Xe máy chỉ có thể chạy tối đa 40 km/h trong đô thị sau ngày 15/10?
Thông tin Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10 đã gây hoang mang trong dư luận về quy định tốc độ “mới”.
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay cho Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư mới có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019.
Thực chất, những quy định về tốc độ đối với các loại phương tiện trong Thông tư 31/2019/TT-BGTVT không mới, đã có từ Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
Thông tư mới nhưng quy định về tốc độ lại “cũ”
Điều đáng chú ý tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT là các quy định về tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép của môtô trong khu vực đông dân cư là 60 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 50 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Video đang HOT
Ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), môtô được chạy với tốc độ tối đa 70 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Xe gắn máy, xe máy điện đã bị giới hạn tốc độ ở 40 km/h từ ngày 1/3/2016, chứ không phải đến ngày 15/10/2019.
Trong khi đó, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (trừ đường cao tốc) là không quá 40 km/h (kể cả trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư).
Thực chất, các quy định này đã có trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT và được kế thừa tại Thông tư mới nhất. Như vậy, việc xe gắn máy bị giới hạn tốc độ ở 40 km/h đã được áp dụng từ ngày 1/3/2016 chứ không phải đến ngày 15/10/2019 như đa số người lầm tưởng.
Cần phân biệt xe gắn máy và môtô để tránh hoang mang
Thông tư mới nhất khiến không ít người dân có sự hoang mang, do không phân biệt được xe gắn máy và môtô. Điều này gây lầm tưởng rằng mọi loại xe máy đều bị giới hạn tốc độ ở mức 40 km/h. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm các loại xe máy.
Môtô là khái niệm cho tất cả xe 2, 3 bánh có dung tích trên 50 cc, chứ không phải chỉ xe trên 175 cc như đa số người vẫn lầm tưởng.
Xe gắn máy: phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cc.
Môtô: phương tiện có 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cc trở lên. Môtô được xếp vào loại xe cơ giới.
Như vậy, chỉ những xe máy dưới 50 cc, xe máy điện mới bị giới hạn tốc độ ở mức 40 km/h. Phần lớn các loại xe 2 bánh đang lưu thông hiện nay đều có dung tích trên 50 cc, trong luật gọi là môtô, có mức giới hạn tốc độ như cao hơn 50 hoặc 60 km/h trong khu đông dân cư tùy vào điều kiện đường xá.
Theo Zing
Đi xe máy điện VinFast Klara cũng cần bằng lái?
Không chỉ riêng mẫu xe máy điện VinFast Klara, mà còn nhiều mẫu xe máy điện khác có công suất gần như xe cơ giới, nên đã có đề xuất cần phải có bằng lái với quy định như nhau.
Theo đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước và nhóm nghiên cứu, thì những phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch như xe máy điện đang ngày càng được ưa chuộng hơn do tính tiết kiệm và tỉ lệ khí thải ra môi trường thấp hơn nhiều so với xe máy, ôtô.
Nhưng để thông qua điều luật này, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn loại phương tiện chạy điện bằng cách ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật, cùng với những quy định pháp luật. Không chỉ có vậy, việc số lượng lớn người dân chuyển sang sử dụng xe máy điện như VinFast Klara sẽ làm các ban ngành liên quan tính toán lại về nguồn năng lượng điện cần thiết để bắt kịp quá trình phát triển.
Để đưa "văn hoá xe điện" đến gần hơn với đại đa số người dân Việt Nam, Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia đã kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện quy chuẩn và điều luật về xe máy điện, vì hiện nay chưa có khái niệm nào rõ ràng để phân biệt xe máy điện và xe đạp điện. Đặc biệt là với những chiếc xe máy điện có công suất gần tương đương xe máy thông thường thì cần phải có bằng lái với quy định như nhau.
Nhìn vào những con số thực tế, có tới 90% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh là khi đang sử dụng xe điện (Kết quả nghiên cứu của Ủy ban An toàn giao thông).
Ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, khá dễ để thấy những học sinh dưới 16 tuổi lái xe điện thoải mái, dù vẫn ở trong độ tuổi chưa hoàn thiện về mặt kỹ năng và kiến thức xử lý tình huống, nên rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
Theo Thể Thao 247
VinFast Klara có thêm đối thủ nặng ký tại Việt Nam Tập đoàn MBI và DKBike sẽ hợp tác sản xuất dòng xe máy điện mạnh mẽ có tốc độ tối đa đạt lên tới 110km/h, đối đầu VinFast Klara tại Việt Nam. Mới đây, tập đoàn MBI vừa ký kết hợp đồng phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam khi hợp tác với hãng xe điện DKBike. MBI & DKBike ký...