Xe máy gặp nạn vì vệt dầu ở công trường Cát Linh – Hà Đông
Ngày đầu tái khởi động dự án Cát Linh – Hà Đông đoạn Cầu Trắng, xe cẩu phục vụ thi công tuyến đường sắt này bị chảy dầu, kéo dài cả trăm mét trên đường Trần Phú (Hà Đông), gần 10 người đi xe máy ngã ra đường.
Dầu tràn ra đường Trần Phú được phủ cát chống trơn trượt. Ảnh: Bá Đô.
Hơn 8h sáng nay, chiếc xe cẩu đi vào khu vực thi công đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã bị chảy dầu. Do tài xế không phát hiện kịp, vệt dầu chảy kéo dài hàng trăm mét, chảy lênh láng trên mặt đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Nhiều xe máy chạy phía sau chiếc cẩu đã bị trơn trượt, ngã đổ ra đường. Theo một cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở nút Cầu Trắng, gần 10 người đi xe máy bị ngã ở khu vực này, may mắn không ai bị thương nặng.
Phát hiện vụ việc, đơn vị thi công đã trải cát, làm sạch mặt đường và khắc phục sự cố của chiếc xe cẩu.
Bá Đô
Video đang HOT
Theo VNE
Chủ mỏ đá cam kết không chở quá tải: Nóng ruột lo mất khách
Để bù đắp chi phí vận chuyển do không chở quá tải, các doanh nghiệp khai thác đá phục vụ dự án Formosa đã đề xuất khách hàng điều chỉnh giá mua tăng gần 30%. Nhưng phần lớn các đối tác đã phản đối đề xuất này khiến các chủ mỏ đá như ngồi trên đống lửa.
Ngừng chở quá tải là thua lỗ?
Như Dân trí đã thông tin, sau khi lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh quyết liệt trong việc xử lý tình trạng xe quá tải vào đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động tại điểm nóng Kỳ Anh đã giảm hẳn. Chấp hành quy định cấm chở quá tải, các doanh nghiệp lại gặp phải vô số khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải đóng cửa dài hạn do kinh doanh thua lỗ nặng nề.
Trước khi tỉnh Hà Tĩnh mạnh tay xử lý xe quá tải, giá đá mà các chủ mỏ bán cho các nhà thầu đang thi công tại công trường Formosa đã gồm cước vận chuyển trung bình 285.000 đồng/m3. Để có mức giá này, các chủ mỏ đá đã cơi nới thùng xe, chở vượt hàng chục %, thậm chí vượt trên 200% tải trọng cho phép.
Tuy nhiên từ đầu tháng 1/2015, sau đợt kiểm tra của lãnh đạo Hà Tĩnh về tình trạng chở quá tải, các doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc cắt thùng trả lại nguyên bản đúng như thiết kế. Những chiếc xe "hổ vồ" từng gánh đến hơn 30 tấn, nay sức tải giảm xuống chỉ còn 13 tấn. Chở đúng tải, trong khi giá đá xuất cho đối tác vẫn giữ nguyên theo hợp đồng kinh tế đã ký khiến hoạt động kinh doanh của các chủ mỏ ảnh hưởng nặng nề.
Chủ một mỏ đá than thở: "Doanh nghiệp vận tải đòi tăng cước, giá bán thì không thay đổi, doanh nghiệp chúng tôi chỉ có nước đóng cửa vì lỗ nặng quá. Chỉ nhích bánh xe là thấy lỗ, thấy xót. Một đơn vị bình thường có thể chuyển đổi trong ngày một ngày hai, còn chúng tôi đầu tư vào đây mấy chục tỷ đồng, trang bị máy móc thiết bị chuyên dụng không biết sẽ làm sao" - ôngNguyễn Văn Tặng, Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Miền Tây, chủ mỏ đá Cây Khế buồn bã.
Các doanh nghiệp khai thác đá phục vụ công trường Formosa rối ruột vì lo lỗ.
Do sợ vi phạm hợp đồng đã ký nên nhiều chủ mỏ đá tại huyện Kỳ Anh đã chấp thuận tăng phí cho các đơn vị vận chuyển từ 54.000 đồng lên 134.000 đồng một khối, cho quãng đường 4 - 25 km và trên 150.000 đồng cho cự ly từ 25 km trở lên. Đồng ý tăng cước cho đơn vị vận chuyển, các mỏ thông qua Hiệp hội mới thành lập đã đề nghị đối tác chấp thuận mức giá mới, từ 285.000 đồng/m3lên 365.000 đồng/m3, tương đương tăng khoảng 30% giá cũ.
Vừa chạy vừa hi vọng
Ông Bùi Ngọc Am, Tổng giám đốc Mỏ đá Cơn Tria, Chủ tịch Hiệp hội mỏ đá Kỳ Anh cho hay, quyết định tăng giá cước vận chuyển cho các cơ sở, doanh nghiệp vận tải và đề xuất nhà thầu chấp thuận nâng giá bán của các chủ mỏ lúc này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này các chủ mỏ vẫn đang chịu thiệt thòi quá lớn do chỉ có một số lượng rất ít khách hàng là các nhà thầu chấp thuận việc nâng giá xuất hàng của các chủ mỏ đá.
"Cho đến thời điểm này chỉ có khoảng 30% số nhà thầu thi công tại công trường Formosa chấp thuận việc điều chỉnh nâng giá mua đá từ các chủ mỏ. Số còn lại hiệp hội và các mỏ đá dù đã đàm phán, nhưng đang còn nhùng nhằng lắm"- ông Am cho biết.
Phần lớn các nhà thầu trong công trường Formosa bác đề xuất điều chỉnh nâng mức giá bán của các chủ mỏ đá đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá ở Kỳ Anh gặp nhiều khó khăn (ảnh: Văn Dũng)
Theo tìm hiểu, dù hiểu rõ khó khăn của các chủ mỏ đá, tuy nhiên các nhà thầu đang thi công tại công trường Formosa (khách hàng của các mỏ đá) cũng gặp khó khi tính tới bàn toán điều chỉnh nâng mức giá mua. "Chúng tôi nhận thầu lại các công trình của Formosa, nhưng thời điểm này lại khó khăn. Chủ mỏ đòi tăng giá nguyên liệu trong khi Formosa lại chưa nâng giá cho nhà thầu. Họ khó, chúng tôi cũng có khó chứ" - đại diện của nhà thầu Liên Thành, một trong số các đơn vị đang thi công tại Formosa cho hay.
Việc phần lớn đối tác chưa chấp thuận điều chỉnh hợp đồng nâng mức giá mua do ảnh hưởng của việc nhà nước tăng cường kiểm soát tải trọng đã khiến các chủ mỏ hết sức khó khăn. Theo ông Tặng, mỏ đá Cây Khế: "Mấy ngày qua không chỉ riêng doanh nghiệp chúng tôi, mà hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá ở đây như ngồi trên đống lửa. Chúng tôi phải hạ tải, nhưng giá cước cũ đã ký không thể thay đổi, càng xuất hàng càng lỗ, lỗ sâu lắm. Biết lỗ đấy rồi, nhưng trước mắt chúng tôi cũng buộc phải cho xe xuất mỏ, bởi không xuất sẽ bị đối tác cắt, phạt theo các điều khoản hợp đồng đã ký".
Theo đại diện chủ mỏ này, ngoài việc đàm phán với các khách hàng để điều chính nâng giá bán, thì sự đoàn kết của các chủ mỏ, không để đối tác lợi dụng chèn ép là một điều hết sức quan trọng để hóa giải bài toán khó khăn, thua lỗ như hiện nay.
Văn Dũng
Theo Dantri
Xe tải găm thẳng đầu vào dải phân cách trong đêm Rạng sáng nay, 6/1, trên công trường thi công QL1A tuyến tránh thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh), một chiếc xe tải chở đá đã tông thẳng vào dải phân cách cứng giữa đường, gây ra vụ nổ lớn. Theo một số người dân kể lại, khi họ đang ngủ thì đã nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ điểm giao nhau...