Xe máy đang chạy bỗng nhiên phát hỏa
Khoảng 15h ngày 15/1, tại ngã tư Trần Quang Khải giao nhau với đường Hữu Nghị (TP Đồng Hới, Quảng Bình) xảy ra vụ cháy xe máy thu hút sự quan tâm của nhiều người đi đường.
Vào thời điểm trên, chị Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1991, trú xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch) đang điều khiển xe máy hiệu Attila màu đỏ BKS 73F1-20824, đang chạy trên đường thì chiếc xe bất ngờ phát hoả ở phần thân bên phải. Khi phát hiện sự việc, chị Thảo nhanh chóng tấp xe vào lề đường và hô hoán mọi người dập lửa.
Bốc cháy bất ngờ, chiếc xe như bị thiêu rụi hoàn toàn
Ngay sau đó, chị Thảo nhanh chóng mở cốp xe lấy một số vật dụng, giấy tờ. Một số người đi đường chứng kiến sự việc đã chạy đến trụ sở cảnh sát PCCC ở gần đó để gọi cứu viện.
Nhận được tin báo, một số chiến sĩ chữa cháy đã lập tức chạy đến hiện trường dùng 2 bình cứu hoả mini để dập tắt ngọn lửa trước khi bình xăng phát nổ.
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo, hốt hoảng khi chiếc xe bất ngờ bị cháy và nhiều người hiếu kì đã dừng lại để xem
Chị Thảo, chủ nhân của chiếc xe bốc cháy thất thần: “Tôi đang chạy xe khá chậm trên đường để gọi điện thoại cho người bạn thì ngửi thấy mùi khét cùng với khói bốc lên nóng ở bên hông nên tấp xe vào lề đường. Sau đó, ngọn lửa bốc lên rất nhanh nên tôi phải gọi mọi người đến cứu, rất may là người không bị thương tích gì”.
Video đang HOT
Sau vụ cháy nhiều người đi đường hiếu kì đã dừng lại xem. Hiện Công an địa phương đã tới hiện trường lập biên bản vụ việc, điều tra nguyên nhân.
Hoàng Phúc
Theo Dantri
Báo Hoàn Cầu nhiều lần vu cáo Việt Nam
Thời báo Hoàn cầu đã cố tình hiểu sai bản chất sự việc, cố lái dư luận theo chiều hướng cực đoan.
Cố tình hiểu sai bản chất
Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu có bài bình luận về việc lãnh đạo Bộ GTVT Việt Nam khiển trách đơn vị giám sát, nhà thầu Trung Quốc thi công dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông sau hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra tại đây, trong đó có vụ rơi thép khiến một người thiệt mạng, ba người bị thương.
Hình ảnh đống sắt thép đè lên chiếc ô tô trong vụ sập giàn giáo ngày 28/12/2014
Tuy nhiên, bài báo này lại cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn khi bình luận: "Hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ tay mắng xối xả những công dân Trung Quốc cho thấy ông này đang nỗ lực khơi lại ngọn lửa chống Trung Quốc tại Việt Nam".
Hoàn Cầu đã cố tình lái sự việc theo một chiều hướng cực đoan, không có lợi cho tinh thần hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia và cố tình hiểu sai bản chất sự việc, khi cố ngoắc một vụ việc thuần túy về an toàn thi công liên quan đến tính mạng con người vào quan hệ giữa nhân dân hai nước.
Bởi thực tế, trong vụ việc này không chỉ có nhà thầu Trung Quốc bị cảnh cáo, mà ngay cả những nhà thầu Việt Nam cũng bị lãnh đạo Bộ GTVT kỷ luật: Vụ rơi thép, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 bị kiểm điểm, phê bình; Vụ sập giàn giáo Quyền Tổng giám đốc BQLDA Đường sắt bị thôi chức...
Chắc hẳn, ngay cả những nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể chấp nhận các doanh nghiệp làm ăn cẩu thả, gây tai nạn chết người tại nước mình. Vậy mục đích của báo Hoàn Cầu khi cố tình bóp méo sự thật là gì?
Tiền lệ vu cáo
Trong quá khứ, tờ báo này đã nhiều lần thực hiện những hành động tương tự như vậy. Cuối năm 2013, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đơn phương ban hành lệnh cấm các tàu thuyền đánh cá nước ngoài tại các khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông (bao gồm các nhóm đảo Hoàng Sa -Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam). Quy định này bất chấp luật pháp quốc tế, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước có liên quan. Philippines đã chỉ trích động thái này của Trung Quốc là mối hiểm họa đối với "hoà bình và ổn định". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định các động thái của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, đồng thời nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên". Mỹ lên án những hành động của Trung Quốc là "mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng".
Thế nhưng bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, tờ Hoàn Cầu ngang ngược lập luận đây chỉ là "một sự sửa đổi về kĩ thuật trong luật đánh cá của Trung Quốc, vốn đã được thi hành trong hơn 2 thập kỉ nay, nhằm bảo vệ các nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sinh thái biển bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đánh bắt cá", đồng thời ngăn chặn hoạt động đánh bắt mà nước này cho là "bất hợp pháp". Không những thế, tờ báo này trắng trợn vu cáo rằng Việt Nam "kích động, gây dậy sóng tại một vùng rộng lớn các hòn đảo mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền và quyết tâm thúc đẩy quốc tế hoá tranh chấp lãnh thổ...". Hoàn Cầu đã tự thú nhận khi viết: "Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện các biện pháp có liên quan tại Nam Sa (thực tế là Trường Sa của Việt Nam) tương đối khó khăn".
Ảnh chụp trang chủ màn hình Thời báo Hoàn cầu
Trước đó, ngày 11/12/2012, Thời báo Hoàn Cầu ngang ngược vu cáo Việt Nam "ăn cắp dầu khí" của Trung Quốc thông qua sự hợp tác với các công ty dầu khí từ "một nước thứ ba". Hoàn Cầu nhắc lại vụ việc tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02 và kêu gọi tiếp tục sử dụng những hành động "nhẹ" để quấy phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ở biển Đông. Và ngang ngược: "Chúng tôi không biết liệu tàu Trung Quốc có cố ý cắt cáp thăm dò gắn phía sau tàu Việt Nam hay không. Nhưng ngay cả khi họ cố ý, thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ cách hành xử này".
Thực tế, tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị hai tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp vào hôm 30/11/2012, khi đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2' vĩ tuyến Bắc, 1080 02' kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý)..
Thời báo Hoàn Cầu còn cáo buộc Việt Nam và Philippines đã châm ngòi cho tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc và doạ dẫm Trung Quốc cương quyết hơn bao giờ hết trong bảo vệ chủ quyền nên Việt Nam và Philippines đừng trông đợi Trung Quốc thoái lui dưới "cái gọi là áp lực quốc tế".
Liên quan tới việc Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga, Hoàn Cầu cũng vu cáo, xuyên tạc sự thật rằng khi cần Việt Nam sẽ dùng tàu ngầm để gây sóng gió trên biển Đông. Trên thực tế quan điểm của Việt Nam là mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền hợp pháp. Điều này được thế giới ủng hộ.
Ngày 21/3/2012, Hoàn Cầu có bài xã luận "Các nhà sư ra Trường Sa là âm mưu mới của Việt Nam", nhằm xuyên tạc lịch sử, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại "Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc", đồng thời cáo buộc "Việt Nam dùng luật rừng ở Trường Sa" và "Trung Quốc phải xem xét các biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này".
Về vấn đề này, Ngươi phát ngôn Bô Ngoai giao nêu rõ: "Việc các tăng sĩ được tiến cử làm nhiệm vụ Phật sự tại các chùa trên đảo thuộc huyện đảo là hoạt động dân sự bình thường. Thời điểm lên đường và thời gian lưu trú sẽ do các tăng sĩ quyết định".Trươc đó, Thường trực Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa đã thỉnh trình nguyện vọng của 6 nhà sư muốn ra trụ trì các chùa tại Trường Sa và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận.
Bình luận về tờ báo này, tác giả Christina Larson trên tạp chí Foreign Policy từng nhận định Thời báo Hoàn Cầu là Kênh Fox News của Trung Quôc (Kênh Fox News bị coi là bảo thủ, diêu hâu ở Mỹ). Ngoài tiếng Trung, Hoàn Câu Thời báo có ân bản tiêng Anh. Còn ông Michael Anti, môt chuyên gia các vân đê Trung Quôc và quôc tê, nhân định: "Nói thât thì tôi nghĩ lâp trường của Thời báo Hoàn Câu chỉ là làm sao đê kiêm tiên. Chủ nghĩa dân tôc là con bài chính của tờ báo".
Theo Quang Minh
Báo Giao thông vận tải
Vườn đào Nhật Tân thấm đẫm mồ hôi trong ngày giá rét Hà Nội vừa trải qua đợt rét đậm kèm mưa, nhiều hoạt động ngoài trời giảm hẳn tránh cái lạnh cắt da cắt thịt. Song đối với người trồng đào Nhật Tân, họ gần như không có khái niệm về thời tiết trong việc chăm sóc cho những gốc đào kinh tế của mình. Trên cánh đồng đào bát ngát ven sông Hồng...