Xe “khủng” nhập lậu được hợp thức hóa như thế nào?
Bằng cách giả vờ phát hiện hàng vô chủ rồi tổ chức tịch thu, thanh lý với giá rẻ, 13 cán bộ thuộc các ngành công an, kiểm sát, tài chính, nguyên chủ tịch UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đã giúp hợp thức hóa nguồn gốc cho 50 chiếc xe mô-tô phân khối lớn nhập lậu.
Thanh lý siêu xe rẻ hơn… sắt vụn
Cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đã ra hàng loạt quyết định tịch thu, giao Phòng Tài chính lập hội đồng định giá, thanh lý số tài sản gồm 50 xe mô-tô phân khối lớn là “hàng vô chủ”, được công an huyện phát hiện tại xã Tân Bắc và Yên Thành. Hồ sơ còn lưu tại Phòng Tài chính huyện cho thấy, ngoài ba chiếc xe Honda Spacy 125 cm3 nhập nguyên chiếc thì 47 chiếc xe còn lại đều là xe phân khối lớn được các hãng danh tiếng sản xuất như Boss Hoss, Harley Davidson, Honda, Can-Am, Yamaha, Suzuki, Dnepr, Buell… có giá bán trên thị trường từ vài nghìn lên đến hàng chục nghìn USD, nhưng lại được “thanh lý” với giá từ 3,7 đến 4,7 triệu đồng. Trong số này có “siêu” mô-tô Boss Hoss 8.200 cm3 thuộc dạng đặc biệt nhất thế giới. Chiếc xe này chạy bằng động cơ ô-tô V8 do hãng Chevrolet sản xuất.
Theo giá nhà sản xuất công bố, mỗi chiếc Boss Hoss 8.200 cm3 sau khi xuất xưởng thường có giá từ 80.000 đến 120.000 USD (tương đương 1,8 – 2,4 tỷ đồng). Vậy nhưng Hội đồng thanh lý huyện Quang Bình chỉ định giá, bán với giá 9,2 triệu đồng. Tương tự, những chiếc Honda Spacy 125 cm3 nhập nguyên chiếc, giá thị trường khoảng 5.500 USD/chiếc, lại được thanh lý với giá chỉ nhỉnh hơn 2,2 triệu đồng… Sau khi thanh lý 50 xe mô-tô phân khối lớn, Phòng Tài chính huyện Quang Bình đã sung công quỹ 208 triệu đồng.
Xe Boss Hoss với động cơ 8.200cc
Có điều đặc biệt là mặc dù Hội đồng thanh lý huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tổ chức thanh lý gần như là… “bí mật”, nhưng không hiểu sao nhiều người ở Thái Bình, Hà Nội, thậm chí tận TP Hồ Chí Minh vẫn có thông tin để mua. Trước việc giá xe thanh lý quá thấp so với giá thực tế, một số quận ở TP Hồ Chí Minh khi tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký xe đã nghi ngờ, gửi công văn đề nghị Chủ tịch UBND huyện Quang Bình và Công an huyện xác nhận chữ ký. Thậm chí,theo một cán bộ văn phòng ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, “vì không tin”, Công an quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh có lần đã “yêu cầu Chủ tịch huyện Quang Bình là ông Hưng ký đến 5 chữ ký để đối chiếu”.
Video đang HOT
Hé lộ sự thật
Từ những thông tin nói trên, đầu năm 2012, chúng tôi đã tìm đến xã Tân Bắc và Yên Thành – nơi được công an và UBND huyện Quang Bình loan báo đã phát hiện hai lô hàng vô chủ nói trên. Khi được hỏi, ông Phù Văn Dân, Trưởng Công an xã Tân Bắc quả quyết: “Trong hai năm 2009 và 2010, trên địa bàn xã Tân Bắc không hề phát hiện lô hàng xe máy vô chủ nào”. Trưởng Công an xã Yên Thành, ông Hoàng Văn Tuệ khẳng định: “Công an huyện làm giả văn bản, chứ từ trước đến nay xã không hề bắt gặp lô hàng nào như thế cả”.
Trước sự việc không thể che đậy, Ðại tá Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Công an huyện Quang Bình thừa nhận: Khoảng đầu tháng 8/2009, Công an huyện Quang Bình đón hai người khách là anh Thắng (trước công tác ở PC16, Công an Hà Giang) và một anh tên là Hùng, quê ở Thái Bình. Qua nói chuyện, Thắng và Hùng đã đặt vấn đề “có mấy cái xe cũ, không đăng ký được cho nên nhờ tôi giúp làm thủ tục”. Sau khi nghe chuyện, Ðại tá Dũng đã gọi Trung tá Hoàng Ðức Hùng, Ðội trưởng kinh tế, Công an huyện Quang Bình để hỏi. Trung tá Hoàng Ðức Hùng kể: Sau khi nghe anh Dũng hỏi, tôi trả lời có thể giúp được. Từ đó tôi đã lập hai biên bản phát hiện hàng vô chủ tại xã Tân Bắc, Yên Thành, rồi nhờ trưởng công an xã ký tên, đóng dấu. Tiếp đó, tôi cũng đã liên hệ với cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Quang Bình, ông quyền Trưởng Phòng tài chính và hai cán bộ của Phòng Tài chính để làm thủ tục thanh lý số xe nói trên theo đúng quy định.
Khi được hỏi, số xe nói trên là số xe nào, thực chất công an huyện có phát hiện, bắt giữ được số hàng đó không, thì Trung tá Hoàng Ðức Hùng lắc đầu: “Không có chiếc xe nào đâu. Anh Thắng, anh Hùng gửi tên xe, số khung, số máy của từng chiếc xe rồi chúng tôi ghi vào biên bản để làm cho người ta, chứ Công an Quang Bình không phát hiện, bắt giữ chiếc xe vô chủ nào cả. Khi liên hệ làm việc với các anh ở Phòng Tài chính, Viện Kiểm sát… tôi cũng đã nói rõ điều này”.
Bị tiền sai khiến?
Ðại tá Nguyễn Ngọc Dũng thừa nhận: “Thực tình tôi cũng không biết cái xe đó như thế nào. Khi người ta nhờ, mình cả nể rồi giúp người ta thôi. 50 chiếc xe, anh em chia ra làm hai đợt, một đợt 23 chiếc, một đợt 27 chiếc. UBND huyện lập hai hội đồng định giá, thanh lý nhưng các thành viên trong hội đồng này cũng không ngồi họp với nhau lần nào”.
Trả lời câu hỏi, số xe trên đã được định giá thế nào?- Trung tá Hoàng Ðức Hùng cho biết: “Anh Hùng ở Thái Bình lên gặp tôi hai lần, sau đó chỉ làm việc qua điện thoại. Cụ thể, anh Hùng – chủ hàng- là người định giá cho từng chiếc xe. Sau đó tôi chuyển giá xe lại cho Khánh ở Phòng Tài chính huyện để ghi vào biên bản chứ không có hội đồng nào định giá cả”.
Còn theo Ðại tá Nguyễn Ngọc Dũng thì, sau khi “giúp” làm hồ sơ chứng minh nguồn gốc cho 50 chiếc xe máy, các đối tượng dưới xuôi (Thắng, Hùng) cũng đã cảm ơn bằng cách “đưa cho tôi mấy chục triệu”. Riêng ông Lê Thành Công, quyền Trưởng Phòng Tài chính huyện Quang Bình thì sau khi chỉ đạo cấpdưới làm giúp, đồng thời cũng đã trực tiếp làm việc với Chủ tịch UBND huyện để xin quyết định cho phép thanh lý, ông Công tự nhận đã “được Trung tá Hoàng Ðức Hùng đưa tiền hai lần, mỗi lần 20 triệu đồng”.
Bí thư Huyện ủy Quang Bình Nguyễn Văn Tuệ cho biết: Sau khi có thông tin về việc này, Huyện ủy đã gọi số cán bộ có liên quan lên kiểm điểm và họ đã thừa nhận việc làm của mình. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, huyện vẫn chưa kỷ luật bất kỳ ai vì chưa có cơ quan điều tra, kiểm tra nào ra kết luận về sai phạm của họ. Tuy nhiên, ông Tuệ cũng thừa nhận: Việc kéo dài thời gian kết luận như thế này ảnh hưởng lớn đến uy tín tổ chức, chất lượng công tác, nhất là khi các đối tượng liên quan đều là những cán bộ đầu ngành công an, kiểm sát, tài chính… của huyện, tỉnh.
Ðề nghị các cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng vào cuộc, điều tra, kết luận và xử lý nghiêm minh.
Theo Nhân dân điện tử
Hải Phòng: 4 xe nhập lậu bị nghi ăn cắp từ Mỹ
Chiều 9-4, Cục Hải quan Hải Phòng thông tin về vụ phát hiện bốn xe ô tô hạng sang trị giá hơn 10 tỉ đồng nhập lậu từ Mỹ về Việt Nam.
Đó là xe BMW X6, BMW 750 Li, Mercedes S550 và Volkswagen Touareg. Theo đó, bốn xe sang này được đóng trong hai container loại 40 feet rời cảng Los Angeles, Mỹ và được chuyên chở bằng tàu biển Uni Chart cập cảng Hải Phòng ngày 26-2 chuyến 403S.
Hai vận đơn của lô hàng có số EGLV 415210015288 và EGLV 415210019615 do Cty TNHH HT làm đại lí hàng hóa, hãng tàu Evergreen làm đại lí hàng hải thể hiện lô hàng là nhôm cuộn, nhôm tấm và sàn nâng hạ. Doanh nghiệp tư nhân TAM (ở Hà Nội) đứng tên nhận hàng.
Nhưng ngay sau khi có thông báo hàng về cảng Hải Phòng, doanh nghiệp đã từ chối nhận hàng. Các giấy tờ liên quan lô xe ô tô hạng sang nhập lậu này đến giờ vẫn chưa khẳng định được người hay doanh nghiệp nào ở Mỹ gửi nên rất khó khăn cho công tác xác minh.
Trước đó, tháng 12 - 2008, Cục Hải quan Hải Phòng cũng phát hiện lô hàng gồm 7 xe ô tô hạng sang nhập lậu từ Mỹ về cảng Hải Phòng.
Bốn xe nhập lậu này bị nghi là xe ăn cắp bởi cùng thời gian trên, cảnh sát và hải quan Los Angeles, Mỹ phá một đường dây tuồn xe ô tô hạng sang có nguồn gốc ăn cắp về Hong Kong và Việt Nam...
Hãng tin AP trích lời một đại diện của Bộ An ninh nội địa Mỹ: "Có 4 xe bị đánh cắp đã về đến Việt Nam và các nhà chức trách Mỹ đang làm việc để đưa chúng quay về điểm xuất phát".
Theo VNN
Những mẫu xe độ kỳ quái Những người đam mê "độ" xe luôn có ý tưởng khác người. Một trong số đó là chiếc xe lớn nhất thế giới, sử dụng lốp máy bay. Xe đồ sộ nhất Nhà sản xuất Leonhardt Manufacturing đã có ý tưởng táo bạo khi "phóng đại" một mẫu xe phân khối lớn. Tất cả các bộ phận đều phình to một cách bất...