Xe máy 5 triệu: Ham rẻ rước “của nợ” xe ngập nước
Giống như ô tô, đang đi bị ngập nước, bị ngâm lâu trong nước, độ bền xe máy sẽ bị ảnh hưởng, chưa kể những rủi ro khác có thể gặp phải khi vận hành.
Ảnh minh họa.
Trên thị trường, nhiều khi có những chiếc xe ga đắt tiền bất ngờ được bán với giá cực rẻ chỉ 5 – 10 triệu dù thời gian sử dụng ít và còn mới. Đó có thể là những chiếc xe có vấn đề. Nếu tham rẻ mua phải chiếc xe máy bị ngập nước, chẳng khác gì rước của nợ vào thân.
Cơn mưa lớn chiều tối các ngày 26-27/9 làm nhiều tuyến đường ở TP.HCM chìm sâu trong nước. Hàng nghìn xe máy của người dân tại các chung cư, trung tâm thương mại, công sở trường học bị ngập, bị chết máy, cuốn trôi,… trong số đó, có nhiều xe tay ga đắt tiền.
Phá hủy hệ thống điện, động cơ
Theo các chuyên gia, xe đang đi bị ngập nước, xe ngâm trong trong nước lâu… chắc chắn nước đã tràn vào nhiều bộ phận, linh kiện quan trọng như lọc gió, ống xả, động cơ, hộp số, hệ thống điện, các vòng bi và hộp dây đai truyền động với xe tay ga.
Các kỹ sư cơ khí cho rằng, xe máy ngập nước được chia thành nhiều loại. Nhẹ nhất là nước ngập chưa tới nửa bánh xe, chưa ngập ống xả, thì coi như không có vấn đề. Động cơ chưa bị nước thâm nhập vào, có thể khởi động lại được ngay sau khi ra khỏi chỗ ngập.
Nếu nước vượt quá nửa bánh xe, ngập ống xả thì hộp số và động cơ cũng có thể đã bị nước tràn vào, cần phải kiểm tra.
Nếu ngập cả bánh xe, hoặc cao hơn là ngập toàn bộ xe, với thời gian kéo dài hàng giờ thì hộp số, động cơ, hệ thống điện, lọc gió chắc chắn đã đầy nước, dễ phát sinh nguy hiểm và hư hỏng.
Trước hết hãy nói về hệ thống điện. Nếu đi trên đường bị nước ngập sâu, xe chết máy, chìa khóa điện không tắt thì hệ thống điện sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Nếu xe đã tắt máy, nhưng chìm sâu trong nước hàng giờ đồng hồ thì các giắc nối, các công tắc cũng bị nước tràn vào trong, dễ gây ra những trục trặc về sau. Đây chính là nguy cơ gây chập cháy, phá hủy ắc quy sau này.
Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng, báo rẽ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Với những chiếc xe đắt tiền nhập khẩu nguyên chiếc, giá hàng trăm triệu thì càng phức tạp hơn. Khi gặp nước, toàn bộ hệ thống điện sẽ bị tê liệt, để sửa rất tốn rất nhiều tiền và phải gửi tới cơ sở dịch vụ chính hãng mới đủ điều kiện.
Tiếp đến là động cơ. Khi xe bị ngập sâu, nước tràn vào qua đường lọc gió vào động cơ, hộp số bám vào đó, bào mòn các bánh răng , trục khủy và gây ra tiếng ồn, hoạt động thiếu ổn định, thậm chí là bị thủy kích giống như ô tô.
Hiện tượng thủy kích với xe máy tời gian gần đây cũng không phải là hiếm. Anh Vũ Văn Hưng, phụ trách kỹ thuật tại đại lý xe máy Kường Ngân (Hà Nội), cho biết, sau trận mưa lớn hồi tháng 5/2016 vừa qua ở Hà Nội gây ngập nhiều tuyến đường, xe chết máy, riêng đại lý Kường Ngân đã tiếp nhận 4 chiếc xe máy Honda, trong đó có 3 xe tay ga và 1 xe số bị hiện tượng thủy kích, có xe cong tay biên, có xe gẫy tay biên, chọc thủng cả lốc máy.
Tiếp đến, tất cả các xe máy ngâm lâu trong nước hệ thống ổ bi, sẽ bị nước thâm nhập vào gây ra những han gỉ. Các công tắc, nếu bị nước thấm vào cũng gây ra những trục trặc, hỏng hóc.
Nên bảo dưỡng xe toàn bộ nếu xe bị chết máy hay ngập chìm trong nước.
Với xe tay ga, nếu để nước vào hộp truyền động sẽ gây trượt dây đai. Hệ thống dẫn động bằng dây đai ở xe tay ga sợ nhất bị nước hoặc các chất bôi trơn tràn vào. Do được làm mát bằng gió, nên nước có thể ngấm và lọt vào hộp truyền động bất cứ lúc nào, làm giảm khả năng bám của đai, làm giảm hoặc mất khả năng gia tốc của xe, gây hiện tượng trượt và làm hỏng dây đai.
Nên bảo dưỡng toàn bộ
Để xử lý những xe máy bị ngập sâu trong nước kéo dài cũng khồng hề đơn giản.
Theo các kỹ sư, chắc chắn là phải tháo rời nhiều bộ phận quan trọng để kiểm tra. Tất cả các ổ bi ở bánh xe, cổ xe sẽ phải được tháo ra kiểm tra lau rửa và tra mỡ, nếu cần phải thay mới. Động cơ xe cũng phải tháo rời để vệ sinh các bộ phận bằng xăng hoặc dung dịch chuyên dụng. Sau đó thay dầu khởi động xe, thực hiện như vậy từ 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn nước.
Hệ thống điện cũng phải kiểm tra xem xét kỹ từng đầu nối, giắc cắm, công tắc,… có thể phải thay mới hoàn toàn hoặc từng phần.
Đặc biệt với xe máy sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, phải súc rửa kim phun để tránh hỏng hóc về sau do tạp chất tích tụ trước đó và sau khi nước xâm nhập vào động cơ.
Nói tóm lại là phải bảo dưỡng toàn bộ và chi tiết nào thấy không ổn phải thay mới. Chi phí khá tốn kém, nhất là với xe mới mua chưa sử dụng nhiều.
Các kỹ sư cũng đưa ra lời khuyên, đối với xe máy bị chết máy do ngập nước, chìm sâu trong nước thời gian dài, người sử dụng không nên khởi động xe, vì như vậy sẽ làm cho xe hư hỏng nặng thêm.
Khi xe ngập nước chết máy, việc khởi động lại xe sẽ khiến nước len lỏi sâu hơn vào bên trong động cơ. Khi đó, dầu pha nước bị đẩy vào tất cả các ngõ ngách của động cơ, làm cho động cơ xe bị bào mòn và hỏng nặng hơn, thậm chí là bị thủy kích như đã nêu ở trên.
Thêm nữa, với việc hệ thống điện bị nước tấn công, chiếc xe hoàn toàn có thể bị cháy, nổ gây ra những thiệt hại lớn. Việc cần làm là nên đưa xe đến những trung tâm sửa chữa có đầy đủ các trang thiết bị và kỹ thuật viết có trình độ để kiểm tra, bảo dưỡng.
Theo VietnamNet
Lãnh đạo TP HCM 'chạy vòng vòng' 3 giờ trong trận mưa lịch sử để về nhà
Chánh văn phòng UBND thành phố Võ Văn Hoan kể, trong trận mưa lớn chiều tối 4 hôm trước, ông phải chạy vòng vòng ngoài đường suốt 3 giờ để tìm đường về nhà về do ngập nước, kẹt xe.
Chia sẻ trong cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội hôm qua, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, chiều 26/9 lãnh đạo thành gồm: Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND thành Nguyễn Thành Phong cùng các ban ngành có buổi làm việc với Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về công tác cải cách hành chính.
"Họp xong đến 6h tối, Phó thủ tướng thấy mưa quá lớn thốt lên 'chết rồi, kiểu này làm sao về Hà Nội được'. Tôi cũng không ngờ nữa. Mọi người kêu trời nói rằng 'kiểu này thế nào trụ sở UBND thành phố cũng sẽ ngập'. Nhưng thật ra vị trí này người Pháp đã chọn rất tài, mưa cỡ đó mà chỉ dâng lên chút xíu rồi rút sạch, còn chỗ khác thì ngập nặng. Cái đó cũng là cái dở của mình so với những người trước", ông Hoan nói.
Trụ sở UBND TP HCM (quận 1) nằm trong khu vực có vũ lượng lớn nhất trong cơn mưa lịch sử chiều tối 26/9. Ảnh: Trung Sơn
"Tôi chạy ra thấy nước ngập, kẹt xe nên thầm nghĩ 'về đường này chắc chết' và chạy vòng qua đường Lê Lợi nhưng cũng kẹt cứng. Vừa qua Lê Lợi đến Lê Thị Riêng, định rẽ vào đường Cách Mạng Tháng Tám nhưng... cũng chết", ông Hoan chia sẻ.
Để về nhà, Chánh Văn phòng phải chạy vòng vào đường Trần Hưng Đạo, đi thẳng về hướng Chợ Lớn nhưng cũng không thoát được cảnh ngập nước, kẹt xe. Ông Hoan sau đó phải quay vòng vòng mới về tới được khu vực Bình Hưng Hòa, lúc này nước ngập khắp nơi. "Đến 21h tôi mới về tới nhà vì phải chạy vòng nhiều con đường", ông kể.
Trước đó, trao đổi với báo chí về trận mưa lịch sử, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết rất chia sẻ với người dân phải gánh chịu tình trạng ngập nặng như vậy. Chiều hôm đó họp xong, ông bước ra đường là thấy mưa quá lớn là biết "thể nào ngày mai cũng có nhiều hình ảnh ngập trên các báo".
Ông Phong nói rằng, thành phố đang rất nỗ lực tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết ngập. Các dự án chống ngập đã và đang triển khai "nhưng thực tế có những việc không thể giải quyết nhanh". Qua khảo sát cho thấy thành phố bị ngập nặng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có mưa, có triều cường, cũng có nguyên nhân do quản lý.
Đường Lê Thánh Tôn trước trụ sở UBND TP HCM bị ùn tắc sau cơn mưa lịch sử. Ảnh: Trung Sơn
Người phát ngôn của UBND TP HCM cũng nhìn nhận tình hình dự báo của thành phố còn kém. Ở nước ngoài họ báo hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, liên tục thông tin cháy rừng, mưa hạn... rất chính xác. "Chúng ta đang hướng đến thành phố thông minh nên chắc chắn sẽ phải làm như vậy. Sự cố mưa và ngập lịch sử vừa rồi cho một lời cảnh tỉnh phải làm chủ nó. Chúng ta nói sống chung với lũ, với ngập thì phải làm chủ nó mới sống được, còn không coi chừng mưa ngập, lũ tràn là mình chết", ông Hoan nói.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, đầu mối được giao cho Trung tâm chống ngập và Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn xây dựng kịch bản, đưa ra thông tin dự báo rồi phối hợp với sở Thông tin - Truyền thông công bố cho người dân. "Không phải chỉ thông tin năm thì mười họa bởi thành phố vào mùa nắng vẫn bị ngập vì triều cường. Phải xác định việc thông tin là thường xuyên", ông Hoan nói.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đề nghị Trung tâm chống ngập làm ngay giải pháp thông báo cho người dân tình hình ngập, giống hình thức thông tin kẹt xe qua radio (kênh VOV giao thông) và nhất là tin nhắn điện thoại để giảm bớt sự phiền hà cho người dân.
Trận mưa lớn kéo dài 2 giờ hôm 26/9 đã gây ngập nặng 59 tuyến đường của TP HCM khiến giao thông rối loạn, hàng loạt nhà dân và cửa hàng bị nước tràn vào, nhiều bãi đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập làm hàng chục chuyến bay phải chuyển hướng... cuộc sống hàng triệu người ở đô thị lớn nhất nước bị xáo trộn.
Trung Sơn
Theo VNE
Nước ngập, những người nhét rác vào cống có vô can? "Người ta xem miệng các hầm ga thu nước là thùng rác, nên mọi thứ rác rưởi họ đều nhét vào đó. Khi bị hôi thối, phát sinh bệnh tật, ngập nước... họ chối không biết ai xả rác". Rác để bít miệng cống trước một ngôi nhà trên đường Trần Quang Diệu, P.13, Q.3 - Ảnh: Q.KHẢI Một công nhân thoát nước...