Xe máy điện phổ biến tại khu vực chuyên ngập lụt ở Indonesia – Người Việt liệu có ưa chuộng loại xe này khi đường phố bị ngập sau mưa lớn?
Với thời tiết thường xuyên xảy ra ngập lụt, người dân tại thị trấn Agats (tỉnh Papua, Indonesia) sử dụng xe máy điện làm phương tiện di chuyển chủ yếu.
Theo Hãng tin Kyodo News, các phiên bản xe máy điện được nhập khẩu vào Agats chỉ đạt tốc độ tối đa 30 km/h. Chính quyền địa phương cho rằng điều này sẽ giúp hạn chế các vụ tai nạn giao thông ở thị trấn vốn chỉ có diện tích khoảng 23km2.
Ngoài ra, vùng Agats hằng năm phải hứng chịu các đợt triều cường có khi lên đến 5m. Tất cả công trình nhà ở và giao thông ở khu vực này chủ yếu làm bằng gỗ, để có thể dễ dàng di chuyển đồ đạc và giúp giữ gìn môi trường tự nhiên.
Vào năm 2009, một đạo luật đã được chính quyền vùng Asmat (cơ quan quản lý thị trấn Agats) ban hành, trong đó quy định cấm nhập khẩu xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Kể từ đó, xe máy chạy bằng xăng trở thành phương tiện xa xỉ và hiếm có ở khu vực này.
“Khi còn công tác tại vùng Asmat, tôi đã đi bộ từ nhà đến văn phòng mỗi ngày”, ông Elisa Kambu nhớ lại những năm đầu công tác của mình.
Trước khi có sự xuất hiện của xe máy điện, đi bộ hoặc sử dụng xe đạp cũ là cách thức di chuyển của người dân Agats.
Ambo Asse Manili, người đứng đầu Cơ quan vận tải Asmat, cho biết mặc dù xe máy điện chính thức du nhập vào thị trấn từ năm 2006, chúng chỉ thật sự được biết đến rộng rãi ở Agats từ năm 2010.
Theo ông Manili, hơn 5.000 chiếc xe máy điện đã được đăng ký tại chính quyền địa phương vào cuối năm 2020, với 80% trong số đó là ở Agats, khu vực có dân số 24.000 người.
Theo Kyodo News, một số hộ gia đình thậm chí đã sở hữu từ 2-3 xe máy điện trong nhà. Số lượng xe máy điện ở thị trấn Agats tăng từ 30% đến 40% mỗi năm.
“Đây là khu vực duy nhất ở Indonesia người dân sử dụng xe máy điện nhiều đến như vậy”, ông Manili chia sẻ.
Video đang HOT
Theo nhà chức trách, hầu hết xe máy được sử dụng ở Agats đều được sản xuất tại Trung Quốc. Chúng được vận chuyển bằng đường biển từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia ở phía đông đảo Java.
Trung bình mỗi chiếc có giá từ 800 – 1.000 USD. Giá của những chiếc xe máy điện không hề rẻ đối với người dân Agats có mức lương tối thiểu chỉ khoảng 300 USD.
Theo Kyodo News, đây được xem là khu vực kém phát triển nhất ở “xứ sở vạn đảo”. Khách du lịch muốn được đến với Agats phải di chuyển bằng tàu, thuyền qua đường biển.
Vào năm 2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trực tiếp lái thử một chiếc xe máy điện khi ông có chuyến thăm đến thị trấn Agats.
Người Việt có ‘mặn mà’ với xe điện khi đường phố thường xuyên bị ngập sau mưa lớn?
Ở Việt Nam, xe máy vẫn đang là phương tiện di chuyển chính. Tại các thành phố lớn, xe máy đang “chịu trách nhiệm” cho khoảng 80% nhu cầu đi lại của người dân.
Theo Motor Cycles Data, trang web đánh giá xe máy uy tín của thế giới, trong 3 tháng đầu năm, toàn thị trường Việt Nam đạt doanh số 820.727 chiếc xe, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Ở phân khúc xe điện, trang web này nhận định, thị trường này đang cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt khi chiếm 10% doanh số toàn ngành trong năm 2021 (năm 2018 là 2,9%) và đang là thị trường lớn thứ hai thế giới, chỉ sau đất nước tỷ dân Trung Quốc.
Với tốc độ sản xuất và tiêu thụ tăng 50%, Motor Cylce Data đã có ý kiến lạc quan về sự chiếm lĩnh của phân khúc xe động cơ điện trong tương lai gần. Bởi người dùng hiện nay đang rất quan tâm các vấn đề về môi trường, giá xăng và giá nguyên liệu tăng cao.
Cùng sự xuất hiện của một loạt thương hiệu xe động cơ điện nội địa như Vinfast, Datbike, Arevo, Pega… bên cạnh những hãng xe nước ngoài đang hiện diện trên thị trường Việt như Yadea, Dibao, MBigo… Trong đó, thương hiệu quốc dân VinFast không giấu tham vọng cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế trên sân nhà và thị trường thế giới.
VinFast với loạt xe máy điện hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Tuy nhiên, để xe điện hoàn toàn chiếm được thị trường như Việt Nam là cả một thách thức lớn. Với sự hạn chế của tốc độ cũng như giới hạn di chuyển sau mỗi lần sạc điện, người tiêu dùng chưa tỏ ra mặn mà với phân khúc xe vốn được coi là xu hướng của tương lai này.
Đối với thị trường xe máy xăng thông thường, sở dĩ những thương hiệu như Honda hay Yamaha được lựa chọn nhiều hơn cả một phần là bởi vì họ có các hệ thống đại lý, bảo dưỡng xe rộng khắp, từ thành thị cho những vùng nông thôn xa xôi.
Vấn đề của xe điện từ những ngày đầu, đó là bài toán phạm vi hoạt động và mạng lưới trạm sạc hoặc đổi pin. Đa phần việc sử dụng xe máy điện tại Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào dung lượng pin của xe hay cụ thể hơn là quãng đường di chuyển được sau mỗi lần sạc.
Tuy nhiên, với chính sách cho thuê pin như VinFast đang thực hiện thì người sử dụng có thể bớt đi nỗi lo này khi chỉ tốn khoảng 190.000 – 350.000 đồng/tháng (tương đương tiền đổ xăng xe máy xăng) thì người sử dụng đã có pin tốt cho xe máy điện sử dụng cả vòng đời của xe mà không lo nỗi lo pin bị hỏng, hoặc phải thay mới.
Theo các chuyên gia, người dùng có thể từng bước chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện bằng cách sử dụng xe lai giữa hai loại này, tức xe hybrid. Có nhiều dạng hybrid trên ô tô hiện nay, từ mild-hybrid (hybrid cơ bản) đến plug-in hybrid (hybrid cắm sạc như xe điện). Các xe hybrid không đòi hỏi phải sử dụng hệ thống trạm sạc lớn, dùng kết hợp song song cả động cơ xăng và điện nên vừa có thể tiết kiệm xăng, vừa không lo hết điện.
Thị trường xe máy Việt Nam: Thời của xe điện?
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy, thị trường xe máy xăng Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Còn motorcyclesdata.com đánh giá, xe điện đang dần chiếm lĩnh thị trường và sẽ sớm vượt qua xe động cơ xăng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bức tranh thị trường
Ở Việt Nam, xe máy vẫn đang là phương tiện di chuyển chính. Tại các thành phố lớn, xe máy đang "chịu trách nhiệm" cho khoảng 80% nhu cầu đi lại của người dân.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều dự báo về sự bão hòa của thị trường xe máy Việt, từ năm 2019. Liên tiếp 3 năm, doanh số bán hàng toàn thị trường rơi tự do. Lần đầu tiên sau 1 thập kỷ, tích lũy doanh số bán hàng cả năm đạt dưới 3 triệu xe.
Cụ thể, doanh số bán hàng năm 2021 là 2,8 triệu xe, giảm 4,7% cùng kỳ năm 2020, mức thấp nhất trong 15 năm và cách xa 0,7 triệu xe so năm 2018 (khoảng 3,5 triệu xe) và còn rất xa mới đạt đến kỷ lục 4,4 triệu chiếc xe bán ra thị trường trong năm 2011.
Sự sụt giảm đó là điều không tránh khỏi, khi đại dịch COVID-19 đã tác động đến toàn thị trường. Cùng với đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hụt nguyên liệu thô và lạm phát giá cả.
Tuy nhiên, những con số không nói dối về sự khởi sắc của thị trường xe máy Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay.
Thống kê doanh số quý 1/2022 của các thành viên VAMM đạt 753,571 xe, tăng 7,43% so với cùng kỳ năm 2021. Số liệu của VAMM được tổng hợp từ doanh số bán các sản phẩm xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe thể thao của 5 hãng xe thành viên gồm Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha.
Trong khi đó, motorcyclesdata.com, trang web đánh giá xe máy uy tín của thế giới, cho biết, trong 3 tháng đầu năm, toàn thị trường Việt Nam đạt doanh số 820.727 chiếc xe, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Ở phân khúc xe điện, motorcyclesdata nhận định, thị trường này đang cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt khi chiếm 10% doanh số toàn ngành trong năm 2021 (năm 2018 là 2,9%) và đang là thị trường lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Thời của xe động cơ điện?
Với tốc độ sản xuất và tiêu thụ tăng 50% , motorcylcedata và nhiều bên đã có ý kiến lạc quan về sự chiếm lĩnh của phân khúc xe động cơ điện trong tương lai gần.
Ý kiến này là có cơ sở, nếu xét đến sự quan tâm của cộng đồng về môi trường, giá xăng và giá nguyên liệu tăng cao.
Cùng sự xuất hiện của một loạt thương hiệu xe động cơ điện nội địa như Vinfast, Datbike, Arevo, Pega... bên cạnh những hãng xe nước ngoài đang hiện diện trên thị trường Việt như Yadea, Dibao, MBigo...
Trong đó, thương hiệu quốc dân Vinfast không giấu diếm tham vọng cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế trên sân nhà và thị trường thế giới; Arevo là thương hiệu nhận được nhiều kỳ vọng của hai tên tuổi công nghệ Lê Diệp Kiều Trang và Sonny Vũ; còn Datbike từng bước khẳng định chỗ đứng trong lòng giới tiêu dùng trẻ bởi tính tiện dụng và thời trang, kể từ lần đầu xuất hiện trên Shark Tank vào năm 2019...
Tuy nhiên, để xe động cơ điện chiếm lĩnh thị trường đặc thù như Việt Nam là câu chuyện dài. Với sự hạn chế của tốc độ cũng như giới hạn di chuyển sau mỗi lần sạc điện, người tiêu dùng chưa tỏ ra mặn mà với phân khúc xe vốn được coi là xu hướng của tương lai này.
Từ góc độ người tiêu dùng, anh Lê Quốc Hiếu (ngụ Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: "Đi xe điện thì thân thiện môi trường thật, nhưng tôi vẫn chọn xe động cơ xăng. Bởi, sự tiện dụng và tốc độ di chuyển nhanh, đi xa, đã được chứng minh. Hết xăng thì tấp vào cây xăng mà đổ thôi. Giá xăng tăng cao thật, nhưng nếu đi xe điện, hết điện giữa đường thì sao? Đâu phải chỗ nào cũng sẵn trạm sạc đâu.".
Xét trên bối cảnh thực tế, không dễ để Vinfast, Yadea hay Dibao vươn lên thống trị thị trường xe máy hai bánh ở Việt Nam, lật đổ các nhà sản xuất xe động cơ đốt trong. Khi thị trường xe máy Việt Nam vẫn do Honda thống lĩnh với hơn 75% thị phần.
Dù năm 2021, Honda mất 6,8% và Yamaha (thương hiệu thứ 2 của thị trường) mất khoảng 7,9% vào tay các đối thủ mới nổi, xe động cơ điện vẫn chỉ dừng ở mức tiềm năng, với vị thế của kẻ đe dọa hơn là kẻ thống trị thị trường xe, với thói quen tiêu dùng và di chuyển của đại đa số người Việt Nam.
Không những vậy, sản lượng xe hai bánh điện sẵn có tại địa phương đã vượt quá 1 triệu chiếc mỗi năm, nhưng sẽ còn rất lâu để đáp ứng nhu cầu thực tế. Vậy nên, xu hướng phát triển của thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2022 vẫn là xe động cơ đốt trong, với mức tăng trưởng được dự báo khoảng 3 - 5%.
Nguyên nhân khiến xe điện chết máy, không vào điện Sau một thời gian sử dụng, xe máy điện của bạn bắt đầu có dấu hiệu chết máy giữa đường, xe không vào điện khiến bạn lỡ dở hành trình của mình. Nguyên nhân xe điện chết máy, không lên điện và cách khắc phục Xe máy điện chết máy do vào nước Nguyên nhân: Tình trạng xe chết máy, không đi được...