năm hay kiện ra tòa án kinh tế do phá vỡ hợp đồng... nhưng nó cũng không giảm được là bao tình trạng hợp đồng bị phá, máy bị mất vẫn tiếp diễn nhan nhản và người Việt lại có cơ hội mua máy...lock để đem đi unlock.
Các siêu di động phiên bản khóa mạng được rao bán nhan nhản tại Việt Nam (Ảnh: Muare).
Tại Việt Nam, do có bài học từ việc "ký bùng" tại các nhà mạng nước ngoài nên các đơn vị viễn thông như Viettel, VinaPhone đều rất chùn tay trong việc khuyến khích người dùng bằng hình thức tặng máy. Lấy ví dụ iPhone 4, để được máy miễn phí theo gói cước iPhone 0 đồng mà không phải đặt cọc trước tiền cước, người dùng sẽ phải chứng minh khá nhiều giấy tờ, giấy phép thành lập công ty, vốn điều lệ... mới được xét cấp mua máy.
Một lãnh đạo nhà mạng cũng từng cho biết: "Chúng tôi rất muốn áp dụng hình thức bán dịch vụ kèm máy mà không cần đặt cọc cước sử dụng nhưng ý thức và tập quán sử dụng của người Việt mình chưa sẵn sàng cho hình thức này và rủi ro với nhà mạng chúng tôi là rất cao, vì vậy rất khó để triển khai".
Cứ nhìn iPhone mới giá chỉ 200USD (4,2 triệu đồng) hay Motorola Droid 2 giá 80USD (khoảng 1,6 triệu đồng) thật đáng mơ ước nhưng xem ra đó vẫn chỉ là một tương lai xa và trong lúc đó, các du học sinh vẫn tiếp tục tuồn về các phiên bản iPhone, BlackBerry, HTC lock... vẫn bán rẻ vài chục % so với hàng nhập khẩu chính thức.
Theo ICTnew
Nhiều người dính bẫy tiệm sửa xe gian trá Thời gian qua, tòa soạn Báo Công an thành phố đã nhận được đơn thư phản ánh của một số người dân tại phường Phước Long A - quận 9 về tình trạng một tiệm sửa xe chuyên "luộc đồ", "cắt cổ" khách hàng. Một khách hàng phải thay ruột xe khi vào tiệm sửa xe này Đây là một tiệm xe máy...