Xe khách thả 150kg nội tạng động vật hôi thối xuống đường
Chiếc xe khách Bắc – Nam bất ngờ dừng trên quốc lộ 1A, thả xuống 3 thùng nội tạng động vật thối rồi bỏ đi. Khi cơ quan chức năng xuất hiện, chủ nhân của lô hàng không lộ diện.
Sự việc được phát hiện vào khoảng 7h15 ngày 2/4, Đội Quản lý thị trường số 6 (Sở Công thương) phát hiện 3 thùng xốp trước quán cơm bình dân Út Một (do bà Nguyễn Thị Phận làm chủ) trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn gần bgã ba Dốc Sỏi (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn).
Kiểm tra lô hàng vô chủ tại hiện trường
Chứng kiện vụ việc, bà Nguyễn Thị Phận, kể lại: “Tôi thấy xe khách dừng lại trước quán, sau đó thấy phụ xe bê 3 thùng xốp dán kín bằng keo trong bỏ xuống đường. Xe chạy đi rồi nhưng không thấy ai nhận hàng. Tò mò với 3 thùng hàng “vô chủ”, tôi tới xem như thế nào thì có mùi hôi thối nồng nặc bốc ra. Nghi là hàng phi pháp tôi liên hệ ngay với cơ quan chức năng đến kiểm tra”.
Qua kiểm tra lô hàng, Đội Quản lý thị trường số 6 xác nhận trong 3 thùng xốp có chứa nội tạng heo, có mùi hôi thối rất khó chịu, trọng lượng ước khoảng 150kg.
Điều đáng lưu ý, trong quá trình kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường, không thấy chủ lô hàng xuất hiện. Trên thùng xốp có ghi thông tin tên “Hồng”, số điện thoại “0983321130″. Khi cơ quan chức năng liên hệ vào số điện thoại này thì người cầm máy không nghe mà tắt máy.
Video đang HOT
Trên thị trường hiện nay có loại bột săm pết dùng để ngâm các loại thịt, nội tạng thối, biến thực phẩm ôi thối thành thực phẩm tươi chỉ sau 2 phút. Từ đây thực phẩm bẩn sẽ được đưa vào các nhà hàng, chế biến thành món ăn cho thực khách.
Ông Bùi Tấn Chinh – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6 – cho biết: “Phát hiện hàng hóa này trên xe khách rất khó, điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông. Nếu không phát hiện kịp thời, người dân sẽ bị các loại thịt và nội tạng thối đe dọa đến tính mạng”.
Sau khi lập biên bản, Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy 150kg nội tạng thối trên và tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dantri
Nỗi đau chưa dứt sau vụ tai nạn thảm khốc ở Khánh Hòa
Trong vụ tai nạn thảm khốc khiến 12 người thiệt mạng ở Khánh Hòa, có tới 8 gia đình ở Quảng Ngãi mất người thân. Cả 8 nạn nhân đều là trụ cột của những gia đình cùng khổ.
Trở lại thăm từng gia đình ở Quảng Ngãi có nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn, PV Dân trí thấm thía, sau nỗi đau mất người thân, những tai họa khác liên quan đến cơm áo gạo tiền tiếp tục ập xuống, đeo đẳng các gia đình. Trước khi gặp kiếp nạn này, gia đình họ vốn đã phải gồng minh mưu sinh để đủ cái ăn cái mặc...
Như trường hợp hai chị em ruột bán báo dạo ở xã Tịnh Thiện, huyện Sơn Tịnh mà Dân trí đã đưa tin, cả hai tuy là nữ nhưng đều là trụ cột kinh tế của gia đình. Hai chị Đặng Thị Thơm và Đặng Thị Kim Hoa chật vật vào TPHCM kiếm sống, hai người chồng ở quê làm thợ hồ. Hầu hết mọi chi phí trong gia đình đều do chị Thơm và chị Hoa gửi tiền về cho chồng.
Đại diện báo Dân trí trao phần quà hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân ở Quảng Ngãi
Chia sẻ với phóng viên, chồng chị Hoa - anh Võ Ngọc Ảnh - buồn rầu ứa lệ: "Bây giờ không ai dám cho tôi đi làm thợ hồ cùng vì họ ngại nhà tôi đang có tang. Chắc phải hết 1 năm thì mới đi làm lại được".
Vợ mất, 3 đứa con đều đang đi học (con gái lớn học cao đẳng, con gái thứ hai học cấp 3 và con trai út học cấp 2), anh Ảnh bế tắc không biết làm gì để có tiền lo cho các con.
"Nhà tôi còn có sào lúa thì làm sao đủ nuôi con ăn học, chắc tôi phải tìm ai có nhu cầu xây mồ mả làm kiếm cơm, chứ ở đây hết đường rồi", anh Ảnh nói.
Chị Nguyễn Thị Minh Hiền, vợ nạn nhân Nguyễn Văn Phan (ngụ xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) nghĩ về 2 đứa con (con trai học lớp 8, con gái 4 tuổi) mà thẫn thờ: "Cuộc sống sau này không có anh sẽ thế nào?". Chị Minh Hiền tâm sự: "Lúc đầu hai vợ chồng tôi làm công nhân ở nhà máy gạch gần nhà, mức lương "ba cọc ba đồng" không đủ lo cho cuộc sống. Rồi chúng tôi khăn gói vào TPHCM mưu sinh. Khi sinh bé gái thứ 2, tôi phải về lại quê làm công nhân, còn chồng ở thành phố làm nghề đá hoa cương. Cuộc sống đang dần ổn định thì anh ra đi vĩnh viễn, bây giờ tôi biết làm gì để lo cho con ăn học...".
Đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi trao phần tiền hỗ trợ
Ngược về phía nam cuối tỉnh Quảng Ngãi, người vợ trẻ Trần Thị Vy Na, vợ nạn nhân Võ Ngọc Phương (ngụ xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ) bế trên tay đứa con thơ 1 tuổi, thẫn thờ bên bàn thờ chồng, tâm sự: "Gia đình tôi phụ thuộc vào công việc của người chồng. Bố chồng đã lớn tuổi, tôi thì lo nuôi con nhỏ, cuộc sống giờ bế tắc...".
Cả 8 gia đình các nạn nhân ở Quảng Ngãi đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, đa phần là lao động phổ thông, nghề nghiệp không ổn định, con cái đang tuổi ăn học.
Với tinh thần chia sẻ nỗi đau, trong ngày 26/3, báo điện tử Dân trí cùng Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức trao phần hỗ trợ cho gia đình nạn nhân tử vong, mỗi suất trị giá 300.000 đồng. Đây là nguồn hỗ trợ của bạn đọc Báo điện tử Dân trí dành cho 12 người tử nạn, trong đó có 8 người ở Quảng Ngãi.
Theo Dantri
Thương lái thuê côn đồ đe dọa, ép giá nông dân Chưa kịp vui mừng khi đến lúc thu hoạch dưa hấu, chủ dưa đã bị một số thương lái thuê côn đồ ép bán giá rẻ, đồng thời uy hiếp và "làm luật" với thương lái khác đến mua dưa hấu tại bãi bồi giữa lòng sông Trà Khúc. Nông dân "đắng lòng" Vào những ngày giữa tháng 3, dòng sông Trà khô...