Xe lắp ráp và nhập khẩu đua doanh số tại Việt Nam
8 tháng 2019, lượng bán hàng xe lắp ráp giảm 14% trong khi xe nhập tăng 178% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các hãng xe tại Việt Nam trong 8 tháng 2019 nhập tổng cộng 95.929 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ 2018. Trong đó, ôtô con là 71.054 chiếc, gấp gần 4 lần, giá trị gần 158,2 triệu USD. Riêng trong tháng 8/2019, lượng xe nhập khẩu giảm 18,9% nhưng xe con chỉ giảm nhẹ 1,9%.
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt NamĐơn vị: xe/ Nguồn: Tổng cục Hải QuanThái LanIndonesiaTổng lượng nhập toàn thị trường20152016201720188 tháng/2019025k50k75k100k125k150k
Indonesia và Thái Lan tiếp tục là hai quốc gia xuất khẩu xe hơi nhiều nhất vào Việt Nam, duy trì mức trên 80% tính từ đầu 2019 đến nay. Việc đổ bộ của xe hơi từ hai quốc gia Đông Nam Á là điều gần như tất yếu khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN đưa mức thuế nhập khẩu về 0% từ 2018. Các hãng xe vì thế đẩy mạnh các sản phẩm nhập khẩu để tận dụng ưu đãi thuế.
Số lượng tăng mạnh từ nửa sau 2018 đến nay giúp xe nhập khẩu cạnh tranh sòng phẳng hơn với xe lắp ráp trong nước. Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), 8 tháng đầu 2019, xe nhập tăng 178% về lượng bán ra, đạt 82.823 xe.
Trái ngược với mức tăng của xe nhập khẩu những tháng qua, xe lắp ráp trong nước giảm 14% về lượng tiêu thụ. Cụ thể, tính đến hết tháng 8, sản lượng xe lắp ráp đạt 119.744 xe.
Với nguồn hàng ổn định hơn, các sản phẩm bán chạy hàng đầu phần lớn là cỡ nhỏ, xe lắp ráp trong nước vẫn ở thế cửa trên so với xe nhập khẩu nhưng không còn khoảng cách lớn. Thời điểm 8 tháng đầu 2018, ôtô lắp ráp bán nhiều hơn 110.020 xe so với ôtô nhập khẩu, nhưng sang 2019, khoảng cách chỉ còn 36.921 xe.
Với những chính sách, dự thảo gần đây ủng hộ sản xuất trong nước, lắp ráp ôtô tại Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu tích cực trở lại. Nhiều hãng điều chỉnh định hướng kinh doanh để phù hợp hơn với thực tế thị trường.
Video đang HOT
Mitsubishi Xpander, mẫu xe hiện bán chạy nhất phân khúc MPV sau gần hai năm nhập khẩu, sẽ có bản lắp ráp từ tháng 5/2020. Toyota chuyển sang nhập khẩu Camry khi nhu cầu không còn lớn ở phân khúc sedan hạng D nhưng ngược lại, lắp ráp các bản Fortuner tiêu thụ tốt. Honda hiện có thông tin cân nhắc lắp ráp CR-V, mẫu crossover hạng C thay Mazda CX-5 bán chạy nhất phân khúc.
Mitsubishi Xpander tại Việt Nam. Ảnh: Đức Huy
Các chuyên gia trong ngành dự đoán, sang 2020, cán cân nghiêng về phía nhập khẩu hay lắp ráp sẽ rõ ràng hơn đối với các hãng. Những sản phẩm bán chạy, đóng vai trò lớn trong cục diện cạnh tranh doanh số nhiều khả năng ưu tiên lắp ráp để nguồn hàng chủ động, xa hơn là đón đầu các chính sách khuyến khích xe sản xuất nội địa. Ở chiều ngược lại, các sản phẩm không còn sức hút lớn với người tiêu dùng chuyển sang nhập khẩu để tận dụng nguồn lực, dây chuyền cho xe lắp ráp.
Theo Vnexpress
Việt Nam - 'mỏ vàng' của ôtô từ Thái Lan, Indonesia
Lượng ôtô nhập khẩu từ hai nước ASEAN vào Việt Nam ngày càng tăng trong 5 năm qua, giá trị hàng tỷ USD.
Trong gần 5 năm qua (2015-2019), ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam giảm dần về lượng, tuy vậy xe 9 chỗ trở xuống từ Thái Lan và Indonesia lại liên tục tăng.
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt NamĐơn vị: xe/ Nguồn: Tổng cục Hải QuanThái LanIndonesiaTổng lượng nhập toàn thị trường20152016201720186 tháng/2019025k50k75k100k125k150k
Bước ngoặt từ 2016
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đưa thuế nhập khẩu về 40% trong 2016. Đây là cú hích quan trọng giúp ôtô từ Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia đứng đầu về lượng xe hơi xuất khẩu sang Việt Nam. Cũng trong năm này, ôtô nhập từ Indonesia tăng lên về lượng, bắt đầu manh nha trở thành một thế lực khác bên cạnh Thái Lan.
Những năm tiếp theo, 2017, 2018, lượng ôtô nguyên chiếc từ hai nước láng giềng thuộc Đông Nam Á (ASEAN) không ngừng tăng lên về lượng. Trong khi đó, Hyundai đưa i10 về lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu Ấn Độ là một trong những nguyên nhân chính khiến xe xuất xứ từ quốc gia nam Á này giảm nhanh về lượng.
Tương tự là Trường Hải, hãng lắp ráp các mẫu xe Kia, không còn nhập khẩu Hàn Quốc. Ôtô con, xe tải, xe khách từ Trung Quốc giảm dần sức hút khi các doanh nghiệp trong nước bắt đầu lắp ráp xe nhiều hơn.
Việt Nam - thị trường tiềm năng khó bỏ lỡ
Năm 2017, số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Indonesia (Gaikindo) cho biết, nước này xuất khẩu 38.832 xe hơi nguyên chiếc sang Việt Nam, trị giá 718 triệu USD.
Cuối tháng 10/2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 116 với yêu cầu về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA gây khó cho doanh nghiệp. Đứng trước viễn cảnh thất thu hàng trăm triệu USD khi không thể xuất xe sang Việt Nam, chính phủ Indonesia buộc phải cấp VTA, điều trước đó chưa từng làm.
Mất hơn nửa năm sau ngày Nghị định 116 ban hành, các hãng xe có sản phẩm nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan đều có giấy VTA do chính phủ cấp. Xe hơi từ hai nước này từ nửa sau 2018 ồ ạt trở lại Việt Nam.
Camry, một mẫu sedan chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu Thái Lan từ 2019. Ảnh: Đức Huy
Sang 2018, theo thống kê của Tổng cục hải quan, ôtô nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia với 72.780 xe, giá trị gần 1,3 tỷ USD. Riêng dòng xe dưới 9 chỗ là hơn 48.000, chiếm gần 90% tổng lượng ôtô nhập khẩu. Một nguyên nhân lớn là thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%.
"Doanh thu từ xuất khẩu xe hơi hàng trăm triệu USD mỗi năm, Indonesia hay Thái Lan, dù nền công nghiệp ôtô có trình độ cao hơn đi chăng nữa, vẫn phải "vui vẻ" đáp ứng yêu cầu từ chính phủ Việt Nam", giám đốc kinh doanh một liên doanh Nhật tại Việt Nam, nói về khúc mắt giấy VTA. "Chung quy cũng chỉ một mảnh giấy, nếu xoay sở được mà vẫn hái ra tiền thì ai mà chịu từ bỏ".
Thị trường Việt ngày càng trở thành điểm đến tiềm năng với ngành sản xuất ôtô Indonesia, biểu hiện bằng những phát biểu gần đây của Ibnu Hadi, đại sứ Indonesia trong một diễn đàn về hợp tác kinh tế hôm 28/6 ở Hà Nội.
"Indonesia hy vọng xuất khẩu ôtô sang Việt Nam đạt 600 triệu USD trong 2019. Năm ngoái, con số là 200 triệu USD", ông nói.
Tuy vậy, xe nhập khẩu đang đứng trước những rào cản lớn, khi Chính phủ ủng hộ lắp ráp trong nước. Theo các chuyên gia, sẽ có ngày càng nhiều những chính sách hạn chế xe nhập, hỗ trợ công nghiệp lắp ráp, sản xuất.
"Chiến lược mỗi hãng khác nhau, nhưng họ sẽ tính đến việc lắp ráp xe trong nước nếu doanh thu đủ tốt. Ngược lại, với những dòng xe bán chậm, thị phần ít sẽ chuyển sang nhập khẩu", sếp phụ trách chiến lược một hãng xe Nhật nói. Theo vị này, một số sản phẩm có thể đổi chiều lắp ráp sang nhập khẩu và ngược lại, nhưng số lượng xe nhập từ Thái Lan và Indonesia sẽ không giảm.
Đại diện một liên doanh Nhật khác tiết lộ rằng, mục tiêu doanh số để được hãng mẹ đồng ý cho lắp ráp đối với một sản phẩm đang bán tại Việt Nam hiện trong tầm tay. "Dù là vậy nhưng khó để lắp ráp xe trong một, hai năm tới. Nhà xưởng, đào tạo nhân công, máy móc, thiết bị đều không dễ chuẩn bị trong thời gian ngắn. Xe vẫn nhập khẩu dù bán tốt".
Theo Vnexpress.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tiến sát mốc 1,5 tỷ USD Tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cộng dồn 11 tháng năm 2018 ước đạt 65.769 xe, giá trị gần 1,45 tỷ USD... Lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam vẫn chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính có khoảng 13.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập...