Xe mang biển ngoại giao sang tên thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt ( C67) cho biết, đến thời điểm này mới chỉ có trường hợp xe biển ngoại giao, biển nước ngoài không đúng quy định đến các cơ quan CSGT làm thủ tục sang tên.
Theo thông báo số 27 do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 10/4 đến 10/6, cá nhân, tổ chức đang quản lý, sử dụng xe mang BKS nước ngoài, BKS ngoại giao không đúng quy định, phải làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe.
Thế nhưng, sau 3 ngày thông báo trên có hiệu lực, vẫn có rất ít trường hợp xe nước ngoài, xe ngoại giao không đúng quy định đến các cơ quan đăng ký xe làm thủ thu hồi biển số xe, giấy phép lái xe cũng như làm các thủ tục sang tên, đổi chủ.
Sau 60 ngày, kể từ ngày 10/4, xe BKS ngoại giao, BKS nước ngoài không đúng quy định nếu không làm thủ tục sang tên khi phát hiện sẽ bị thu giữ xe.
Tại điểm đăng ký xe của Phòng CSGT đường sắt – Đường bộ, công an TP Hà Nộicho thấy, đến thời điểm này vẫn vắng bóng xe mang biển số ngoại giao, biển nước ngoài đi làm thủ tục sang tên.
Một lãnh đạo phòng CSGT TP Hà Nội khẳng định, đến chiều 12/4, phòng vẫn chưa nhận được trường hợp xe mang BKS nước ngoài, BKS ngoại giao không đúng quy định đến đăng ký làm thủ tục sang tên chuyển chủ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng C67 cho biết: Đến thời điểm này mới chỉ có một vài trường hợp xe biển ngoại giao, biển nước ngoài đến các cơ quan CSGT làm thủ tục sang tên.
“Đã có một vài trường hợp xe mang BKS ngoại giao, BKS nước ngoài đến làm thủ tục nhưng chưa tập trung, phải chờ một vài ngày nữa mối đánh giá được” – ông Tuyên nói.
Ông Tuyên cho biết, trước hết trong thời hạn 60 ngày triển khai là thời gian đủ để những trường hợp xe ngoại giao, xe nước ngoài không đúng quy định làm các thủ tục để sang tên.
Nếu trong 60 ngày các hợp này vẫn cố tình không thực hiện các thủ tục theo đúng quy định thì Cục CSGT sẽ có biện pháp kiểm tra, thu giữ xe.
Thiếu tướng Tuyên cũng nói rõ, đối với các xe biển ngoại giao, biển nước ngoài không đúng quy định phải đến nộp giấy đăng ký và nộp lại biển xe cho cơ quan cấp biển, sau đó cơ quan cấp biển sẽ cấp giấy đã thu hồi biển.
Sau đó, người mua lại xe (hoặc người bán xe) đem giấy này đến cơ quan hải quan để làm thủ tục cấp giấy chuyển nhượng và nộp thuế rồi đem về cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký.
Trên thực tế, lâu nay có rất nhiều người mua lại xe mang BKS ngoại giao, biển nước ngoài mà không làm thủ tục thu hồi đăng ký xe và chuyển nhượng theo quy định.
Đây là loại xe chất lượng vừa tốt, giá lại rẻ vì “né” được thuế và được hưởng một số quyền miễn trừ.
Anh N.H.M, chủ một doanh nghiệp chuyên buôn bán phụ tùng ô tô tại Hà Nội mua lại chiếc xe BMW biển NG với giá rất rẻ vì xe này khi được đưa về Việt Nam không phải nộp thuế.
Anh tâm tự, mua chiếc xe này đi lại trên đường chẳng may có ‘lấn đường đè vạch’ cũng được CSGT “nhẹ tay’ và gặp đối tác làm ăn đôi khi cũng có phần “oai”.
Tuy nhiên, thời gian gần đây biết được thông tin Chính phủ tạo điều kiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 10/4 xe của anh phải đi làm thủ tục để sang tên chính chủ, anh M. đang có ý định đem xe đến phòng CSGT để làm các thủ tục cần thiết để sang tên đăng ký mới.
“Nói thật tự nhiên mất thêm gần 800 triệu nộp thuế, làm thủ tục sang tên nghĩ cũng tiếc, nhưng nếu không làm chẳng may vi phạm lại bị thu giữ xe thì cũng rất ngại” – anh M. thành thật.
Theo vietbao
Sang tên, đổi chủ xe máy tăng đột biến
Sáng 15.11 người dân đi "sang tên, đổi chủ" xe gắn máy ở TP.HCM tăng vọt, có quận tăng gấp 3 lần trước đây.
Người dân đến sang tên đổi chủ, rút hồ sơ tăng cao ở Q.1 - Ảnh: Công Nguyên
Tại Đội CSGT, Công an Q.1 lúc 9 giờ, một trong số rất đông những người dân đến làm thủ tục là anh Nguyễn Thanh Vân chia sẻ với Thanh Niên: "Nhà tui ở Q.1, mua chiếc xe máy của một người bên Q.7 hơn 5 năm nay. Mấy ngày nay, nghe nhiều người bảo mua xe phải sang tên, chứ không ra đường bị CSGT phạt cả triệu bạc. Sắp xếp công việc mãi, hôm nay tôi mới đi đăng ký xin chuyển được đây".
Theo một cán bộ của Đội CSGT (Q.1), kể từ ngày Nghị định 71 có hiệu lực, số lượng người đến làm thủ tục sang tên, chuyển hồ sơ... tăng gấp nhiều lần. Nếu trước kia mỗi ngày chỉ 5 - 10 trường hợp thì nay con số này là gần 30 trường hợp. Chỉ tính riêng 3 ngày gần đây đã có 85 trường hợp. "Việc sang tên đổi chủ, rút hồ sơ chuyển về tỉnh, thành khác đăng ký tăng có thể do người dân sợ bị phạt hoặc hiểu nhầm đi xe không chính chủ sẽ bị phạt. Một số người bị phạt vì sang tên đổi chủ chậm, tuy nhiên số này chiếm tỷ lệ ít. Có nhiều khả năng, người đến sang tên đổi chủ đã chủ động liên lạc với người bán xe làm lại hợp đồng mua bán mới, vẫn còn thời hạn trong vòng 30 ngày, để tránh bị xử phạt", một cán bộ của Công an TP.HCM nhận định.
Cán bộ đăng ký xe của Công an Q.Tân Bình cũng cho biết: "Sau 4 ngày thực hiện Nghị định 71, tổ đăng ký xe của quận đã làm thủ tục sang tên đổi chủ, rút hồ sơ chuyển đi 90 trường hợp, trong đó xử phạt 7 trường hợp vi phạm chuyển quyền sở hữu phương tiện chậm theo quy định. Số trường hợp đến đăng ký tăng khoảng 25% so với trước đây".
Theo các quy định hiện hành, mức phí sang tên đổi chủ đối với xe ô tô là từ 10-15% giá trị còn lại của chiếc xe, tùy theo từng địa phương. Đối với xe máy, mức phí này là 1%. Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, nhìn nhận mức phí này là khá cao, nên người mua bán phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ gây khó khăn cho cơ quan quản lý phương tiện. "Trên cơ sở đề xuất của các bộ ngành liên quan, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu đưa ra mức phí hợp lý hơn", ông Nghị nói.
Xác nhận với Thanh Niên chiều qua, một lãnh đạo của Cục Chính sách thuế cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính về việc xem xét giảm lệ phí trước bạ. "Chúng tôi còn phải lấy ý kiến của nhiều bộ ngành liên quan rồi mới có mức phí. Bộ Tài chính chỉ đưa ra khung, còn cụ thể là do HĐND các địa phương quyết định", vị này nói.
Trong khi đó thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Bộ Công an bày tỏ quan điểm: "Cần giảm mức phí này, giảm càng thấp càng tốt, có thể là 0% miễn sao sớm đưa việc quản lý phương tiện vào khuôn khổ".
Theo TNO
Xe không chính chủ, chỉ phạt khi nào? Lực lượng CSGT sẽ chỉ phạt hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" khi xác minh kỹ càng. Theo đó, nếu hết thời hạn tạm giữ phương tiện, nhưng không xác định có hành vi vi phạm "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định", thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt...