Xe máy cũ nát vẫn tung hoành trên phố sau 1 năm đề xuất “thải, loại”
TP Hà Nội đã từng đưa ra việc cần thải loại, thu hồi xe máy cũ nát, nhằm đảm bảo ATGT, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy vậy đến nay, các tỉnh, thành dù muốn vẫn chưa thể thực hiện. Xe máy cũ, nát vẫn tung hoành trên phố.
Những chiếc xe cũ, nát vẫn xuất hiện trên nhiều tuyến phố của Hà Nội. Ảnh Trần Vương
Trao đổi với báo Lao Động xung quanh vấn đề này, ông Đào Việt Long – Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết hiện trên địa bàn thủ đô có khoảng 5,5 triệu xe môtô, xe máy. Loại xe này vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu của đa số người dân và có xu hướng gia tăng nhanh. Đáng nói, có nhiều xe đã sản xuất, sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước; thậm chí có xe tuổi thọ đã trên 30 năm vẫn đang tham gia giao thông.
Do chưa được kiểm soát khí thải nên loại xe này là một trong những nguồn phát thải chính, gây ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội. Bên cạnh đó, xe máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.
Những chiếc xe cũ nát vẫn di chuyển trên đường, tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn giao thông. Ảnh: Cao Nguyên
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ giữa số vụ tai nạn và tuổi đời của phương tiện. Đối với xe máy mới từ 1 – 5 năm, mức độ tai nạn ít nghiêm trọng hơn so với xe máy sử dụng trên 10 năm.
Sau đây là buổi phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động để hiểu rõ thêm vấn đề nầy với ông Đào Việt Long – Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT.
Thưa ông, trong thời gian qua, đề xuất của Hà Nội về việc “thải, loại” xe máy cũ, nát đã được thực hiện thế nào?
Video đang HOT
- Lộ trình thải loại xe máy cũ nát trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp một số vướng mắc nhất định; chủ yếu là do hành lang pháp lý vẫn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
Việc chưa triển khai thực hiện Đề án kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, TP theo đúng lộ trình của Chính phủ là một khó khăn trong việc đề xuất quy định này trong thời gian tiếp theo.
Hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuân, quy chuân ky thuât liên quan đến kiểm tra khí thải xe môtô, xe gắn máy vẫn chưa được xem xét, phê duyệt và ban hành. Có thể nói, chúng ta vẫn chỉ đang “ngấp nghé” bên hành lang pháp lý mà thôi.
Chiếc xe đã cũ tới mức không còn nhận ra nhãn hiệu, hãng sản xuất, biển số xe nhưng vẫn được một số thanh niên sử dụng. Ảnh: Trần Vương
Bên cạnh đó, việc kiểm tra khí thải xe môtô, xe gắn máy là vấn đề xã hội lớn, nhạy cảm, phức tạp vì liên quan đến đa số người dân với đủ mọi đối tượng, thành phần, lứa tuổi và có nhận thức rất khác nhau. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa nhận thức rõ mức độ ảnh hưởng, tác hại của khí thải xe môtô, xe gắn máy, việc sử dụng xe môtô, xe gắn máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật.
Vậy cần phải làm gì để “tháo gỡ” những vướng mắc trên?
- Nhằm có căn cứ xử lý các phương tiện xe môtô, xe gắn máy không đảm bảo ATGT và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các bộ, ngành trung ương và địa phương. Có như vậy mới sớm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh lộ trình rà soát, thải loại xe máy cũ nát trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Trước mắt, Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo Bộ GTVT sớm ban hành các quy định về khí thải và kiểm định khí thải xe máy; có thông tư hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện. Cùng với đó, cần có sự vào cuộc của Bộ Công an, Bộ Tài chính…
Xin cảm ơn ông!
Tháng 7.2017, Sở GTVT Hà Nội đã trình và được HĐND TP phê duyệt “Đề án quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030″.
Trong đó có một nội dung đề xuất Chính phủ quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn TP.
Việc kiểm soát được thực hiện đối với xe môtô, xe gắn máy theo tiêu chuẩn kỹ thuật, khí thải ở nhiều mức độ như: Thu phí môi trường thông qua dán tem các mức xanh, vàng, đỏ; Thu hồi, kiên quyết loại bỏ xe không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, hoặc mức phát thải môi trường vượt quá ngưỡng cho phép, không có các biện pháp khắc phục.
VƯƠNG TRẦN
Theo Laodong
Đắk Lắk lý giải việc để lọt xe chở cây "quái thú"
Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk và Công an tỉnh này vừa có báo cáo phản hồi báo chí về việc xe chở các cây gỗ khủng, quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường tỉnh Đắk Lắk nhưng không bị phát hiện.
Liên quan đến 3 xe chở cây "quái thú" bị lực lượng CSGT Thừa Thiên - Huế phát hiện, tạm giữ vào ngày 30/3, có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo ban đầu.
Cây "khủng" từng bị phát hiện, tạm giữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế (ảnh Đại Dương)
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, qua thông tin trên báo chí và căn cứ vào dữ liệu trong thiết bị giám sát hành trình của 4 phương tiện vận chuyển cây gỗ "khủng" do Vụ An toàn giao thông - Bộ GTVT cung cấp, vào ngày 22/3/2018, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C-034.64 và sơ mi rơ moóc mang BKS 73R-003.38 chở cây quá khổ xuất phát từ xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) lưu thông ra tuyến QL26 xuống thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) rồi theo QL1 ra Bắc.
Đến ngày 26/3/2018, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C-046.45 và sơ mi rơ móoc mang BKS 73R-002.01 chở cây quá khổ xuất phát từ xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) lưu thông ra QL26 rồi xuôi xuống Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) theo QL1 ra Bắc.
Tới ngày 28/3/2018, xe tải chuyên dụng mang BKS 73C-028.80 chở cây quá khổ, quá tải xuất phát từ xã Tam Giang, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) ra QL26 rồi xuống Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) và ra Bắc. Cùng ngày, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C-021.48 và sơ mi rơ moóc mang BKS 73R-003.82 chở cây quá khổ, quá tải xuất phát từ huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk xuôi theo QL26 xuống Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) rồi theo QL1 ra Bắc.
Hiện trường khai thác cây gỗ khủng tại Đắk Lắk
Báo cáo của Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk thừa nhận, việc những cây quá khổ quá tải được vận chuyển trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ qua địa bàn tỉnh mà không được phát hiện, xử lý là có phần trách nhiệm của Thanh tra Sở. Nguyên nhân do điều kiện làm việc của Thanh tra Sở còn hạn chế về nhân lực và phương tiện nên bố trí lực lượng còn mỏng; việc thanh tra, kiểm tra trên các tuyến đường không được liên tục do đó, không phát hiện được các xe vận chuyển các cây gỗ "khủng".
Trong báo cáo cũng khẳng định "lực lượng Thanh tra Sở không có hành vi bao che cho phương tiện chở các cây khủng, quá khổ quá tải trên".
Cũng theo báo cáo, trong thời gian tới, Sở GTVT sẽ chỉ đạo Thanh tra Sở nghiêm túc rút kinh nghiệm; tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên các tuyến đường; liên hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ; chính quyền địa phương các cấp thường xuyên tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm; chú trọng các hành vi vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường được quản lý.
Ngoài báo cáo của Sở GTVT, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng có báo cáo để phản hồi cho báo chí về việc cây quá khổ, quá tải được vận chuyển trên các tuyến đường nhưng không bị phát hiện. Theo đó, việc xử lý xe quá khổ, quá tải, lực lượng cũng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tham gia kinh doanh vận tải cam kết chấp hành nghiêm các quy định. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, do hiện nay trang thiết bị, phương tiện còn thiếu, thường xuyên bị hư hỏng; lực lượng còn mỏng, địa bàn rộng nên chưa thể khép kín được địa bàn.
Bên cạnh đó, các tài xế lái xe quá tải, quá khổ vẫn thường xuyên tìm cách trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng CSGT như: lợi dụng quá trình tuần tra, kiểm soát cơ động hoặc thời điểm bàn giao giữa các tổ tuần tra, đi vào ban đêm, đi vào đường nhánh, qua nhiều địa bàn, nhiều tuyến...nên không thể phát hiện các xe vận chuyển chở cây gỗ "khủng" lưu thông trên địa bàn.
Báo cáo cũng nêu rõ "Qua công tác xác minh, đến nay chưa phát hiện cán bộ, chiến sỹ nào vi phạm, tiêu cực trong vụ việc".
Thúy Diễm
Theo Dantri
Sẽ xử lý nghiêm vụ giáo viên đi lễ trong giờ hành chính tại Hà Nội Liên quan đến việc dùng giờ hành chính, xe công để đi lễ hội hoặc du lịch, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho rằng cần phải xử lý nghiêm. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà phát biểu tại giao ban báo chí. Ảnh Trần Vương Chiều 6.3, Ban Tuyên giáo Thành...