Xe máy để lâu không chạy bị chậm, bị giật do đâu?
Bốn nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giật khi tăng ga là giảm giật ở bánh xe, nhông xích, côn (ly hợp), hệ thống đánh lửa.
Nhiều người sử dụng xe máy nhưng thường không có thói quen bảo dưỡng xe, sau một thời gian sử dụng xe sẽ bị xuống cấp, đặc biệt có các hiện tượng bị giật khi tăng ga. Hiện tượng xe bị giật mỗi khi trả hết và tăng ga nhanh không chỉ hay gặp trên những chiếc xe cũ mà cả ở xe mới.
Tuy không trực tiếp gây mất an toàn cho người điều khiển, nhưng khi xe bị giật tạo nên cảm giác khó điều khiển và độ bền của xe cũng không được kéo dài.
Nhiều người đi xe máy thường không có thói quen kiểm tra các bộ phận như hệ thống đánh lửa, côn… Ảnh: TN
Theo các kỹ sư xe máy phân tích, có 4 nguyên nhân chính của hiện tượng này là: giảm giật ở bánh xe, nhông xích, côn (ly hợp), hệ thống đánh lửa.
Cụ thể, xe giật mạnh mỗi khi tăng giảm ga đột ngột do cao su giảm giật ở bánh xe
bị dập, vỡ, chai cứng hoặc co ngót. Để kiểm tra cao su giảm giật, chủ xe nên mang đến các cửa hàng xe máy, sau đó sẽ được các kỹ sư tháo nắp dưới của hộp xích, lắc mạnh bánh xe, ếu bánh xe không có độ rơ hoặc độ rơ rất nhỏ thì cao su giảm giật còn tốt, và ngược lại.
Khi độ rơ không quá lớn, thông thường các kỹ sư sẽ lót thêm bằng săm xe được cắt ra làm sao cho thật chặt cũng sẽ hết hoặc giảm hiện tượng giật của xe.
Đối với bộ phận nhông xích, khi xích quá chùng, rão sẽ gây giật xe nhưng nhẹ hơn so với trường hợp ở giảm giật bánh xe và thường kèm theo tiếng cành cạch do xích va đập vào hộp xích. Để tiết kiệm chi phí thay xích, khi không thể tăng xích hơn nữa thì giải pháp cắt bớt mắt xích là hiệu quả nhất. Song, do xích đã quá rão nên hiện tượng giật chỉ giảm, thời gian sử dụng không lâu và đặc biệt là có thể dẫn tới đứt xích bất cứ lúc nào khi xe đang chạy.
Video đang HOT
Khi tăng ga bị giật khiến cho người điều khiển xe cảm giác khó chịu và có thể gây tai nạn bất ngờ. Ảnh: TN
Ngoài ra, không chỉ xích chùng, rão mới gây giật xe. Nhông bị mòn cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua. Thường có hai dạng mòn ở nhông, mòn đỉnh răng và mòn chân răng, tùy từng loại xích.
Loại mòn đỉnh răng là gặp nhiều nhất, dễ gây trượt xích dẫn tới giật xe, đội xích dẫn tới đứt xích. Dạng mòn ở chân răng ít gặp hơn, nhưng dễ gây mắc xích khiến xích bị vẩy gây giật xe (có thể gặp ở cả xích mới có độ ăn khớp sâu, và quá khít). Trong trường hợp này, để giảm hiện tượng giật của xe có thể tăng xích ở mức độ vừa phải (nếu căng quá, xe càng giật hơn).
Đối với côn xe máy, đây có thể là nguyên nhân làm xe bị giật khi tăng và trả hết ga đột ngột nhưng nguyên nhân chính xác phần lớn nằm ở chi tiết cao su giảm giật côn sau.
Thông thường xe cũ hoặc xe đã từng thay côn dễ gặp phải hiện tượng giật xe do cao su bị lão hóa, co ngót trong quá trình sử dụng hoặc chất lượng kém.
Bên cạnh đó, nguyên nhân rất dễ bị bỏ qua đó là bộ phận hệ thống đánh lửa. Do sự phóng tia lửa điện không ổn định ở bugi dẫn tới sự thay đổi công suất đột ngột làm xe bị giật và kèm theo đó là tiếng nổ lớn.
Từ những nguyên nhân trên, các kỹ sư khuyên rằng ngoài việc bảo dưỡng xe đúng kỳ hạn, sau một thời gian sử dụng các chủ xe cũng nên kiểm tra các bộ phận trên để tránh có hiện tượng giật xe.
Một số phụ tùng xe máy cần được thay đúng định kỳ
Thay thế phụ tùng xe máy định kì là điều quan trọng để đảm bảo xe có thể vận hành một cách tốt nhất trên đường. Tuy nhiên, mỗi loại phụ tùng xe máy sẽ có thời gian kiểm tra, bảo dưỡng khác nhau.
Lọc nhớt: 3.000 - 4.000 km
Chức năng chính của lọc nhớt là lọc các cặn bẩn của nhớt. Trong quá trình vận hành, nhớt sẽ bị nhiễm bẩn từ động cơ. Nếu nhớt không được lọc cẩn thận, cặn bẩn sẽ làm xước các bộ phận bên trong máy làm giảm tuổi thọ động cơ, thải ra khói đen... Do đó, cần thay thế định kỳ sau 3.000 - 4.000 km để bảo vệ động cơ.
Bugi: 8.000 - 16.000 km
Bugi có tuổi thọ trung bình khá cao, nhưng bộ phận này cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo khả năng đánh lửa không bị ảnh hưởng bởi than bẩn.
Tùy vào nhà sản xuất, sẽ khuyến cáo thời điểm thay thế bugi khác nhau. Honda khuyến nghị khách hàng nên thay thế Bugi sau mỗi 8.000 km (riêng Airblade và PCX 2016 sau 12.000 km). Trong khi đó, các xe Yamaha được khuyên ở mức 12.000 - 16.000 km.
Bugi có tuổi thọ trung bình khá cao, nhưng bộ phận này cần được vệ sinh định kỳ
Bugi có chức năng chính là đánh lửa để đốt xăng cháy trong buồng động cơ. Bugi có các điện cực và tia lửa được tạo ra giữa các điện cực. Mỗi lần đánh lửa bugi, sẽ tạo ra một lượng ít bột than cháy, đóng trên bề mặt bugi, lâu dần sẽ làm cản trở việc đánh lửa, dẫn lửa. Không những vậy, bộ phận này còn tác động đến khả năng tăng tốc và tiếng nổ động cơ.
Dầu nhớt: 1.500 - 2.000 km
Theo các nhà sản xuất xe máy, nên thay dầu nhớt sau mỗi 1.500 - 2.000 km sử dụng. Nên chọn các loại nhớt phù hợp với từng loại xe tay ga hoặc xe số.
Má phanh: 1 năm/lần
Honda khuyến cáo, cứ 4.000 km nên kiểm tra định kỳ 1 lần đối với má phanh để đảm bảo xe vận hành an toàn. Riêng đối với AirBlade và PCX 2016 là sau 6.000 km.
Bộ phận này cần được thay thế ít nhất 1 năm/lần đối với má phanh dầu và 2 năm/lần đối với phanh cơ.
Má phanh là bộ phận giúp xe giảm tốc và sẽ mòn theo thời gian. Má phanh quá mòn còn gây hiện tượng vênh đĩa phanh, làm hệ thống phanh mất hiệu quả ngay cả khi đã thay má mới. Trường hợp vênh quá nặng, sẽ phải thay cả đĩa phanh, tốn kém rất nhiều so với chi phí thay má phanh.
Má phanh là bộ phận giúp xe giảm tốc và sẽ mòn theo thời gian
Lọc gió: 15.000 - 20.000 km
Lọc gió là bộ phận quan trọng trên xe máy. Nó có tác dụng giúp không khí vào buồng đốt sạch hơn. Nếu lọc gió bẩn, sẽ cản trở không khí vào động cơ và giảm tính năng của động cơ, khiến tiêu tốn nhiên liệu hơn. Ngoài ra, việc lâu ngày không thay lọc gió còn làm cho bugi bị ám muội, khi tăng tốc sẽ ra khói đen.
Lọc gió được khuyến cáo thay thế sau mỗi 15.000 - 20.000 km. Tuy nhiên, lọc gió bẩn phụ thuộc rất lớn vào môi trường, điều kiện xung quanh. Vì vậy, ngoài việc căn theo số ki-lô-mét, nên đi kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần để thay thế nếu cần thiết.
Dây curoa: 20.000 - 25.000km
Đây là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên phải chịu lực căng lớn và ở trong môi trường nhiệt độ cao, bụi bẩn. Dây cu-roa sẽ mòn dần theo thời gian, dẫn tới tình trạng máy gào, xe ỳ, nóng máy. Để dây quá mòn, sẽ dẫn tới tình trạng đứt dây, mất truyền động.
Thói quen "tàn phá" xe tay ga mà nhiều người mắc phải Rất nhiều thói quen khi đi xe máy cực kỳ có hại mà bạn vẫn đang âm thầm thực hiện mỗi ngày. Dưới đây là 5 thói quen bạn không nên thực hiện khi sử dụng xe máy. Đề nổ máy và vận hành ngay Giống như xe số, chủ của những chiếc xe tay ga cũng luôn mắc phải thói quen này....