Xe ‘máy chém’ tái xuất rầm rộ trên đường TP.HCM khiến ai cũng phập phồng
Tưởng chừng sau nhiều vụ tai nạn do xe ba gác, tự chế chở tôn, sắt, thép…gây ra, CSGT đã xử lý triệt để, thì hiện nay trên nhiều tuyến đường TP.HCM, xe chở &’máy chém’ tiếp tục tái xuất, khiến nhiều người khiếp đảm.
Xe ba gác và tự chế hiện ngang nhiên chở sắt thép trên đường, không che chắn an toàn khiến nhiều người bất an.
Sau vụ tai nạn do một người đàn ông chở tôn va chạm với hai người đi xe máy tại vòng xoay Nguyễn Tri Phương (Q.5) khiến hai người bị tôn cứa vào tay và vai, phải nhập viện ngày 12.5.
Đồng thời, trước đó cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn khác tại một số địa phương trên cả nước gây chết người.
Tưởng chừng, CSGT sẽ tích cực tuần tra xử lý triệt để loại xe vận chuyển hàng hóa ví như “máy chém” này, thì hiện nay nhiều chiếc xe ba gác, tự chế … chở tôn, thiết, thép, ngang nhiên chở hàng cồng kềnh không che chắn… tiếp tục phóng vun vút trên đường, trong khi có đông người điều khiển phương tiện di chuyển qua lại. Mỗi khi giáp mặt, nhiều người phải tránh vội hoặc hãm phanh đột ngột để “né” gây mất an toàn giao thông.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lúc 10 giờ sáng 17.5, trên đường Nguyễn Trãi (Q.5) từ một con hẻm trên đường, một chiếc xe ba gác “cũ nát” chất đầy giàn giáo cốp pha, cao ngang đầu người, hướng về đường Nguyễn Duy Dương (P.8, Q.5). Do xe chở đồ quá nặng, một người phụ nữ phải chạy sau dùng chân đạp vào xe để phụ đẩy.
Hình ảnh trên khiến nhiều người đang lưu thông trên đường phải dè chừng và né xa, tránh giàn giáo đâm vào hoặc ngã đổ.
Tương tự, sáng cùng ngày, trên đường Phạm Hùng (đoạn qua xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) có rất nhiều cửa hàng vật liệu sắt thép. Theo đó, một đội xe ba gác, tự chế hùng hậu luôn túc trực tại khu vực chở hàng đi giao.
Qua quan sát, lúc 11 giờ 15, tại một cửa hàng sắt thép gần đường số 1 (P.5, Q.8) mỗi khi có khách mua hàng, chiếc xe ba gác liền xuất hiện và đậu ngay dưới lòng đường, nhân viên cửa hàng bốc những thanh thép dài gần 10m đưa lên xe. Đầu thanh sắt nhọn chĩa ra trông ớn lạnh, khiến nhiều người lưu thông phương tiện qua đây phải tránh xa.
Những thanh sắt dài hơn 10m, không che chắn dễ gây nguy hiểm nếu va vào người đi đường
Video đang HOT
Khi chất đầy, chiếc xe chở thép trở nên cồng kềnh, hai đầu của thững thanh thép không được bao bọc hoặc gắn vật dụng cảnh báo rất nguy hiểm.
Chỉ hơn 30 phút quan sát trên tuyến đường này, phóng viên đã ghi nhận có 8 trường hợp chở sắt thép dài cồng kềnh, không che chắn và cảnh báo nguy hiểm, thản nhiên lao vun vút trên đường, xem thường sự an toàn những người xung quanh.
Ông Nguyễn Thanh Quang (52 tuổi, ngụ P.6, Q.8) cho biết, xe ba gác chở tôn không che chắn trên QL.50 ngày nào cũng có. Các cửa hàng cho xe chở hàng như vậy vào tất cả các giờ trong ngày, không kể trưa tối. “Nhiều lúc đi ra đường thấy mấy xe vậy tôi phải chạy ra xa chứ không dám lại gần. Mũi thanh sắt bén vậy mà mấy người chở không lấy gì bọc lại thì ghê quá, nếu đụng phải thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu CSGT mà không sớm xử lý thì trước sau gì cũng xảy ra tai nạn nguy hiểm”, ông Quang bức xúc
Tình trạng chở “máy chém” diễn ra dày đặc trên đường Phạm Hùng và QL.50 nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý
Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do xe ba gác chở sắt thép trên đường
Nhiều người bất an khi di chuyển gần các phương tiện chở tôn, thép như thế này
Một cửa hàng bốc các thanh sắt ra xe ba gác trên đường Phạm Hùng
Chở sắt dài ngang nhiên phóng vun vút trên đường, khiến nhiều người khiếp đảm
Tình trạng chở sắt thép mất an toàn diễn ra hằng ngày trên đường gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện đi lại
Cách đó không xa, QL.50 có thể xem là một trong những điểm tập kết xe ba gác, xe công nông tự chế nhiều nhất trên địa bàn Q.8 hiện nay. Dọc theo tuyến đường này có nhiều cửa hàng kinh doanh sắt thép nên nhu cầu vận chuyển rất cao, trở thành nơi tập kết của xe ba gác.
Vào các thời điểm trong ngày, khi di chuyển trên tuyến này, không khó để bắt gặp xe tự chế, với tiếng pô nổ “ầm ầm”, không còi báo hiệu chỉ nghe tiếng hô ” tránh đường” mà vẫn hiên ngang chở những cuộn tôn thiết, bó thép… dài quá hơn 10m, chạy băng băng trên đường bất chấp nguy hiểm.
Tình trạng trên cũng xuất hiện ở một số tuyến đường khác như: Cao Xuân Dục, Phạm Thế Hiển (Q.8), Bà Hom, Bình Trị Đông (Q. Bình Tân), Bạch Đằng (Q. Bình Thạnh), Trường Chinh (Q.Tân Phú)… Xe ba gác, xe tự chế hoạt động vào giữa trưa hoặc chiều tối, mục đích nhằm ” né” lực lượng CSGT tuần tra.
(Theo Thanh Niên)
Cấm xe máy: Nếu người dân quay lại đi xe lam...
Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?
Cấm xe máy đi máy bay
Hạn chế phương tiện cá nhân, cụ thể là xe máy và ô tô nhằm mục đích cuối cùng là giảm ách tắc, giảm tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Đó cũng chính là những mục tiêu của sự phát triển giao thông bền vững.
Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?
Tuy nhiên, đặt vấn đề phải cấm xe máy ngay lúc này là khó khả thi. PGS.TS Từ Sỹ Sùa - Đại học GTVT Hà Nội cho biết, hiện chúng ta chưa hội tụ đầy đủ cơ sở để tính đến chuyện cấm xe máy. Tất nhiên, chưa hội đủ không có nghĩa là không làm gì, vấn đề của vị chuyên gia là phải tìm ra giải pháp, giải pháp đó phải dựa trên lộ trình cụ thể để thực hiện.
Lộ trình đó là bao giờ có tàu điện ngầm, bao giờ có đường sắt trên cao, đến năm bao nhiêu thì có mấy bãi đỗ xe ngầm, sức chứa của mỗi bãi...
Lộ trình đó phải đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân để người dân không mua sắm xe mới, đồng thời cũng phải tuyên truyền để các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xe máy rút dần vốn về nước. Phải làm song song như vậy mới mong mang lại hiệu quả.
Theo vị PGS, ở Việt Nam, trong ba loại xe cá nhân chủ yếu, xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong khi, mục tiêu phát triển xe buýt từ này tới năm 2020 phải đáp ứng được 40% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hiện xe buýt mới chỉ đáp ứng được khoảng 8%. Như vậy, muốn cấm xe máy phải trả lời được câu hỏi: Cấm rồi người ta đi bằng gì? Không đi xe máy dân có chuyển sang đi ô tô hay đi bằng máy bay?
"Điều kiện tối thiểu phải đạt từ 40-50% mới có thể tính bỏ xe máy được.
Thêm nữa, nguyên tắc trong giao thông là với những thành phố từ một triệu dân trở lên nhất thiết phải làm tàu điện ngầm bởi sức chứa của xe buýt hữu hạn, nếu không ách tắc là tất yếu.
Xe máy lao lên vỉa hè thoát ùn tắc.
Ngược lại nếu chuyển sang ô tô thì nguy cơ tắc đường còn lớn hơn rất nhiều. Đó đều là những tác nhân gây ùn tắc, không riêng gì xe máy", PGS Sùa nói.
Vị chuyên gia cho biết thêm, ở một số nước có điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn, xe buýt không phát triển nhưng họ đã cấm xe máy thành công nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ không muốn đi theo lựa chọn đó.
"Tôi đã đi nhiều nước, có nước đã cấm xe máy trong điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nghèo nàn hơn Việt Nam rất nhiều. Người dân cũng miễn cưỡng thực hiện nhưng họ quay lại đi xe đạp thồ và đi xe túc túc. Vậy Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?", vị chuyên gia đặt câu hỏi?
Theo vị PGS, đưa ra đề xuất nhưng giải pháp vẫn mang tính hành chính đơn thuần mà chưa tạo ra được sự thay đổi đồng bộ. Trong đó cốt lõi giao thông công cộng vẫn chưa phát triển để người dân có quyền lựa chọn phương tiện thay thế thì không bao giờ hiệu quả. Giải pháp trên chỉ mang tính mệnh lệnh, có thể thực hiện được ý đồ chính trị nhưng không giải tỏa được bức xúc của người dân.
Nói mãi mất thiêng
PGS.TS Từ Sỹ Sùa cho hay, Bắc Kinh - Trung Quốc cũng là một ví dụ để Việt Nam học tập. Tuy nhiên, từ khi nên ý tưởng cấm xe máy, Trung Quốc đã vạch ra những kế hoạch rất cụ thể. Trong đó, các vấn đề về môi trường sinh thái sẽ được giải quyết thế nào, phương tiện công cộng phải đáp ứng ra sao... Tất cả đều được Trung Quốc thực hiện theo lộ trình, rất bài bản. Đấy là lý do Trung Quốc cấm xe máy thành công.
Ở Việt Nam, lập luận cấm xe máy vì đang trông chờ vào bức tranh về hạ tầng giao thông 10 năm sau sẽ có đổi khác, việc này cũng khiến ông lo ngại. Ông lo ngại về một căn bệnh gọi là bệnh "ảo tưởng" của nhiều người Việt.
"Tôi còn nhớ, ngày xưa nhiều người cũng nói với tôi "bao giờ cho đến năm 2010 để có thể nhìn thấy một bức tranh khác về Hà Nội. Tuy nhiên, khi đến năm 2010 thì bức tranh đó đã nhìn thấy nhưng không được như mong đợi. Vì vậy, nói mãi mà không làm được thì mất thiêng đi", PGS Sùa thẳng thắn.
Ông đặt câu hỏi, đến năm 2020 Việt Nam có thể làm thêm được tuyến đường sắt nữa không? Vốn ở đâu? Hơn nữa, một dự án các nước làm trong 5 năm thì Việt Nam kéo dài tới 10 năm. Cứ vậy đến bao giờ mới thay đổi được?
"Bức tranh vẽ ra thì đẹp nhưng không thực tế. Vì vậy, giữ được như hiện nay, không nằm trong tóp những nước ùn tắc nhất thế giới là mừng lắm rồi", ông Sùa nói.
(Theo Đất Việt)
Nữ sinh bị que sắt đâm thấu chân khi tránh đống vật liệu bên đường Cúc được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị đoạn sắt dài đâm thấu chân. Theo nạn nhân khi cô đang đi xe máy qua khúc cua, phanh lại tránh đống sắt bên đường gặp nạn. Chiều 23.4, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật rút đoạn sắt dài 20 cm ra khỏi chân của bệnh nhân...