Xe khách tông trực diện xe tải, tài xế xe tải tử vong
Xe giường nằm nghi lấn làn vượt lên đâm trực diện xe tải chạy chiều ngược lại trên quốc lộ 14, đoạn thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước khiến 2 tài xế thương vong.
Hiện trường vụ xe giường nằm và xe khách đấu đầu trên quốc lộ 14 khiến 2 người thương vong – Ảnh: CTV
Chiều 30-4, một vụ tai nạn giao thông giữa xe khách giường nằm và xe tải xảy ra trên quốc lộ 14, đoạn thuộc xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, Bình Phước khiến ít nhất 2 người thương vong.
Thông tin ban đầu, khoảng 16h30, xe giường nằm do Lê Đức Hoàng (36 tuổi, ngụ Đắk Lắk) lái chạy trên quốc lộ 14, hướng từ Đắk Nông đi TP Đồng Xoài nghi lấn làn vượt một xe khác chạy cùng chiều phía trước tại thôn 4, xã Minh Hưng.
Video đang HOT
Cùng lúc này, anh Trần Vũ Phong (41 tuổi, ngụ Bình Phước) lái xe tải chạy chiều ngược lại không kịp tránh nên bị xe khách tông thẳng vào đầu xe.
Sau cú đâm mạnh, phần đầu 2 chiếc xe bị móp sâu, dính vào nhau. 2 tài xế dính chặt trên ghế lái và bị thương nặng. Ngoài ra, một số hành khách trên xe giường nằm cũng bị va đập, một phen hốt hoảng.
2 tài xế được mọi người nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng anh Phong tử vong sau đó.
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Bù Đăng đã đến hiện trường phân luồng, điều tiết giao thông, đồng thời tổ chức khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Lắp camera trên xe kinh doanh để làm gì?
Chưa đưa ra quy chuẩn, dữ liệu thu được chưa biết truyền về đâu..., nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các Sở GTVT tỉnh, thành phố triển khai lắp đặt camera ghi hình trên xe khách, xe tải, hoàn thành trước 1/7.
Do lo ngại chi phí tốn kém nhưng sau đó lại để "tê liệt" như thiết bị giám sát hành trình (GPS), các hiệp hội vận tải đã có ý kiến về việc này.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu xe kinh doanh vận tải phải lắp camera trước 1/7 Ảnh: Anh Trọng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, đơn vị vừa gửi văn bản đôn đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố với nội dung, từ ngày 1/7 tới, tất cả xe chở khách trên 9 chỗ và xe tải đầu kéo phải thực hiện xong việc lắp đặt camera ghi hình khi hoạt động. "Việc này là để thực hiện giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp vận tải được quy định tại Nghị định 10 năm 2020 của Chính phủ", đại diện Tổng cục ĐBVN nói.
Trước kiến nghị của các hiệp hội vận tải, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, do đã được nghị định của Chính phủ quy định nên việc lắp camera trên xe khách không thể không thực hiện. Vấn đề ở đây là thực hiện thế nào cho hợp lý, phù hợp với từng thời điểm thì Bộ GTVT đang đưa ra các giải pháp. Đề cập cụ thể một số vấn đề được các hiệp hội vận tải nêu ra trong kiến nghị, ông Thọ cho biết, ông vừa yêu cầu Tổng cục ĐBVN nghiên cứu, tiếp nhận các ý kiến, sau đó có trả lời cụ thể cho từng hiệp hội, báo cáo kết quả về Bộ GTVT trước ngày 25/4.
Để thực hiện việc này, Tổng cục ĐBVN yêu cầu, mỗi xe khách phải lắp camera theo dõi ghi hình được các khu vực, như vị trí làm việc của lái xe, vị trí khách lên xuống, khoang hành khách. Trong quá trình hoạt động, camera phải truyền được dữ liệu hình ảnh về trung tâm với tần suất 3-5 phút/lần. Đơn vị vận tải phải lưu trữ hình ảnh camera tối thiểu 24 giờ khi xe chạy cự ly đến 500 km, tối thiểu 72 giờ với xe chạy trên 500 km. Tại cơ quan chức năng, dữ liệu hình ảnh sẽ được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép nhằm kiểm soát hoạt động của lái xe, ngăn ngừa, xử lý xe chở quá tải, nhồi nhét khách, chạy sai hành trình, luồng tuyến...
Để thiết bị tích hợp được các công nghệ viễn thông mới, Tổng cục ĐBVN khuyến cáo các đơn vị lựa chọn camera chạy trên nền tảng bắt được sóng điện thoại 4G, 5G. Theo đại diện Tổng cục ĐBVN, dự kiến có khoảng 200.000 xe khách, container, xe đầu kéo trên cả nước phải lắp camera trước 1/7 để thực hiện quy định của Chính phủ.
Nêu ý kiến về việc này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) Nguyễn Văn Quyền cho rằng, do các thủ tục pháp lý, hạ tầng để thực hiện lắp camera chưa được xây dựng, ban hành đầy đủ, cùng với đó, sau hơn 2 năm lắp đặt thiết bị GPS, hiện có gần 50% thiết bị trên xe khách không hoạt động... "Đây là cơ sở để cơ quan chức năng đánh giá, nên xem lại việc yêu cầu lắp đặt thiết bị công nghệ tiếp trên các xe kinh doanh vận tải", ông Quyền đề nghị.
Về chi phí, ông Quyền cho biết, với 200.000 xe phải lắp đặt, tính trung bình khoảng 10 triệu đồng/xe; mỗi doanh nghiệp (DN) vận tải phải bỏ ra từ 1 đến 2 tỷ đồng, toàn quốc khoảng 8.000 đến 9.000 tỷ đồng là quá sức chịu đựng của các DN. Đây là số kinh phí rất lớn với DN trong bối cảnh đang phải chống chọi với hậu quả do COVID-19 gây ra.
Đề nghị lùi thời hạn lắp camera
Trước nhiều băn khoăn của DN vận tải, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, VATA đã tổ chức một số cuộc họp, sau đó có kiến nghị gửi Bộ GTVT và các cơ quan có liên quan. Trong kiến nghị này, VATA đã đưa ra 5 nội dung chưa phù hợp để triển khai lắp thiết bị camera trên xe kinh doanh vận tải. Trong các nội dung này có việc, Nghị định 10 và các thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT chưa thống nhất về vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe khách; chưa có quy chuẩn lắp đặt camera trên xe khách; dữ liệu camera xe khách, nhà xe thu được chưa biết truyền về đâu (chưa rõ địa chỉ, máy chủ để truyền); việc ghi và lưu trữ hình ảnh bằng camera trên xe chỉ phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy cần làm rõ mục đích của việc lắp đặt này là gì.
Ông Nguyễn Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội (HTA) cho biết, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT về nội dung trên, HTA đề nghị: sửa đổi, lùi thời gian triển khai một số quy định chưa thiết thực, hiệu quả đối với công tác quản lý vận tải. Trong các nội dung này có việc lắp đặt camera trên xe khách, xe tải. "Trong lúc chưa ban hành quy chuẩn thiết bị và chưa có trung tâm kết nối thì việc tạm dừng hoặc lùi thời gian lắp đặt camera để không gây tốn kém trong hoạt động vận tải là việc cần phải làm... Trong thời gian này, cơ quan có liên quan nên hoàn thiện các thủ tục và trả lời các câu hỏi: lắp đặt camera trên xe khách để làm gì? Có tác dụng ra sao? Cơ chế xử lý vi phạm, chịu trách nhiệm quản lý thế nào...", ông Bùi Sinh Quyền đề nghị.
Ô tô khách đấu đầu xe tải ở Mộc Châu - Sơn La, nhiều người bị thương Vụ tai nạn xảy ra giữa xe khách và xe tải trên QL6, đoạn qua huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La khiến nhiều hành khách bị thương. Hiện trường vụ tai nạn. Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 2h00 ngày 03/4 tại Km208 500 QL6 thuộc địa phận bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu,...