Xe máy điện giao hàng đầu tiên tại Đông Nam Á, giá từ 21,9 triệu đồng
Selex Motors, công ty khởi nghiệp có nhà máy ở Hà Nội, mới giới thiệu hệ sinh thái xe máy điện tập trung vào giao vận và sản phẩm hỗ trợ thay pin trong 2 phút nhờ mạng lưới trạm sạc.
Thị trường Việt đang có hàng chục thương hiệu xe máy điện khác nhau, bao gồm các sản phẩm “nội” và xe của các công ty nước ngoài (trong đó chủ yếu là Trung Quốc). Tuy nhiên, nhóm này thường chỉ tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng, xe cá nhân. Mảng xe máy điện dành cho doanh nghiệp, vận tải còn bỏ ngỏ và đó là ngách mà Selex Motors lựa chọn.
Selex Camel được thiết kế với khả năng chuyên chở hàng hóa (Ảnh: Gia An).
Là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất xe máy điện, pin và hệ thống trạm thay pin, Selex Motors được thành lập từ năm 2018 và hiện nay có nhà máy đặt ở Gia Lâm, Hà Nội. Sản phẩm mở màn của thương hiệu này có tên Camel và như tên gọi (lạc đà), đây được xem là mẫu xe máy điện “bán tải” đầu tiên trên thị trường Đông Nam Á.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải, Selex Camel sở hữu bộ khung chủ yếu từ thép ống. Xe có phần to, dài và thô hơn so với các mẫu xe máy điện phổ thông. Theo công bố của nhà sản xuất, Camel có tải trọng tối đa tới 225kg, tức gấp khoảng 1,5 lần so với xe máy phổ thông 110cc trên thị trường.
Thiết kế yên sau cho phép tháo ra để lắp đặt thùng hàng (Ảnh: Gia An).
Xe được trang bị motor có công suất tối đa 3.000W, vận tốc cao nhất 60km/h, khả năng leo dốc tối đa 14 độ – đủ dùng trong hầu hết các điều kiện bao gồm cả leo dốc hầm chung cư, cầu vượt… Khối lượng xe 84kg chưa bao gồm pin. Người dùng có thể lắp thêm tối đa 3 pack pin, bao gồm một ở phần sàn để chân và hai pack pin dưới cốp.
Selex Camel được thiết kế theo chuẩn chống nước IP67. Để nâng cao khả năng chở hàng, xe có giỏ ở phía trước, yên sau cho phép tháo rời để lắp thùng hàng. Phía sau xe được thiết kế để lắp thêm một cặp giảm xóc để tăng khả năng chịu tải.
Khác biệt mà công ty khởi nghiệp này tạo ra cho sản phẩm của mình còn là hệ sinh thái đổi pin. Thay vì cắm sạc và chờ khoảng 3-8 tiếng để nạp đầy thì người dùng có thể đổi pin tại các điểm của Selex và chỉ cần 2 phút thao tác. Việc này được thực hiện thông qua điểm đổi pin tự động, thao tác trên màn hình cảm ứng và ứng dụng của smartphone.
Chính sách dịch vụ đổi pin áp dụng trên Selex Camel (Ảnh: Gia An).
Selex cung cấp ra thị trường 4 gói dịch vụ đổi pin, được tính theo quãng đường di chuyển. Khởi điểm là gói Economy với 3.000km quãng đường, được trang bị 2 pack pin và có giá 1,4 triệu đồng. Các gói cao hơn đều được trang bị 3 pack pin, trong đó gói Max Saving sẽ không giới hạn quãng đường và có giá 3,8 triệu đồng.
Video đang HOT
Việt Nam được biết đến là thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới (chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) với hơn 50 triệu xe đã được tiêu thụ (bao gồm cả xe vận chuyển hàng hóa) ở thành thị và nông thôn. Mỗi năm, lượng xe máy của Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 tỉ USD xăng và tạo ra một nửa lượng khí thải carbon trong các loại phương tiện giao thông.
Xưởng sản xuất của Selex Motors đặt tại Gia Lâm, Hà Nội (Ảnh: Gia An).
Chọn thị trường ngách là xe điện phục vụ logistics, giải pháp của Selex Motors hiện nay ít chịu cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ. Dòng xe này đã được hai đơn vị là Viettel Post và Lazada Logistics đưa vào ứng dụng. Ngoài ra, Selex Motor cũng hợp tác với Denso (Nhật Bản) trong việc triển khai xe điện với thùng trữ đông.
Xem thêm hình ảnh về hệ sinh thái xe máy điện Selex Motors:
Xe máy xăng khó chuyển đổi, xe máy điện bứt tốc
Việc sản xuất xe máy điện đòi hỏi quá trình nghiên cứu và phát triển phức tạp, tốn kém thời gian lẫn chi phí, khiến cho các hãng xe gắn liền với các sản phẩm chạy xăng khó chuyển đổi.
Xe điện là tương lai của giao thông trên toàn thế giới bởi thân thiện với môi trường, dễ sử dụng và dễ dàng tích hợp các công nghệ hiện đại. Tại các quốc gia phát triển, ô tô điện ngày càng trở nên phổ biến còn xe máy điện có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Sự thay đổi này cũng có thể dễ dàng nhận ra tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Motorcyclesdata, trong năm 2021, thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm mạnh bởi tác động của Covid-19, xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trong đó, Honda giảm 6,8% doanh số, Yamaha giảm tới 9,7% doanh số. Ngược lại, các thương hiệu xe điện lại có sự tăng trưởng đáng kể. Thị phần xe máy điện tăng mạnh từ 2,9% trong năm 2018 lên tới 10% trong năm 2021. Tờ Motorcyclesdata cho rằng Việt Nam chắc chắn sẽ là thị trường xe máy điện lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam sẽ là thị trường xe máy điện lớn thứ hai thế giới trong tương lai.
Chuyển đổi làm xe máy xăng sang xe điện: Nhiều thách thức!
Có thể nhìn rõ thị trường xe máy điện đầy tiềm năng nhưng các "ông lớn" ngành xe dường như vẫn chưa sẵn sàng đón bắt cơ hội này. Những động thái để chuyển đổi hay mở rộng thêm mảng xe điện của họ dường như vẫn chưa bắt nhịp được với nhu cầu thực tế trên thị trường.
Theo giới chuyên gia, lý do khiến các hãng xe có tên tuổi lâu năm vẫn "án binh bất động" bởi có quá nhiều thách thức để chuyển đổi mô hình từ sản xuất và kinh doanh xe máy xăng truyền thống sang một loại phương tiện hoàn toàn mới như xe máy điện.
Đầu tiên, các hãng lớn vẫn chưa dám từ bỏ mảng xe máy xăng đang chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện tại. Trong năm 2021, một hãng xe Nhật vẫn thống trị toàn thị trường xe máy tại Việt Nam với thị phần lên tới 75%, theo số liệu từ Motorcyclesdata. Từ bỏ xe xăng đồng nghĩa với việc đánh đổi những gì mà họ đã dày công gây dựng tại Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua.
Thách thức thứ hai chính là chi phí và thời gian đầu tư để chuyển đổi hoàn toàn mô hình sản xuất và kinh doanh. Các hãng xe đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, phát triển sản phẩm để có được thành công của ngày hôm nay, trong khi chi phí và thời gian đầu tư loại hình sản phẩm hoàn toàn mới như xe máy điện có thể sẽ đội lên nhiều lần, làm giảm cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường xe máy tại Ấn Độ không khác gì Việt Nam. Ảnh: Mashable
Ấn Độ là một quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu xe hai bánh cao tương tự Việt Nam. Tại đây, nhiều doanh nghiệp đã tính tới việc làm xe máy điện nhưng gặp phải khó khăn khi chi phí bị đội lên quá nhiều. Chỉ tính riêng chi phí nhập khẩu mô-tơ, bộ điều khiển và pin Lithium-ion đã rất đắt đỏ. Đó là chưa kể đến các khoản chi phí cho nhà máy, dây chuyền, cơ sở hạ tầng cho đến các khâu nghiên cứu thị trường, sản phẩm hay marketing, bán hàng...
Phương án còn lại là duy trì sản xuất và kinh doanh xe xăng, đồng thời mở rộng thêm mảng xe điện. Song, việc chuyển đổi dần dần như vậy cũng sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí đầu tư bởi họ phải phát triển đồng thời hai dòng xe chạy xăng và điện. Cùng lúc đó, các thương hiệu thuần điện đã có nền móng vững chắc, trên đà phát triển khiến các "ông lớn" làm xe máy xăng khó có thể đuổi kịp về tốc độ.
Sự bứt phá của hãng xe Việt
VinFast là hãng sản xuất xe máy điện đang là "át chủ bài" trên thị trường khi liên tục tung ra nhiều sản phẩm chất lượng, chính sách bán hàng độc đáo cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân.
Để có được thành quả này, hãng xe Việt đã bắt đầu nghiêm túc đầu tư vào mảng xe máy điện từ năm 2018, khi thị trường còn đang sơ khai. VinFast đầu tư một nhà máy lớn chuyên sản xuất xe máy điện đặt trong Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện tại khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng). Nhà máy được xây dựng trên diện tích 6,4 ha, được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, đưa vào những công nghệ đạt tiêu chuẩn châu Âu, tỷ lệ tự động hoá cao, cho công suất lên tới 250.000 xe/năm.
Đầu tư bài bản ngay từ đầu, VinFast đã rút ngắn được rất nhiều thời gian để đưa ra thị trường mẫu xe máy điện đầu tiên là Klara vào cuối năm 2018. Với thiết kế thời trang, công nghệ hiện đại, trang bị đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng giá bán phải chăng, Klara nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi. Sau đó là Impes, Ludo tiếp tục khẳng định được vị thế là một trong những mẫu xe bán chạy nhất dành cho giới trẻ. Đến nay, danh mục sản phẩm xe máy điện của VinFast đã tăng lên con số 8, với những cái tên như Tempest, Feliz, Klara A2, Klara S, Theon và mới nhất là Vento vừa ra mắt. Các mẫu xe của VinFast trải dài ở nhiều phân khúc, đa dạng hoá lựa chọn cho khách hàng.
Cũng tính tới chi phí cho pin và hệ thống sạc từ sớm, VinFast mua lại công nghệ từ các hãng nổi tiếng sau đó tự nghiên cứu, phát triển. Đặc biệt, hãng xe Việt lựa chọn hình thức cho thuê pin thay vì bán pin để giảm giá bán sản phẩm. Hệ thống các trạm sạc của VinFast cũng nhanh chóng phủ khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc và đều nằm tại các vị trí thuận tiện nhất cho người sử dụng.
Sự đầu tư nghiêm túc, bài bản ngay từ đầu của VinFast cho thấy tầm nhìn của hãng xe Việt. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Research and Markets, giá trị thị trường xe máy tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 89,9 triệu USD năm 2020 lên tới con số hơn 10,2 tỷ USD đến năm 2030. Trong đó, xe sử dụng động cơ điện được trông đợi sẽ chiếm thị phần chủ đạo trong những năm tới, khi người dân ngày càng có thêm nhiều có hiểu biết về công nghệ và yêu cầu cao hơn trong việc tham gia giao thông thông minh.
Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu xe máy điện vào năm 2024 Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết quốc gia Đông Nam Á này đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu xe máy điện vào năm 2024. Xe máy điện ở Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia Phát biểu tại lễ ký biên bản ghi nhớ giữa ION Mobility và Tổng công ty điện lực quốc doanh PLN, ông Agus bày tỏ lạc...