Xe khách và những nỗi ám ảnh
Liên tiếp những vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra có liên quan đến xe khách. Phần lớn trong số đó lại là những tay lái chuyên nghiệp, đã có kinh nghiệm. Sự chủ quan, thiếu đạo đức của lái xe đã và đang là nỗi kinh hoàng của nhiều hành khách trên những cung đường.
80% số vụ TNGTdo xe khách
Tai nạn xe khách đường dài ám ảnh nhiều người tham gia giao thông
Vụ việc đau lòng nhất xảy ra vào rạng sáng qua 8-8, một xe khách chở 50 người đi từ Bình Dương ra Bắc, đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã gặp tai nạn làm 5 người chết, 6 người bị thương. Đây chỉ là một trong số những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra có liên quan đến xe khách.
Số liệu thống kê của Tổng cục đường bộ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 23.065 vụ TNGT, làm chết 5.662 người, bị thương 25.662 người. Đặc biệt, trong tổng số các vụ tai nạn có 53 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 166 người chết, 185 người bị thương trong đó có 6 vụ tai nạn do xe khách. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành quy tắc giao thông đường bộ như: Đi sai phần đường; Tránh vượt sai quy định; Vi phạm tốc độ; Chuyển hướng không quan sát…
Còn thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (Bộ Công an) cho thấy, có tới 80% số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra mà chủ quản lý xe là tư nhân; 97% số vụ do vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định, thiếu chú ý quan sát.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam Phạm Quang Vinh nhận định, Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch của cả nước có lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông lớn. Dù tổng số vụ TNGT trên Quốc lộ 1A đã giảm dần từ năm 2007, song tại một số địa phương có tuyến đi qua, tai nạn giao thông vẫn chiếm tỷ lệ lớn và gia tăng ở các tỉnh như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Phú Yên… Ông Nguyễn Đình Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý phương tiện, Sở GTVT Hà Nội cho hay, kết quả phân tích các vụ tai nạn giao thông thời gian qua cho thấy, chiếm đến 90% các vụ tai nạn là do lái xe chuyên nghiệp, đã có thâm niên từ 3-4 năm trở lên gây ra. “Như vậy, luận điểm cho rằng, các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu do người mới vào nghề là không đúng thực tế”, ông Nghĩa cho biết.
Xuống cấp đạo đức lái xe
Video đang HOT
Theo Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền Luật Giao thông, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, nguyên nhân của các vụ TNGT nghiêm trọng đều do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông như không làm chủ tốc độ, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. “Việc đào tạo, giáo dục đạo đức đội ngũ lái xe vẫn đang là một vấn đề cần được quan tâm cấp bách”, Thượng tá Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, vấn đề quản lý vận tải, nhân sự của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn nhiều bất cập. Thượng tá Sơn cho rằng, nhiều doanh nghiệp, chủ xe đã quá dễ dãi trong việc tuyển dụng lái xe. Khi điều khiển xe với sức ép về mức khoán, quay vòng xe nhanh để thu lợi nhuận cao nên lái xe đã chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu, đua tốc độ tranh giành khách…
Còn ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gần đây, một điểm chung là tai nạn thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm. “Hiện, nhiều chủ xe không bố trí nhân lực phù hợp trong quá trình điều khiển phương tiện qua đêm và quá lâu trên hành trình. Khi xảy ra tai nạn, lái xe là người chịu hết trách nhiệm. Xe bị hỏng hóc đã có bảo hiểm nên chủ xe không lo lắng nhiều”, ông Thanh cho hay. Do vậy, trước mắt, những người tham gia giao thông phải biết tự bảo vệ mình, có trách nhiệm với bản thân, với cả cộng đồng. Biết lựa chọn xe, lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín, đồng thời cũng để tránh tình trạng xe dù, bến cóc.
Theo ANTD
Nỗi ám ảnh từ căn bệnh lạ ở Bắc Giang
Bệnh chỉ xuất hiện rải rác, nạn nhân có cùng triệu chứng. Đã có người phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Còn những người may mắn sống sót thì khẳng định, họ đã uống thuốc của thầy lang trong bản...
Nhân chứng sống
Nằm cách trung tâm xã ngót chục cây số, con đường dẫn vào bản Gà quanh co theo vách núi, lởm chởm những ổ voi, ổ gà. Phải mất hơn 30 phút đi từ đường cái, chúng tôi mới tìm vào đến bản. Nhà trưởng bản Nguyễn Văn Thuận nằm ngay đầu con dốc dẫn vào bản. Bên chén nước chè nghi ngút khói, anh Thuận mở đầu câu chuyện về căn bệnh lạ từ những con số.
Bấm đốt ngón tay, anh nhẩm tính: "Từ năm 1996 đến nay, cả bản đã có hơn chục trường hợp mắc bệnh, như gia đình chị Hoàng Thị Tằng có ba người mắc bệnh, rồi trường hợp của anh Nguyễn Văn Cường, anh Nguyễn Văn Chung...". Ngay chính anh Thuận cũng từng là nạn nhân của căn bệnh lạ này.
Anh Thuận nhớ lại, ấy là hồi năm 2002. Ban đầu, anh có cảm giác chân tay rã rời, ăn không thấy mùi vị. Tưởng chỉ bị mệt thông thường, anh vẫn cố gắng làm việc nhà. Nhưng càng ngày, bệnh càng rõ. Anh thấy khó thở, ho khan, quanh diềm lưỡi xuất hiện quầng thâm đen, cổ họng đau rát, nổi hạt khiến suốt một tháng trời anh phải húp cháo trừ bữa. Sau, nhờ uống thuốc từ lá và rễ cây của người cậu họ, anh mới khỏi và sau đó không tái bệnh nữa.
Như để chứng thực cho câu chuyện của mình, anh Thuận dẫn chúng tôi đến nhà vợ chồng anh Mà Văn Công và chị Hoàng Thị Tằng - gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh nhất bản, tính đến thời điểm này.
Chị Hoàng Thị Tằng vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại câu chuyện bị nhiễm độc.
Cho đến bây giờ, đã mười lăm năm trôi qua nhưng khi nhắc lại câu chuyện, chị Tằng vẫn không khỏi rùng mình. "Sợ lắm. Ngày ấy vợ chồng tôi tưởng chết rồi ấy chứ!". Đó là thời điểm năm 1996, khi chị vừa sinh cậu con trai đầu lòng tên Mà Minh Đức được sáu tháng thì bị nhiễm bệnh. Ban đầu chỉ mình anh Công bị ốm, nằm li bì ở nhà. Sau đó vài ngày, đến lượt chị bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, khó thở, ăn uống mất cảm giác. Cậu con trai cũng có những triệu chứng như sốt, quấy khóc suốt đêm và bỏ bú sữa mẹ.
Người dân tin là bị trúng độc
Chị Tằng kể: "Hồi đó, bị bệnh nhưng chẳng có thói quen đi khám ở bệnh viện, vì đường sá xa xôi, lại không có tiền. Vậy nên, cứ nghe ai bày có thuốc từ lá cây rừng vợ chồng tôi đều uống thử. Thế nhưng, uống mãi vẫn không khỏi. Sau có người bảo lấy hạt đỗ xanh sống nhai, nếu thấy thơm thì có nghĩa hai vợ chồng bị trúng độc. Quả nhiên, khi cho hạt đỗ xanh vào miệng, cả hai vợ chồng đều thấy ngon chứ không còn mùi tanh, có cảm giác mình có thể ăn đỗ xanh thay cơm cũng được".
Biết nhà chị Tằng bị bệnh, một người trong bản đã cho rễ cây rừng, bảo vợ chồng chị nhai sống sẽ "tẩy" hết độc đi. "Nhai khoảng một tiếng sau thì chồng tôi bắt đầu "miệng nôn, trôn tháo", đến nỗi không đứng vững, phải bò lê lết trên nền nhà. Thấy anh ấy rũ như tàu lá chuối, tôi tưởng anh chết rồi. May mà có ông cụ cho uống một thứ thuốc sền sệt, nghe nói là mật kỳ đà với lá cây rừng thì chồng tôi mới cầm được. Nguyên nhân là do anh ấy nhai rễ cây quá liều. Còn tôi được cụ chỉ cho nhai đủ liều lượng nên chỉ sau hai ngày đã mất hết các triệu chứng, có thể đi lại được", chị kể.
Nhưng trúng độc gì, chị Tằng không biết. Những người già trong bản cũng chẳng thể lý giải. Chỉ biết rằng: "Từ ngày tôi còn nhỏ tới giờ, trong bản cũng có nhiều người bị lắm, không nhớ hết đâu. Tất cả đều có cùng triệu chứng như thế. Cũng đã có người qua đời vì bệnh này rồi đấy", ông Nguyễn Văn Nhâm (80 tuổi) cho hay.
Khi tôi tỏ ý băn khoăn liệu đó có phải do nguồn nước bị ô nhiễm, ông Nhâm xua tay: "Thuở trước, dân bản chỉ quen dùng nước suối chứ đâu có nước bể, nước giếng như bây giờ. Nếu do nguồn nước thì cả bản phải bị nhiễm bệnh chứ, đằng này người ta bị bệnh rải rác mà". Anh Thuận cũng tiếp lời, khẳng định: "Nếu nói cách đây chục năm đổ về trước, do không có điều kiện đi khám chữa bệnh nên mọi người có thể lầm tưởng chuyện bị ốm, sốt là do nhiễm độc. Nhưng cách đây chừng 5 năm, anh Cường ở trong bản cũng bị như thế, xuống bệnh viện khám mà chẳng ra bệnh, về nhà uống thuốc của thầy lang là khỏi liền. Điều đó khiến dân bản hoang mang lắm. Cũng may, gần đây chưa xuất hiện thêm ca bệnh nào mới".
Trị độc
Người có công hóa giải căn bệnh lạ truyền từ đời này sang đời khác là cha con anh Nguyễn Văn Hưng (SN 1967). Anh Hưng kể, gia đình anh có truyền thống làm thuốc từ nhiều đời nay. Cha anh là ông Nguyễn Văn Nhiễu, từng là bí thư Đảng ủy xã Vân Sơn nức tiếng khắp vùng với tài bốc thuốc của mình. Trong đó, "nổi danh" nhất vẫn là bài thuốc giải độc. Trước khi mất, ông đã kịp truyền lại nghề cho con trai.
Anh Hưng bên bài thuốc hóa giải "chất độc".
Theo anh Hưng, "chất độc" mà người dân bản Gà mắc phải được truyền theo nguồn nước và nguồn thức ăn. Nhưng cụ thể chất độc ấy là gì thì chính anh cũng không xác định được, cũng chưa có ai về kiểm tra. "Hầu hết những bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị đều có những biểu hiện giống nhau: người mệt mỏi, cứng họng, họng đau rát, lưỡi thâm đen, kèm theo sốt và ho khan. Để biết người bệnh nhiễm độc lâu chưa, chỉ cần bắt mạch. Mạch chạy nhanh là mới bị và ngược lại. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng", anh Hưng cho hay.
Bài thuốc chữa độc bí truyền của gia đình anh Hưng là lá và rễ cây rừng. Để hái được những cây thuốc quý, anh phải lặn lội lên tận những khu rừng mạn Lạng Sơn, cách nhà hơn hai chục cây số đường rừng. Thuốc mang về nhà, phơi nắng rồi tán nhỏ. Người bị nhiễm độc sẽ sắc để nấu nước uống hoặc trộn vào ăn cùng với cháo. Thuốc sẽ có tác dụng chỉ trong vài giờ, chất độc sẽ được "tẩy" bằng hai con đường nôn và qua đường tiêu hóa. "Chẳng riêng gì người bản Gà đâu, ngay cả những ca trúng độc ở bản khác trong xã, ở xã ngoài cũng tìm đến nhờ chữa trị", anh Hưng cho hay.
Đến nay, anh Hưng không thể nhớ chính xác đã "tẩy độc" cho bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, mỗi dịp Tết đến, nhà anh lúc nào cũng đông khách. Họ là những bệnh nhân đã từng đến nhờ cha con anh chữa trị. "Có người bên Lạng Sơn, rồi Lục Ngạn cũng chẳng quản đường sá xa xôi, năm nào cũng sang chúc Tết gia đình", anh nói thêm.
"Chúng tôi vẫn mong cán bộ y tế về kiểm tra, xác minh cụ thể nguyên nhân của căn bệnh lạ này, để dân bản được yên tâm hơn", anh Nguyễn Văn Thuận, trưởng bản Gà mong muốn.
"Có thể, những ca bệnh với triệu chứng như thế là thật, nhưng nói rằng bị trúng độc thì không phải đâu. Việc lưỡi họ bị thâm đen có thể là do họ ăn uống thứ rau, quả gì đó nên mới như vậy. Chúng tôi cũng chưa thấy ai báo cáo lên trường hợp nào bị trúng độc cả. Nhưng nếu chúng tôi biết đích xác trường hợp nào nghi bị nhiễm độc thì sẽ phải vận động bà con đi khám sức khoẻ chứ không thể chủ quan mà chữa bệnh bằng lá cây rừng, rất có thể sẽ nguy hại tới sức khoẻ", Ông Nguyễn Trường Sinh (Chủ tịch UBND xã Vân Sơn) cho biết.
Theo Bee
Nghề lặn thuê và nỗi ám ảnh truyền kiếp Trong căn nhà tuềnh toàng ở huyện Kỳ Xuân, Hà Tĩnh, người cha 83 tuổi, bà mẹ cũng ở tuổi bát thập đang chăm sóc cậu con trai tàn phế có khuôn mặt đẹp và hiền hậu. Chàng thanh niên bị tật nguyền trong một lần đi biển với nghề lặn thuê, và còn biết bao thế hệ khác ở huyện Kỳ Xuân...