Xe lắp gương bên phải vẫn bị CSGT xử phạt?
Hỏi: Tôi vừa bị CSGT dừng xe kiểm tra lỗi vi phạm không lắp gương chiếu hậu với xe máy, mặc dù xe tôi có lắp gương chiếu hậu bên phải. Theo tôi biết thì, CSGT chỉ được dừng xe để xử phạt các vi phạm khác chứ không dừng xe để xử phạt lỗi không gương.
Lỗi này chỉ bị xử phạt “cộng dồn” khi vi phạm vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều chẳng hạn. Xin hỏi, việc CSGT lập biên bản như vậy có đúng không?
Anh minh hoa
Trả lời: Luật GTĐB quy định đối với mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên đường thì phải đảm bảo lắp gương chiếu hậu theo quy định. Với tình huống trên, việc bạn điều khiển xe máy lưu thông trên đường, xe máy của bạn không lắp gương, bị CSGT lập biên bản xử lý là đúng với quy định. Xe của bạn lắp gương bên phải cũng coi như xe không có gương chiếu hậu. Mô tô, xe gắn máy không có gương bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng được quy định theo Điểm a, Khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171, mức phạt từ 80-100 nghìn đồng.
Theo NTD
Chạy xe thế nào để không bị ghét
Cách lái xe của một ai đó có thể chính là lý do khiến họ "tự nhiên" bị tạt đầu, bám đuôi, nhá đèn pha hay thúc còi.
1. Chạy ổn định
Đừng tăng hay giảm tốc độ đột ngột, đừng vào cua quá nhanh hay quá chậm. Lái xe ổn định sẽ giúp các tài xế khác có thể đoán được bạn sẽ làm gì tiếp theo. Còn ngược lại, bạn có thể làm ảnh hưởng tới sự an toàn của những người xung quanh và thậm chí có thể vô tình dính tới những vụ va chạm giao thông ngoài ý muốn.
Nên biết rằng mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp khi luồng giao thông diễn ra theo cách tự nhiên, cân bằng và có thể đoán trước.
2. Không cản trở các phương tiện khác
Video đang HOT
Wikihow đưa ra ví dụ, bạn đang chạy trên cao tốc liên bang tại Mỹ với biển hạn chế tốc độ 105 km/h và phần lớn các xe đều ở tốc độ trung bình 113 km/h, thì đừng gây cản trở bằng cách chạy ở làn ngoài cùng ở tốc độ 105 km/h. Một là cùng chạy như mọi người, hai là chạy ở làn trong cùng.
Nhưng nên ghi nhớ rằng nếu muốn chạy ở tốc độ cao như mọi người, bạn có nguy cơ nhận vé phạt vì vượt tốc độ và cảnh sát sẽ không để ý đến lý do bạn đưa ra là "chỉ chạy như xe khác". Tuy nhiên cũng không có nghĩa bạn tự gây nguy hiểm bằng cách khiến các xe khác chạy chậm lại và có thể sẽ bị đâm vào đuôi.
Không nên chạy liên tục ở làn bên trái, hay làn ngoài cùng, bởi đó thường là làn chạy nhanh và để rẽ trái. Ở Mỹ, tại một số bang, luật giao thông khuyến khích các tài xế "chạy ở làn bên phải ngoại trừ lúc vượt". Khi chạy ở làn bên trái và chạy nhanh hơn các xe bên phải, nên để ý xem có xe nào chạy nhanh hơn từ phía sau hay không và để họ vượt khi có thể.
3. Bật đèn tín hiệu khi phải chạy chậm
Nếu bạn bắt buộc phải chạy chậm hơn các xe khác (đang tìm địa chỉ hoặc xe gặp sự cố), nên bật đèn khẩn cấp. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bật đèn khẩn cấp khi xe đang chạy là việc làm không an toàn và phạm luật ở một vài nơi. Nếu việc chạy nhanh trở nên khó khăn và vẫn phải tham gia luồng giao thông, nên chuyển làn để xe khác vượt qua mỗi khi có thể. Các tài xế khác sẽ rất biết ơn về điều này.
4. Không chạy bám đuôi
Đừng bao giờ làm thế. Điều đó hoàn toàn không cần thiết, vô cùng gây khó chịu và rất nguy hiểm. Nếu xe phía trước chạy chậm trong làn cho phép vượt, hãy kiên nhẫn. Đừng nhá đèn pha khi chạy bám phía sau bởi nhiều tài xế khác nhìn thấy sẽ cho đó là hành động khiêu khích và rất khiếm nhã. Tại một số nơi ở Mỹ, các hành động khiêu khích tương tự sẽ bị các camera ghi lại và đồng nghĩa với vé phạt.
Nếu bạn được phép vượt và chỉ có một làn ở mỗi chiều (trường hợp xe phía trước chạy quá chậm và khá nhiều xe ngược chiều) và bạn không thể vượt một cách tự nhiên, hãy lùi lại và giữ khoảng cách an toàn (nếu chưa sẵn sàng) đồng thời nháy đèn pha (không quá 2 lần). Tài xế phía trước có thể hiểu điều bạn muốn và có thể hơi tránh qua bên để nhường đường. Nếu không, hãy cố gắng vượt một cách an toàn trong khi tránh bám đuôi. Trường hợp thấy mình liên tục bám đuôi xe khác, hoàn toàn có thể do bạn chạy quá nhanh so với dòng xe.
5. Thường xuyên nhìn gương chiếu hậu và kiểm tra điểm mù trước khi vượt
Làm việc đó để chắc chắn xem có xe nào phía sau chạy tới ở tốc độ cao hay không, nếu có, hãy để họ vượt qua. Khi xe kia đã vượt, tiếp tục vượt xe khác như bạn muốn miễn là xe trước cho phép. Luôn chạy ở tốc độ nhanh hơn vừa đủ so với xe bị vượt và trở lại đúng làn ngay khi có thể.
Các loại xe tải sẽ có điểm mù lớn hơn. Bạn nghĩ có thể tài xế xe tải sẽ nhìn thấy bạn nhưng tầm nhìn của họ có thể bị cản trở vì họ chỉ có thể dùng gương chiếu hậu để quan sát đường đi. Luôn nhớ rằng vượt về bên phải là rất nguy hiểm và ở nhiều nơi là phạm luật.
6. Dùng đèn xi-nhan để báo hiệu với tài xế khác
Bật đèn báo rẽ để cho tài xế khác biết ý định của bạn giúp những hành động của bạn sẽ không khiến họ ngạc nhiên. Nếu không, những thứ kiểu đột phá có thể là nguồn gốc của hành động chọc tức nghiêm trọng tới người khác. Xi-nhan trước khi rẽ, chuyển làn, ra khỏi cao tốc... và vào bất cứ lúc nào kể cả khi bạn không nghĩ rằng điều đó cần thiết.
Nếu chạy xe trên một con đường có tốc độ cao với đông xe qua lại, bật xi-nhan sớm hơn bình thường để cho tài xế xe khác biệt rằng bạn đang rẽ và giúp họ có đủ thời gian để vượt qua. Nếu rẽ trái ở một giao cắt, các xe phía sau cũng rất biết ơn nếu bạn cho họ biết trước. Nếu bạn cần chạy chậm lại để rẽ hoặc dừng, cũng bật xi-nhan trước khi đạp phanh. Khi đã rẽ hoặc chuyển làn xong, nên tắt xi-nhan.
7. Phanh từ từ
Nếu bạn cần dùng phanh để chạy chậm lại, để chân lên bàn đạp phanh và giảm tốc độ một cách từ tốn. Thường việc dùng phanh sẽ khiến các tài xế xung quanh không dám chắc khi nào bạn thực sự dừng lại. Đừng đạp phanh vào những giây cuối cùng. Nên để các xe phía sau có đủ thời gian để nhận ra rằng bạn đang dừng lại.
Tránh việc thường xuyên để chân ở chân phanh. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không hề tác dụng vào bạn đạp, cũng có thể có lúc bạn chạm vào nó đủ mạnh để đèn phanh bật sáng. Khi đó, xe khác không thể biết khi nào bạn thật sự phanh. Khả năng xấu khác là có thể gây bó phanh, hoặc bạn có thể cùng lúc đạp cả chân phanh và chân ga trong trường hợp bị giật mình.
8. Tăng tốc có chủ đích
Điều đó không có nghĩa nhấn ga kịch sàn và phóng vọt đi như điên. Chỉ là đừng chạy kiểu la cà giữa đường, đặc biệt khi đèn bật xanh, hoặc khi đến lượt bạn tăng tốc tại điểm có biển báo Stop. Khi chuyển làn, đừng chạy chậm lại ngoại trừ luồng giao thông cần tới. Thực tế, khi đó bạn còn cần tăng tốc chút ít.
Trên đường có nhiều làn đường, không gây trở ngại cho xe khác bằng cách chạy về bên phải một xe với cùng tốc độ bởi sẽ khiến tài xế xe kia bị mất tập trung do xe của bạn nằm ở điểm gây chú ý.
9. Nhập làn với tốc độ phù hợp
Khi nhập vào dòng xe đang chạy, nên chuyển động cẩn trọng và tăng tốc đủ nhanh để không làm xe khác phải dùng phanh. Hãy kiên nhẫn và đợi có đủ khoảng trống để chạy vào.
10. Dừng xe ở những nơi có tín hiệu dừng
Thình lình dừng lại có thể khiến tài xế khác bối rối: Xe này dừng theo đèn hay bị hỏng? Đứng cách xa dòng xe phía sau không giúp bạn tới đích nhanh hơn mà chỉ gây trở ngại cho các xe khác, đặc biệt với những xe rẽ trái về hướng của bạn.
11. Cẩn trọng khi rẽ
Khi bạn đang vào làn để rẽ, bật xi-nhan về hướng bạn muốn rẽ, vào làn và chạy chậm lại. Không rẽ ngang từ làn chạy thẳng vì sẽ khiến xe khác bất ngờ và khiến bạn gặp nguy hiểm.
12. Tránh rơi vào điểm mù của xe khác
Những điểm mù thường nằm về bên phải và góc sau bên trái tùy vào loại xe.
Nếu vô tình khiến tài xế khác khó chịu và thấy tiếng còi nhắc nhở, tránh xử sự khiếm nhã bằng cách bấm còi đáp lại hay đạp phanh. Hãy cho thấy bạn đã biết lỗi và tránh đường nếu có thể.
Mỹ Anh
Theo VNE
Lắp gương xe máy nào để không bị phạt? Nhiều người điều khiển xe máy vẫn chưa rõ những quy định cụ thể về gương xe máy thế nào là đúng quy chuẩn. Gương xe máy nào thì không bị CSGT thổi phạt. Về văn bản hướng dẫn gương chiếu hậu thế nào là đúng quy cách, các bạn có thể tham khảo trong tiêu chuẩn Việt Nam số hiệu: TCVN-6770-2001 ban...