Xe máy điện kháng nước IP57 hay IP67 có chịu ngập lụt được không?
Tham khảo các dòng xe máy điện, người dùng thường nghe các thuật ngữ như “ kháng nước” hay “ chống bụi”, với các chuẩn IP57, IP67 hay IP68 tương tự điện thoại thông minh. Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Xe điện thường “nhạy cảm” với nước và bụi hơn so với xe xăng truyền thống.
Khác với xe máy sử dụng động cơ đốt trong, xe máy điện không chết máy khi bị nước lọt vào bugi hay họng hút gió, nhưng lại chịu những tác động tương tự một sản phẩm điện tử.
Bụi tích tụ bên trong các ổ cắm, cổng và kẽ hở của thiết bị điện tử hay mạch điện có thể làm thay đổi điện trở, thậm chí chập, cháy các điểm tiếp xúc. Trong khi đó, hơi ẩm và nước luôn là kẻ thù truyền kiếp của các thiết bị điện.
Những chiếc xe điện thường xuyên hoạt động ngoài trời, chịu mưa gió hay thậm chí vòi rửa áp suất lớn đương nhiên không thể thiếu khả năng kháng nước, kháng bụi đủ tốt. Để đánh giá khả năng “chịu đựng” bụi và nước của xe điện hai bánh, các nhà sản xuất sử dụng chuẩn IP.
Dễ bị nhầm lẫn với Internet Protocol của mạng internet, chuẩn IP về kháng nước, kháng bụi là viết tắt của Ingress Protection (bảo vệ chống xâm nhập), được Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) – cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) – đưa ra để đánh giá khả năng chống bụi và nước của một thiết bị. Thông thường, mã IP sẽ đi cùng với hai chữ số thể hiện cấp bậc, ví dụ như IP57, IP67 hay IP68. Lâu nay, người dùng thường quen thuộc với các chỉ số trên thiết bị số, nhưng gần đây, những tiêu chuẩn này đã xuất hiện cùng với những chiếc xe điện hai bánh.
Chữ số đầu tiên sau kí tự IP thể hiện mức độ thiết bị được bảo vệ trước sự xâm nhập của các hạt vật chất lạ, bao gồm bụi. Với 7 cấp độ từ 0-6, trong đó đáng chú ý hơn cả là các mức IP5X (bụi có thể lọt vào bên trong nhưng không làm hỏng sản phẩm) và IP6X (bụi không thể lọt vào bên trong).
Trong khi đó, chữ số thứ 2 cho biết thiết bị được bảo vệ như thế nào trước chất lỏng, trong đó có nước. Trong trường hợp sản phẩm chưa được kiểm nghiệm khả năng chống một trong hai yếu tố, kí tự tương ứng sẽ được biểu hiện bằng chữ X.
Video đang HOT
Xếp hạng IP chỉ được trao cho một sản phẩm sau khi đã trải qua quá trình thử nghiệm đặc biệt bởi một đơn vị do IEC cấp phép kiểm nghiệm. Vì vậy, không có nhà sản xuất nào có thể tự dán mác “đạt chuẩn IP” cho sản phẩm của mình.
Nhiều nhà sản xuất xe điện thường quảng bá khả năng lội nước như một trong những thế mạnh hút khách.
Hiện nay, khả năng chịu nước của xe điện hai bánh phổ biến gồm:
Cũng cần lưu ý rằng, một chiếc xe hợp chuẩn IPX6 không có nghĩa khả năng kháng bụi kém hơn so với IP67, mà chỉ đơn thuần là khả năng chống chọi các “vật thể lạ” chưa trải qua đánh giá IP, đồng nghĩa rằng khả năng này có thể tốt hơn, hoặc kém hơn so với quy chuẩn IP tùy công bố của nhà sản xuất.
Riêng chuẩn IPX7 không yêu cầu sản phẩm phải vượt qua các thử nghiệm kháng nước như IPX6 trở về trước, đồng nghĩa người dùng nên tham khảo kĩ chế độ bảo hành và hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể sử dụng các bộ quy chuẩn riêng cho sản phẩm của mình (như QCVN 91/2018 của Việt Nam chẳng hạn). Một số khác chỉ tuyên bố “kháng nước, bụi tương đương chuẩn IPXX”, hay đưa ra những tuyên bố chung chung. Trong các tình huống này, người dùng nên chủ động tìm hiểu cụ thể trước khi sử dụng xe. Với thời tiết và đường sá đặc thù của Việt Nam, xe máy điện nhìn chung phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu IPX6 mới đảm bảo an toàn trong sử dụng hằng ngày.
Ngoài việc dựa vào chuẩn IP, người dùng cũng nên chủ động đánh giá chất lượng xe bằng cảm quan thông thường. Việc kiểm tra các mối nối, cách bố trí mô tơ điện, pin, chất lượng dây dẫn… cúng giúp nhìn nhận rõ nét hơn về khả năng kháng bụi, lội nước của mỗi chiếc xe.
Những lưu ý giúp phụ huynh chọn được xe điện cho con?
Hiện nay, nhiều phụ huynh quan tâm đến tiêu chí lựa chọn xe máy điện cho con để đảm bảo yếu tố an toàn, tiết kiệm chi phí.
Theo số liệu của Cục Quản lý thị trường , cả nước có trên 3 triệu xe đạp điện và xe máy điện lưu hành. Số lượng xe điện lớn đến từ nhiều thương hiệu khiến phụ huynh băn khoăn khi chọn mua cho con vào đại học. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thiết kế, công năng, độ an toàn và chính sách bảo hành của xe.
Thiết kế
Kiểu dáng là yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng, thu hút và góp phần vào quyết định của người mua. Thường gắn bó lâu dài, thiết kế xe cần phù hợp sở thích và tạo cảm hứng lái. Bạn sẽ không muốn ngồi lên chiếc xe có vẻ ngoài chưa ưng ý mỗi ngày. Với tân sinh viên, xe máy điện thiết kế thể thao, trẻ trung được ưa chuộng bởi phù hợp lứa tuổi và thể hiện cá tính.
Xe máy điện Yadea có thiết kế thể thao sẽ phù hợp phần lớn sinh viên.
Thế nhưng, thiết kê thể thao không đồng nghĩa với hầm hố hay cồng kềnh. Sự năng động, hiện đại được nhiều hãng xe máy điện lồng ghép tinh tế ở các chi tiết đường bo, nhãn dán và cách phối màu của sản phẩm. Song song đó, xe vẫn gọn gàng, giúp tân sinh viên dễ dàng di chuyển đến trường hoặc đi dạo, chơi cùng bạn bè. Phụ huynh có thể lưu ý chọn xe gầm cao cho con, phòng trường hợp đi vào cung đường gồ ghề hoặc ngập nước.
Tính năng
Không chỉ điện thoại thông minh, xe máy điện cũng được liên tục cải tiến nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Nhiều xe trang bị tính năng chống trộm thông minh, chế độ định vị và theo dõi lộ trình, hạn chế tình trạng mất trộm và giúp người lái yên tâm hơn. Một số mẫu cho phép biết kiểm tra tình trạng xe bằng thao tác đơn giản trên ứng dụng, tránh trường hợp hư hỏng giữa đường.
Ngoài ra, màn hình LED hiển thị thông tin vận tốc, lượng pin... trong lúc lái cũng được các hãng tích hợp trên xe máy điện. Với các mẫu xe máy điện có giao diện thông minh còn có thêm chức năng báo cuộc gọi đến, điều chỉnh độ sáng tự động theo môi trường, tạo thuận tiện khi di chuyển.
Độ an toàn và bền bỉ
An toàn là một trong những tiêu chí phụ huynh ưu tiên hàng đầu khi chọn xe cho con, đặc biệt với tân sinh viên khi bắt đầu cuộc sống tự lập. Phụ huynh có thể chọn các dòng xe máy điện trang bị phanh đĩa ở cả bánh trước và bánh sau sẽ an toàn hơn so với xe chỉ có phanh đĩa bánh trước, nhất là khi gặp sự cố phải phanh gấp. Ngoài ra, với địa hình đường sá tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, những dòng xe có hệ thống giảm xóc đôi khí nén thuỷ lực cho độ nhún và đàn hồi tốt cũng sẽ là một yếu tố nên cân nhắc.
Đảm bảo yếu tố an toàn và bền bỉ khi chọn xe máy điện.
Nhiều phụ huynh lo ngại xe máy điện thường xuyên phải thay ắc quy, chai pin hoặc động cơ điện sẽ yếu dần sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các dòng xe được trang bị ắc quy Graphene và động cơ điện GTR 3.0 phù hợp, tân sinh viên có thể yên tâm sử dụng xe máy điện đến 5 năm mà không cần lo bảo hành, sửa chữa.
Chi phí, chính sách bảo hành c hính hãng
Con vào đại học cũng là lúc phụ huynh cần cân đo nhiều khoản chi tiêu. Vì vậy, xe máy điện trở thành lựa chọn được ưu tiên với giá phải chăng từ chục triệu cho tới vài chục triệu đồng. Hơn nữa, chi phí sử dụng xe máy điện cũng tiết kiệm hơn so với xe máy xăng thông thường. Ngoài thị trường có nhiều dòng xe máy điện ở nhiều khoảng giá khác nhau. Dù ở mức giá nào thì phụ huynh vẫn nên chọn mua tại cửa hàng chính hãng để được hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng và bảo hành chính hãng.
Đơn cử, thương hiệu xe máy điện Yadea được nhiều phụ huynh cân nhắc do sản phẩm có độ hoàn thiện tốt, trang bị nhiều tiện ích và phụ kiện cao cấp. Khi sử dụng xe máy điện Yadea, tân sinh viên còn được hưởng chế độ bảo hành toàn quốc đến 18 tháng nên các bạn đi học xa nhà có thể sửa chữa, bảo dưỡng xe ở bất kì đâu. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm xe máy điện Yadea sẽ cùng con ghi lại từng chặng đường đáng nhớ.
Xe máy điện sẽ phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự như xe chạy xăng Bộ Tài chính đề xuất Xe máy điện sẽ phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự như như các loại xe cơ giới khác. Mức phí bảo hiểm đề xuất là 55.000 đồng/năm. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến vào Dự thảo thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định về bảo hiểm bắt buộc...